Sebastiano Rossi (sinh ngày 20 tháng 7 năm 1964) là một cầu thủ bóng đá người Ý đã nghỉ hưu chơi ở vị trí thủ môn. Trong suốt 21 năm thi đấu chuyên nghiệp, ông đã chơi 346 trận tại Serie A, nổi bật nhất là ông đã gắn bó với A.C. Milan trong 12 mùa giải và đạt được thành công với 5 chức vô địch Serie A, 1 lần vô địch UEFA Champions League và 2 Siêu cúp châu Âu.[2]

Sebastiano Rossi
Rossi năm 1990
Thông tin cá nhân
Ngày sinh 20 tháng 7, 1964 (59 tuổi)
Nơi sinh Cesena, Ý
Chiều cao 1,94 m (6 ft 4+12 in)[1]
Vị trí Thủ môn
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1979–1982 Cesena
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1982–1990 Cesena 127 (0)
1982–1983Forlì (cho mượn) 11 (0)
1984–1985Empoli (cho mượn) 0 (0)
1985–1986Rondinella (cho mượn) 28 (0)
1990–2002 Milan 240 (0)
2002–2003 Perugia 12 (0)
Tổng cộng 418 (0)
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Sự nghiệp sửa

Cesena sửa

Ông gia nhập câu lạc bộ quê hương Cesena vào năm 1979 khi mới chỉ 15 tuổi. Trong mùa giải 1982-83, Rossi đã có trận đấu ra mắt khi đội bóng của ông gặp A.C. ForlìSerie C1 trong một trận đấu để tránh bị xuống hạng.[2]

Sau hai mùa giải được cho mượn, ông trở lại Cesena để thi đấu ở Serie B 1987-88, và với việc chỉ thua có 5 trận, câu lạc bộ xứ Emilia-Romagna đã giành quyền lên chơi tại Serie A. Trong ba mùa giải sau đó, ông góp công không nhỏ giúp đội bóng trụ hạng tại Serie, trong đó là kết thúc ở vị trí thứ 12 tại mùa 1989-90. Trận bóng đầu tiên anh thi đấu tại Serie A là vào ngày 13 tháng 9 năm 1987 khi Cesena gặp S.S.C. Napoli.[2]

Millan sửa

Sau mùa giải đầu tiên được thi đấu tại giải đấu hàng đầu của Ý, Rossi đã được A.C. Milan chú ý và muốn có ông trở thành một Rossoneri góp mặt trong đội hình Dream Team lúc bấy giờ đã thống trị bóng đá Ý suốt những năm 1990. Đến năm 1990, ông đã gia nhập đội bóng thành Milan. Trong mùa giải đầu tiên, ông vẫn phải dự bị cho Andrea Pazzagli, thủ thành sau đó đã rời Milan để tới Bologna F.C. vào mùa hè năm 1991.[2]

Rossi sau đó đã phải nỗ lực trong việc tranh giành vị trí với Francesco Antonioli để là thủ thành chính thức của Milan và ông đã trở thành một phần của hàng phòng ngự huyền thoại của Milan cùng với Mauro Tassotti, Franco Baresi, Alessandro CostacurtaPaolo Maldini. Ông được coi là một trong những thủ môn xuất sắc nhất mọi thời đại.[a] Tuy nhiên, ông đã không được chọn để cùng với đội tuyển Ý tham gia tại Giải vô địch bóng đá thế giới 1994 vì huấn luyện viên của đội tuyến quốc gia Ý lúc này là Arrigo Sacchi đã chọn ba thủ môn khác là Gianluca Pagliuca, Luca MarchegianiLuca Bucci.[10] Theo huấn luyện viên Sacchi, Rossi được thi đấu hai trận giao hữu quốc tế cuối năm 1994 nhưng đã không thành công, mặc dù nhiều chuyên gia coi ông sẽ là thủ thành dự bị hữu hiệu cho Pagliuca.[11][12][13] Nhưng ông vẫn rất thành công khi là thủ thành dưới thời Fabio Capello ở cấp độ câu lạc bộ khi Milan bất bại 58 trận, giành Scudetto trong 5 mùa giải cũng như giành UEFA Champions League vào năm 1994.[2]

