Họ Dơi quạ

(Đổi hướng từ Pteropodidae)

Họ Dơi quạ (Pteropodidae) là một họ động vật có vú thuộc Bộ Dơi (Chiroptera). Chúng còn được gọi là dơi quả hay dơi quả Cựu Thế giới.[2] Đặc biệt là các loài trong chi AcerodonPteropus còn được gọi là cáo bay. Chúng là thành viên duy nhất của siêu họ Pteropodoidea, một trong hai siêu họ của phân bộ Yinpterochiroptera. Sự phân chia nội bộ của Pterepadidae đã thay đổi kể từ khi các phân họ được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1917. Từ ba phân họ trong phân loại năm 1917, sáu hiện được công nhận, cùng với các tông khác nhau. Tính đến năm 2018, 197 loài đã được mô tả. Việt Nam có 11 loài, như dơi chó Ấn (Cynopterus sphinx) và dơi ngựa Thái Lan (Pteropus lylei).

Họ Dơi quạ
Thời điểm hóa thạch: Giữa thế Oligocen - Gần đây
Một đàn dơi quạ lùn (Pteropus scapulatus)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Chiroptera
Liên họ (superfamilia)Pteropodoidea
Họ (familia)Pteropodidae
Gray, 1821
Khu vực phân bố của Họ Dơi quạ
Khu vực phân bố của Họ Dơi quạ
Các phân họ
Danh pháp đồng nghĩa

Pteropidae (Gray, 1821)[1]

Pteropodina C. L. Bonaparte, 1837[1]

Họ này gồm những loài dơi lớn nhất thế giới, với cá thể của một số loài nặng tới 1,45 kg và có sải cánh dài tới 1,7 m. Không phải tất cả các loài đều có thân hình to lớn; gần một phần ba của tất cả các loài nặng dưới 50 g. Chúng có thể được phân biệt với những loài dơi khác nhờ khuôn mặt giống chó của chúng, móng có hai vuốt và màng dù đuôi giảm. Chỉ các thành viên của chi, Notopteris, là có đuôi. Dơi quạ có một số điều chỉnh thích nghi cho việc bay, bao gồm sự tiêu thụ oxy nhanh, khả năng duy trì nhịp tim hơn 700 nhịp mỗi phút, và thể tích phổi lớn.

Một phần tư của tất cả các loài được đánh giá là bị đe dọa, chủ yếu là do môi trường sống bị hủy hoại và việc săn bắt quá mức. Dơi quạ là một nguồn thức ăn phổ biến ở một số khu vực, dẫn đến sự suy giảm về số lượng cá thể, và thậm chí cả tuyệt chủng. Chúng cũng được quan tâm đến bởi những người có liên quan đến sức khỏe cộng đồng, do chúng là ổ chứa tự nhiên của một số loài virus có thể ảnh hưởng đến con người.

Tiến hóa và phân bố

sửa

Sự hiểu biết về sự tiến hóa của dơi quạ đã được xác định chủ yếu bằng dữ liệu di truyền, vì ghi chép hóa thạch cho họ này là phân mảnh nhất trong tất cả các loài dơi. Có khả năng là chúng tiến hóa ở Úc, với tổ tiên chung của tất cả các loài còn sinh tồn sinh sống khoảng 31 triệu năm trước. Nhiều dòng dõi của chúng có lẽ có nguồn gốc từ Melanesia, sau đó phân tán theo thời gian đến châu Á, Địa Trung Hảichâu Phi. Ngày nay, chúng được tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Á-Âu, Châu PhiChâu Đại Dương.

Tập tính và chế độ ăn uống

sửa

Đa số các loài dơi quạ hoạt động về đêm hoặc lúc bình mình và hoàng hôn, mặc dù một số loài hoạt động vào ban ngày. Trong thời gian không hoạt động, chúng đậu trên cây hoặc trong hang động. Thành viên của một số loài đậu một mình, trong khi những loài khác tạo thành một tập thể gồm lên đến một triệu cá thể. Trong thời gian hoạt động, chúng bay đến các nguồn thức ăn. Với một vài loài ngoại lệ, chúng không thể định vị bằng tiếng vang, thay vào đó dựa vào các giác quan nhạy bén của thị giáckhứu giác để điều hướng và định vị thức ăn. Đa số các loài chủ yếu ăn trái cây, và một số loài ăn mật hoa. Các nguồn thức ăn ít phổ biến khác bao gồm , phấn hoa, cành cây và vỏ cây.

Sinh sản

sửa

Chúng đạt đến độ tuổi sinh sản chậm, và có sản lượng sinh sản thấp. Đa số các loài chỉ sinh một con non sau khi mang thai từ bốn đến sáu tháng. Sản lượng sinh sản thấp này có nghĩa là sau khi mất đi một lượng dân số, số lượng của chúng tăng lại rất chậm.

Phân loài

sửa
 
Dơi quạ Livingstone (Pteropus livingstonii)
 
Dơi quạ đeo kính (Pteropus conspicillatus)
Bộ dơi Chiroptera
Phân bộ Dơi lớn Megachiroptera
Họ Dơi quạ Pteropodidae

Họ Dơi quạ gồm 2 phân họ tuyệt chủng và 7 phân họ tồn tại

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b McKenna, M. C.; Bell, S. K. (1997). Classification of mammals: above the species level. Columbia University Press. tr. 296. ISBN 9780231528535.
  2. ^ Mickleburgh, Hutson and Racey. “Old World Fruit Bats:Introduction”. International Union for Conservation of Nature. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.

Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “LuzynskiEtAl” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Smith” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.