Sư tử Barbary

loài động vật có vú

Sư tử Barbary (Panthera leo leo) là một phân loài sư tử ở Bắc Phi đã bị tuyệt chủng cục bộ ngày nay[1]. Chúng là phân loài sư tử lớn nhất, từng sinh sống ở khu vực duyên hải Barbary của vùng Maghreb, phân bố từ dãy núi Atlas đến Ai Cập trước khi bị suy giảm số lượng và thu hẹp môi trường sống do hoạt động săn bắn của con người[2]. Những con sư tử Barbary ngày xưa đã được các hoàng đế La Mã nuôi, để dành cho những cuộc đấu trên đấu trường. Những nhà quý tộc La Mã như Sulla, PompeyJulius Caesar thường ra lệnh giết hàng loạt sư tử Barbary - tới 400 con một lần[3]. Con sư tử hoang Barbary cuối cùng bị giết chết ở Maroc năm 1922 do sự săn bắn bừa bãi. Tuy nhiên, theo một đánh giá toàn diện dựa trên các hồ sơ săn bắn cho thấy các nhóm sư tử nhỏ có thể sống sót ở Algeria cho đến đầu những năm 1960 và ở Maroc cho đến giữa những năm 1960[4].

Sư tử Barbary
Hình ảnh một con sư tử Barbary được chụp ở Keystone Safari, Thành phố Grove, Pennsylvania
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Họ (familia)Felidae
Chi (genus)Panthera
Loài (species)P. leo
Phân loài (subspecies)P. l. leo
Danh pháp ba phần
Panthera leo leo
(Linnaeus, 1758)
Danh pháp đồng nghĩa
Panthera leo barbaricus (Meyer, 1826)

Cho đến năm 2017, sư tử Barbary được coi là một phân loài sư tử riêng biệt[5][6][7]. Kết quả phân tích hình thái họcdi truyền học của các mẫu vật sư tử từ Bắc Phi cho thấy sư tử Barbary không khác biệt đáng kể so với các mẫu vật sư tử được thu thập ở Tây Phi và phía Bắc của Trung Phi[8]. Sư tử Barbary rơi vào nhóm phylogeographic tương tự như sư tử châu Á[9].

Sư tử Barbary còn được gọi là "sư tử Bắc Phi"[2], "sư tử Berber", "sư tử Atlas"[10] và "sư tử Ai Cập"[11].

Đặc điểm sửa

Sư tử Barbary trong vườn thú RabatMaroc
Một con sư tử Barbary trong vườn thú Bronx năm 1897

Các mẫu vật của loài sư tử Barbary cho thấy chúng có nhiều màu từ sáng đến tối. Sư tử đực thường có bờm màu sáng hoặc tối, bờm ngắn hoặc bờm dài[12]. Chiều dài từ đầu đến đuôi ở con đực thay đổi từ 2,35-2,8 m (7 ft 9 in-9 ft 2 in) và ở con cái là khoảng 2,5 m (8 ft 2 in). Kích thước hộp sọ thay đổi từ 30,85-37,23 cm (12,15-14,66 in). Lông bờm dài từ 8–22 cm (3,1-8,7 in)[12][13][14].

Trong các tài liệu của thợ săn thế kỷ 19, sư tử Barbary được tuyên bố là loài sư tử lớn nhất, với trọng lượng của những con sư tử đực hoang dã dao động khoảng 270–300 kg (600-660 lb). Tuy nhiên, độ chính xác của các dữ liệu trên được xem là nghi vấn. Sư tử Captive Barbary nhỏ hơn nhiều nhưng được nuôi nhốt trong điều kiện tồi tệ đến mức chúng có thể không đạt được kích thước và trọng lượng tiềm năng thực sự[15].

Màu sắc và kích thước của những con sư tử từ lâu đã được cho là một đặc điểm hình thái đủ khác biệt để phù hợp với sự đặc thù của mỗi quần thể sư tử[16]. Sự phát triển của bờm thay đổi theo tuổi tác và có sự khác nhau giữa các cá thể từ các khu vực khác nhau, do đó bờm không phải là một đặc điểm dùng để xác định phân loài[17]. Kích thước của bờm không được coi là bằng chứng để nghiên cứu về tổ tiên của sư tử Barbary. Thay vào đó, kết quả nghiên cứu DNA ty thể trong một mẫu vật được tìm thấy trong số các mẫu vật của bảo tàng được cho là có nguồn gốc từ sư tử Barbary. Sự hiện diện của haplotype này được coi là một dấu hiệu phân tử đáng tin cậy để xác định các cá thể sư tử Barbary bị giam cầm[18]. Sư tử Barbary có thể đã phát triển một bộ lông dài vì nhiệt độ ở dãy núi Atlas thấp hơn so với các khu vực khác ở châu Phi, đặc biệt là vào mùa đông[15]. Kết quả của một cuộc nghiên cứu dài hạn về sư tử ở Vườn quốc gia Serengeti đã chỉ ra rằng nhiệt độ môi trường, dinh dưỡng và nồng độ testosterone có ảnh hưởng đến màu sắc và kích thước của bờm sư tử[19].

