Phạm Bằng (nhà cách mạng)
Phạm Bằng (1911–1947), thường gọi là Giáo Bằng, là một nhà cách mạng Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I.
Phạm Bằng | |
---|---|
Chức vụ | |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Tiên Phước | |
Nhiệm kỳ | 20 tháng 8, 1945 – ? |
Vị trí | Việt Nam |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 1911 Tiên Cảnh, Tiên Phước, Quảng Nam |
Mất | 23 tháng 10, 1947 Tiên Phước, Quảng Nam |
Dân tộc | Việt |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Đông Dương |
Vợ | Huỳnh Thị Châu |
Cha | Phạm Đán |
Mẹ | Nguyễn Thị Quyền |
Alma mater | Trường Pháp - Việt Tam Kỳ |
Cuộc đời
sửaPhạm Bằng sinh năm 1911[a] trong một gia đình nông dân ở làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang Thượng, huyện Tiên Phước (tách ra từ phủ Tam Kỳ vào năm 1916[2]), nay là thôn 2, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.[3] Thuở nhỏ, do trong làng không có trường học, ông phải lên phủ Tam Kỳ để học tập. Sau khi tốt nghiệp bậc Tiểu học trường Pháp - Việt[b], ông về quê dạy học ở trường Sơ cấp trên tổng.[5]
Cuối năm 1939, Tỉnh ủy viên Khưu Thúc Cự của Tỉnh ủy Quảng Nam đến Tiên Phước để bắt liên lạc với Phạm Bằng. Chưa được bao lâu, Khưu Thúc Cự bị bắt, ông bị mất liên lạc với tổ chức Đảng.[3] Đến đầu năm 1941, theo chỉ thị của Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên Nguyễn Sắc Kim đến Tiên Phước để xây dựng chiến khu, đồng thời bắt nối lại với ông.[5]
Tháng 3 năm 1941, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Sắc Kim, Chi bộ làng Thạnh Bình (chi bộ đầu tiên của huyện) được thành lập gồm Phạm Bằng, Đào Trợ, Lê Quyên, Huỳnh Hóa, do Phạm Bằng làm Bí thư.[6][7] Trong khoảng thời gian 1941–1943, ông tích cực tham gia các phong trào đấu tranh, phát triển cơ sở Đảng.[5][8] Tháng 5 năm 1943, do có kẻ khai báo, thực dân Pháp biết được căn nhà của ông là nơi liên lạc của tổ chức. Cuối tháng 5, ông bị bắt cùng với các đồng chí Phan Thị Nể, Nguyễn Hàng và bị kết án 1 năm tù, giam giữ tại Hội An.[3][5]
Năm 1944, ông ra tù, tham gia công tác chuẩn bị khởi nghĩa. Ngày 18 tháng 8 năm 1945, ông cùng Phạm Toàn chỉ huy đội thanh niên vũ trang giành chính quyền ở tổng Tiên Giang Thượng và huyện lỵ Tiên Phước. Ngày 20 tháng 8, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Tiên Phước được thành lập do Phạm Bằng làm Chủ tịch.[5]
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên.[9][10] Tuy nhiên, do vết thương cũ từ thời bị giam giữ tái phát, ông buộc phải bỏ dở công tác để về quê dưỡng bệnh. Ngày 23 tháng 10 năm 1947[c], ông mất ở quê nhà.[5]
Gia đình
sửaVợ ông là bà Huỳnh Thị Châu, là cháu họ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng. Bà Châu cũng tham gia hoạt động cách mạng và bị bắt giam ở Hội An, mất năm 1944.[3]
Vinh danh
sửaTên của ông được đặt cho một con đường ở quận Hòa Vang (Đà Nẵng).[5]
Ghi chú
sửa- ^ Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, Phạm Bằng sinh ngày 19 tháng 6 năm 1910.[1]
- ^ Gọi là trường Kiêm bị, trước năm 1941 học sinh phải ra Hội An thi lấy bằng.[4]
- ^ Theo thông tin từ Văn phòng Quốc hội, Phạm Bằng từ trần vào tháng 9 năm 1948.[1] Nguồn khác lại cho là ông từ trần ngay trong năm 1946.[11]
Chú thích
sửa- ^ a b “Đại biểu Quốc hội khóa I: Phạm Bằng”. Văn phòng Quốc hội. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2024.
- ^ Lương Quế (20 tháng 1 năm 2023). “Phủ Tam Kỳ qua địa bạ và di cảo”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
- ^ a b c d Đoàn Văn Lương (2012). “Phạm Bằng nhà chí sỹ yêu nước trên quê hương Tiên Phước”. donghuongtienphuoc.com. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
- ^ Lương Quế (3 tháng 9 năm 2016). “Việc học ở phủ Tam Kỳ xưa”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
- ^ a b c d e f g “Dự thảo đề án đặt, đổi tên đường và công trình công cộng Thành phố Đà Nẵng năm 2015”. Báo Đà Nẵng. 22 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
- ^ Nguyễn Hưng (14 tháng 6 năm 2022). “Lãnh đạo huyện Tiên Phước viếng hương nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện và Khu căn cứ Huyện ủy”. Cổng thông tin điện tử huyện Tiên Phước. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
- ^ D.Lệ (9 tháng 6 năm 2016). “Khánh thành Khu di tích Chi bộ Thạnh Bình”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Tiên Lãnh (15/7/1947 – 15/7/2022)”. Cổng thông tin điện tử xã Tiên Lãnh. 7 tháng 7 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
- ^ Lê Năng Đông (1 tháng 9 năm 2016). “Người Quảng góp sức trong buổi đầu dựng nước”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
- ^ Hàn Giang (2 tháng 1 năm 2016). “Ngọn lửa hồng sáng mãi”. Báo Quảng Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
- ^ Bùi Văn Tiếng (28 tháng 8 năm 2015). “Những kiến nghị từ cuộc tọa đàm”. Báo Đà Nẵng. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.