Sau khi giúp đội bóng giành Scudetto vào năm 1996, Milan đã thảm hại sau đó khi chỉ giành vị trí thứ 11 trong năm 1997 và vị trí thứ 10 trong năm 1998 khi phong độ của Rossi sụt giảm và ông đã phải chiến đấu trong việc giành vị trí thi đấu với Massimo Taibi.[14] Tại vòng đấu thứ 17 của mùa giải 1998-99, khi Milan đang dẫn A.C. Perugia Calcio với tỉ số 2-0 thì họ bị một quả phạt đền, khi Hidetoshi Nakata thực hiện thành công quả phạt đền thì đồng đội Cristian Bucchi bị Rossi tấn công từ phía sau khi cầu thủ này lấy bóng sau lưới. Hành động này khiến ông bị truất quyền thi đấu và sau đó là lĩnh án phạt cấm thi đấu 5 trận.

Sau khi giành vị trí thủ thành số một tại Milan trước Jens Lehmann vào mùa giải Serie A 1998-99, người mới chỉ được thi đấu được 5 trận sau đó đã phải rời câu lạc bộ để tới Borussia Dortmund, Sebastiano Rossi sau đó cũng đã mất vị trí trước Christian Abbiati, thủ thành sau đó đã được bắt chính để thay cho Rossi. Ông sau đó đã phải rời câu lạc bộ để tới thi đấu cho Perugia.[2][15]

Perugia sửa

Sau mùa giải 2001-02, Rossi chuyển tới thi đấu cho Perugia, một đội bóng đang phải đương đầu với khủng hoảng thủ môn vào lúc bấy giờ. Ông có đóng góp khá quan trọng khi giúp đội bóng duy trì vị trí trong nhóm dẫn đầu trong mùa giải 2002-03. Sau một mùa giải thi đấu, ông đã giã từ sự nghiệp ở tuổi 39.[16]

Ông sau đó có trận đấu cuối cùng với Milan tại San Siro, trong trận đấu cuối cùng dành cho Demetrio Albertini, người đồng đội của Rossi trong 11 mùa giải. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm huấn luyện viên thủ môn trong đội trẻ của câu lạc bộ.[16]

Phong cách chơi bóng sửa

Rossi là thủ môn cao lớn, mạnh mẽ và mạnh về thể lực, thi đấu tập trung, tự tin và luôn là người chỉ huy đồng đội trong việc theo kèm mục tiêu và hướng phòng ngự.[2][17][18][19] Do phản ứng tốt, nhanh nhẹn và giữ vị trí tốt, nên ông là thủ thành giỏi trong việc cản phá các cú sút.[2][17][18][19][20] Mặc dù có tài năng, nhưng ông bị chỉ trích bởi tính kiêu ngạo, nóng nảy và tranh cãi khiến trong suốt sự nghiệp ông bị nhiều thẻ phạt.[2][16][19][20][21][22] Rossi cũng được biết đến với khả năng di chuyển cũng như tốc độ khi cản phá các pha bóng ngoài vòng cấm địa.[17][20][21]

Dữ liệu sửa

Sebastiano Rossi từng giữ kỷ lục khi là thủ môn không để lọt lưới lâu nhất trong một mùa giải, khi vào mùa giải Serie A 1993-94 ông đã có 929 phút giữ sạch lưới. Cụ thể là từ ngày 12 tháng 12 năm 1993 đến ngày 27 tháng 2 năm 1994, ông đã giữ sạch lưới trước khi bị đánh bại bởi cú sút xa của Igor Kolyvanov trong trận gặp Foggia.[b] Ông đã vượt qua cột mốc đã được thiết lập trước đó của Dino Zoff trong mùa giải Serie A 1972-73. Kỷ lục này sau đó đã bị vượt bởi Gianluigi Buffon, người đã có 973 phút giữ sạch lưới cho Juventus trong mùa giải 2015-16. Ngoài ra, ông cũng là thủ môn đang giữ kỷ lục bị thủng lưới ít nhất khi trong 34 trận đấu, khi chỉ để lọt lưới 11 bàn.[2]

Thống kê câu lạc bộ sửa

[26]

