Rắn ráo trâu hay rắn long thừa, rắn hổ hèo, rắn hổ dện (vện), rắn hổ trâu (danh pháp hai phần: Ptyas mucosa) là một loài rắn thuộc họ Rắn nước. Tổng chiều dài điển hình của cá thể trưởng thành khoảng 1,5 đến 1,95 m (4 ft 11 in đến 6 ft 5 in) dù mẫu vật có chiều dài vượt 2 m (6 ft 7 in) không phổ biến lắm. Chiều dài kỷ lục của loài này đã được ghi nhận là 3,7 m (12 ft 2 in), chỉ xếp thứ nhì sau một loài cùng chi Ptyas carinata trong số các loài rắn nước được biết đến.[3][4] Dù có kích thước lớn, rắn ráo trâu thường có thân khá mảnh với mẫu vật dài 2 m (6 ft 7 in) thường có đường kính chỉ 4 đến 6 cm (1,6 đến 2,4 in).[5] Cân nặng trung bình của cá thể bắt được ở Java khoảng 877 đến 940 g (1,933 đến 2,072 lb), dù cá thể đực lớn hơn dài trên 2,3 m (7 ft 7 in) (cá thể lớn hơn trung bình một chút trong số hai giới trong loài) có thể dễ dàng vượt quá 2,5 kg (5,5 lb).[3][6] Màu sắc của chúng thay đổi từ nâu nhạt ở các vùng khô hạn đến gần đen ở các vùng rừng ẩm. Rắn ráo trâu là sinh vật ban ngày, vừa sinh sống trên cây lẫn dưới đất, không độc và di chuyển nhanh. Chúng ăn nhiều loại con mồi và thường được tìm thấy ở các khu vực đô thị nơi loài gặm nhấm phát triển mạnh.

Rắn ráo trâu
Rắn ráo trâu
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
Bộ: Squamata
Phân bộ: Serpentes
Họ: Colubridae
Chi: Ptyas
Loài:
P. mucosa
Danh pháp hai phần
Ptyas mucosa
(Linnaeus, 1758)[1]
Các đồng nghĩa[1][2]

Đặc điểm sửa

Loài rắn này có thể dài tới 2 m. Màu của nó biến thiên từ nâu nhạt ở những vùng khô tới gần như đen ở những khu rừng ẩm ướt. Nói chung nó hay được tìm thấy ở khu vực ven đô thị, nơi số lượng các loài gặm nhấm khá phong phú. Nó hoạt động về ban ngày, không độc và di chuyển nhanh.

Phân bố sửa

Loài này phân bố ở Afghanistan, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc (Chiết Giang, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây, Vân Nam, Tây Tạng, Hồng Kông), Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia (Sumatra, Java), Iran, Lào, Tây Malaysia, Nepal, Myanma, Pakistan (khu vực Sindh), Đài Loan, Thái Lan, Turkmenistan, Việt Nam.

Thiên địch sửa

Rắn ráo trâu trưởng thành không có thiên địch tự nhiên nào ngoài loài rắn hổ mang chúa có phạm vi phân bố chồng lấn với chúng. Rắn ráo trâu non bị săn bắt bởi chim săn mồi, các loài bò sát lớn hơn và động vật có vú cỡ trung bình. Chúng cảnh giác, phản ứng nhanh và di chuyển nhanh.[7]

Loài này và các loài trong chi bị con người săn lùng ráo riết ở một số khu vực thuộc phạm vi của chúng để lấy da và thịt. Có các quy định về săn bắt và buôn bán tồn tại ở Trung QuốcIndonesia, nhưng những quy định này thường bị làm ngơ.[8]

Danh pháp đồng nghĩa sửa

 
 
  • Coluber blumenbachii - Merrem, 1820
  • Coluber dhumna - Cantor, 1839
  • Coluber mucosus — Lazell, 1998
  • Coryphodon blumenbachii - Duméril & Bibron, 1854
  • Leptophis trifrenatus - Hallowell, 1861
  • Natrix mucosa — Laurenti, 1768
  • Ptyas blumenbachii — Fitzinger, 1843
  • Ptyas mucosa — David & Das, 2004
  • Ptyas mucosusSharma, 2004
  • Ptyas mucosus — Cox et al., 1998
  • Ptyas mucosus — Günther, 1864
  • Ptyas mucosus — Manthey & Grossmann, 1997
  • Ptyas mucosus — Pinou & Dowling, 2000
  • Ptyas mucosus — Smith, 1943
  • Ptyas mucosus — Stejneger, 1907
  • Ptyas mucosus maximus Deraniyagala, 1955
  • Zamenis mucosus - Boulenger, 1890
  • Zamenis mucosus — Boulenger, 1893
  • Zaocys mucosus — Wall, 1921

Xem thêm sửa

  • Günther A. 1898 Notes on Indian snakes in captivity. Ann. Mag. Nat. Hist. (7) 1: 30
  • Lazell J. D. 1998 Morphology and the status thuộc chi snake "Ptyas". Herpetological Review 29 (3): 134
  • Nixon A. M. A. & Bhupathy S., 2001 Notes on the occurrence of Dhaman (Ptyas mucosus) in the higher altitudes of Nilgiris, Tây Ghats. Cobra, (44):30-31

Hình ảnh sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b The Reptile Database:Ptyas mucosa www.reptile-database.org.
  2. ^ Boulenger, G.A. 1893. Catalogue of the Snakes in the British Museum (Natural History). Volume I., Containing the Families{{ {{... Colubridæ Aglyphæ, part. Trustees of the British Museum (Natural History). (Taylor and Francis, Printers). London. xiii + 448 pp. + Plates I.- XXVIII. (Zamenis mucosus, pp. 385–386.)
  3. ^ a b Auliya, M. (2010). Conservation Status and Impact of Trade on the Oriental Rat Snake Ptyas mucosa in Java, Indonesia. TRAFFIC Southeast Asia.
  4. ^ Das, I. (2015). A field guide to the reptiles of South-East Asia. Bloomsbury Publishing.
  5. ^ Nicholson, E. (1893). Indian Snakes: An Elementary Treatise on Ophiology with a Descriptive Catalogue of the Snakes Found in India and the Adjoining Countries. Higgibotham and Company.
  6. ^ Sabarno, M.Y., Santosa, Y. & Prihadi, N. (2012). Trading System, Abundance and Habitat Characteristic of Oriental Rat-snake Ptyas mucosus (Linnaeus 1758) in Central Java. Bogor Agricultural University.
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  8. ^ https://docs.google.com/viewer?url=http%3A%2F%2Fwww.traffic.org%2Fspecies-reports%2Ftraffic_species_reptiles25.pdf

Tham khảo sửa