Parma alboscapularis

loài cá

Parma alboscapularis là một loài cá biển thuộc chi Parma trong họ Cá thia. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1975.

Parma alboscapularis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Ovalentaria
Họ (familia)Pomacentridae
Chi (genus)Parma
Loài (species)P. alboscapularis
Danh pháp hai phần
Parma alboscapularis
Allen & Hoese, 1975

Từ nguyên

sửa

Từ định danh được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: albus ("trắng") và oura ("ở bả vai"), hàm ý đề cập đến đốm trắng trên nắp mang của loài cá này.[1]

Phạm vi phân bố và môi trường sống

sửa

P. alboscapularis được ghi nhận tại vùng biển ngoài khơi đảo Lord Howe (Úc), phía bắc New Zealandquần đảo Kermadec. Chúng sống tập trung gần những rạn đá ngầm ở độ sâu khoảng từ 5 đến 40 m.[2]

Mô tả

sửa

Chiều dài tối đa được ghi nhận ở P. alboscapularis là 22 cm.[2] Cơ thể có duy nhất một màu nâu sẫm với một đốm trắng ở hai bên nắp mang.[3] Đốm trắng này có thể ẩn hiện tùy theo tâm trạng của P. alboscapularis. Đốm này thường sáng màu hơn khi chúng xua đuổi những kẻ xâm phạm lãnh thổ, đặc biệt là ở những con đực đang bảo vệ trứng.[1]

Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 18–20; Số gai ở vây hậu môn: 2; Số tia vây ở vây hậu môn: 14–16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5.[2]

Sinh thái học

sửa

Thức ăn chủ yếu của P. alboscapularistảo. Cá đực có tập tính bảo vệ và chăm sóc trứng; trứng bám vào nền tổ.[2]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Scharpf, Christopher; Lazara, Kenneth J. (2021). “Series Ovalentaria (Incertae sedis): Family Pomacentridae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c d Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Parma alboscapularis trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  3. ^ Parma alboscapularis Pomacentridae”. Reef Life Survey. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.

Xem thêm

sửa
  • Allen, G. R.; Hoese, D. F. (1975). “A review of the pomacentrid fish genus Parma, with descriptions of two new species”. Records of the Western Australian Museum. 3 (4): 261–293.