Ghi chú sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Bauer, H.; Packer, C.; Funston, P. F.; Henschel, P. & Nowell, K. (2016). Panthera leo. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T15951A115130419.
  2. ^ a b Pease, A.E. (1913). “The Distribution of Lions”. The Book of the Lion. London: John Murray. tr. 109−147.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ Black, S. A.; Fellous, A.; Yamaguchi, N.; Roberts, D. L. (2013). “Examining the Extinction of the Barbary Lion and Its Implications for Felid Conservation”. PLOS ONE. 8 (4): e60174. Bibcode:2013PLoSO...860174B. doi:10.1371/journal.pone.0060174. PMC 3616087. PMID 23573239.
  5. ^ Nowell, K.; Jackson, P. (1996). “African lion, Panthera leo (Linnaeus, 1758)” (PDF). Wild Cats: Status Survey and Conservation Action Plan. Gland, Switzerland: IUCN/SSC Cat Specialist Group. tr. 17–21. ISBN 978-2-8317-0045-8.
  6. ^ Wozencraft, W. C. (2005). Panthera leo. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M (biên tập). Mammal Species of the World (ấn bản 3). Johns Hopkins University Press. tr. 546. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494. Đã định rõ hơn một tham số trong |pages=|page= (trợ giúp)
  7. ^ Kitchener, A. C.; Breitenmoser-Würsten, C.; Eizirik, E.; Gentry, A.; Werdelin, L.; Wilting, A.; Yamaguchi, N.; Abramov, A. V.; Christiansen, P.; Driscoll, C.; Duckworth, J. W.; Johnson, W.; Luo, S.-J.; Meijaard, E.; O’Donoghue, P.; Sanderson, J.; Seymour, K.; Bruford, M.; Groves, C.; Hoffmann, M.; Nowell, K.; Timmons, Z.; Tobe, S. (2017). “A revised taxonomy of the Felidae: The final report of the Cat Classification Task Force of the IUCN Cat Specialist Group” (PDF). Cat News (Special Issue 11): 71–73.
  8. ^ Antunes, A.; Troyer, J. L.; Roelke, M. E.; Pecon-Slattery, J.; Packer, C.; Winterbach, C.; Winterbach, H.; Johnson, W. E. (2008). “The Evolutionary Dynamics of the Lion Panthera leo revealed by Host and Viral Population Genomics”. PLoS Genetics. 4 (11): e1000251. doi:10.1371/journal.pgen.1000251. PMC 2572142. PMID 18989457.
  9. ^ Bertola, L.D.; Jongbloed, H.; Van Der Gaag K.J.; De Knijff, P.; Yamaguchi, N.; Hooghiemstra, H.; Bauer, H.; Henschel, P.; White, P.A.; Driscoll, C.A.; Tende, T.; Ottosson, U.; Saidu, Y.; Vrieling, K.; de Iongh, H. H. (2016). “Phylogeographic patterns in Africa and High Resolution Delineation of genetic clades in the Lion (Panthera leo)”. Scientific Reports. 6: 30807. Bibcode:2016NatSR...630807B. doi:10.1038/srep30807. PMC 4973251. PMID 27488946.
  10. ^ Burger, J.; Hemmer, H. (2006). “Urgent call for further breeding of the relic zoo population of the critically endangered Barbary lion (Panthera leo leo Linnaeus 1758)” (PDF). European Journal of Wildlife Research. 52 (1): 54–58. doi:10.1007/s10344-005-0009-z. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2007.
  11. ^ Heptner, V. G.; Sludskij, A. A. (1992) [1972]. “Lion”. Mlekopitajuščie Sovetskogo Soiuza. Moskva: Vysšaia Škola [Mammals of the Soviet Union. Volume II, Part 2. Carnivora (Hyaenas and Cats)]. Washington DC: Smithsonian Institution and the National Science Foundation. tr. 83–95. ISBN 978-90-04-08876-4.
  12. ^ a b Mazák, V. (1970). “The Barbary lion, Panthera leo leo (Linnaeus, 1758); some systematic notes, and an interim list of the specimens preserved in European museums”. Zeitschrift für Säugetierkunde. 35: 34−45.
  13. ^ Hemmer, H. (1974). “Untersuchungen zur Stammesgeschichte der Pantherkatzen (Pantherinae) Teil 3. Zur Artgeschichte des Löwen Panthera (Panthera) leo (Linnaeus, 1758)”. Veröffentlichungen der Zoologischen Staatssammlung. 17: 167–280.
  14. ^ Mazák, J. H. (2010). “Geographical variation and phylogenetics of modern lions based on craniometric data”. Journal of Zoology. 281 (3): 194–209. doi:10.1111/j.1469-7998.2010.00694.x.
  15. ^ a b Yamaguchi, N.; Haddane, B. (2002). “The North African Barbary Lion and the Atlas Lion Project”. International Zoo News. 49 (8): 465–481.
  16. ^ Barnett, R.; Yamaguchi, N.; Barnes, I.; Cooper, A. (2006). “Lost populations and preserving genetic diversity in the lion Panthera leo: Implications for its ex situ conservation” (PDF). Conservation Genetics. 7 (4): 507–514. doi:10.1007/s10592-005-9062-0. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2006.
  17. ^ O'Brien, S. J.; Joslin, P.; Smith, G. L.; Wolfe, R.; Schaffer, N.; Heath, E.; Ott‐Joslin, J.; Rawal, P. P.; Bhattacharjee, K. K.; Martenson, J. S. (1987). “Evidence for African Origins of Founders of the Asiatic Lion Species Survival Plan”. Zoo Biology. 6 (2): 99–116. doi:10.1002/zoo.1430060202.
  18. ^ Barnett, R.; Yamaguchi, N.; Barnes, I. & Cooper, A. (2006). “The origin, current diversity and future conservation of the modern lion (Panthera leo)” (PDF). Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 273 (1598): 2119–2125. doi:10.1098/rspb.2006.3555. PMC 1635511. PMID 16901830. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2007.
  19. ^ West, P. M.; Packer, C. (2002). “Sexual selection, temperature, and the lion's mane”. Science. 297 (5585): 1339–1343. Bibcode:2002Sci...297.1339W. doi:10.1126/science.1073257. PMID 12193785.