Câu lạc bộ Mùa giải Giải Cup Châu Âu Khác Tổng số
Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng Số trận Bàn thắng
Cesena 1981–82 - - ? ? ? ? ? ? ? ?
Forlì 1982–83 11 0 ? ? ? ? ? ? ? ?
Cesena 1983–84 - - ? ? ? ? ? ? ? ?
Empoli 1984–85 - - ? ? ? ? ? ? ? ?
Rondinella 1985–86 28 0 ? ? ? ? ? ? ? ?
Cesena 1986–87 33 0 ? ? ? ? ? ? ? ?
1987–88 27 0 ? ? ? ? ? ? ? ?
1988–89 33 0 ? ? ? ? ? ? ? ?
1989–90 34 0 ? ? ? ? ? ? ? ?
Milan 1990–91 9 0 8 0 1 0 - - 18 0
1991–92 30 0 2 0 - - - - 32 0
1992–93 27 0 6 0 6 0 - - 39 0
1993–94 31 0 - - 13 0 2 0 46 0
1994–95 34 0 - - 13 0 2 0 49 0
1995–96 34 0 - - - - - - 34 0
1996–97 26 0 3 0 6 0 1 0 36 0
1997–98 17 0 10 0 - - - - 27 0
1998–99 13 0 3 0 - - - - 16 0
1999–00 5 0 4 0 - - 1 0 10 0
2000–01 14 0 2 0 1 0 - - 17 0
2001–02 - - 5 0 1 0 - - 6 0
Perugia 2002–03 12 0 ? ? ? ? ? ? ? ?
Tổng số trận thi đấu cho Milan 240 0 43 0 41 0 6 0 330 0
Tổng số trận thi đấu trong sự nghiệp 418 0 ? ? ? ? ? ? ? ?

*Châu Âu là bao gồm các UEFA Champions League, Cúp châu Âu và Siêu cúp châu Âu *Khác bao gồm Siêu cúp Ý và Cúp Liên lục địa

Thành tích sửa

Câu lạc bộ sửa

Milan[19]

Cá nhân sửa

  • Phòng Danh dự của A.C. Milan[19]

Ghi chú sửa

  1. ^ Xem[2][3][4][5][6][7][8][9]
  2. ^ Gianpiero Combi là người giữ kỷ lục tại giải Vô địch Ý với 934 phút liên tục giữ sạch lưới trong mùa giải Prima Divisione 1925–26, giai đoạn trước khi Serie A ra đời trong mùa bóng 1929–30.[23][24][25]

Tham khảo sửa

  1. ^ Calciatori ‒ La raccolta completa Panini 1961-2012 (bằng tiếng Ý). 4 (1987-1988). Panini. ngày 28 tháng 5 năm 2012. tr. 29.
  2. ^ a b c d e f g h i j k “Sebastiano ROSSI – "Ascensore umano" [Sebastiano ROSSI – "Human lift"] (bằng tiếng Ý). Maglia Rossonera. ngày 7 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ James Horncastle (ngày 21 tháng 3 năm 2016). “Gianluigi Buffon record cements his legacy as greatest keeper of all-time”. ESPN FC. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ Paolo Bandini (ngày 21 tháng 3 năm 2016). “Gianluigi Buffon humble as clean sheet record tumbles, but delight not universal”. The Guardian. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ Rob Smyth (ngày 8 tháng 5 năm 2009). “The Joy of Six: Great defences”. The Guardian. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2016.
  6. ^ “Nazionale: 2013, addio al catenaccio. Balotelli-Rossi coppia mondiale” [National team: 2013, farewell to catenaccio. Balotelli-Rossi world-class pair] (bằng tiếng Ý). La Repubblica. ngày 19 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2016.
  7. ^ Foot, John (2006). Winning at All Costs: A Scandalous History of Italian Soccer. New York: Nation Books. tr. 228.
  8. ^ Mattia Fontana (ngày 19 tháng 8 năm 2014). “La storia della tattica: da Sacchi a Guardiola” [History of tactics: from Sacchi to Guardiola] (bằng tiếng Ý). Eurosport. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2016.
  9. ^ Corrado Sannucci. “Milan 1988–1994: 6 anni da campioni” [Milan 1988–1994: 6 years as champions] (bằng tiếng Ý). Storie di Calcio. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2016.
  10. ^ Michele Gazzetti (ngày 20 tháng 3 năm 2016). “SuperGigi: Nessuno come Buffon” [SuperGigi: No one like Buffon] (bằng tiếng Ý). La Gazzetta dello Sport. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2016.
  11. ^ Benedetto Ferrara (ngày 5 tháng 10 năm 1994). “Pagliuca l'inquieto e l'ombra di Rossi”. la Repubblica (bằng tiếng Ý).
  12. ^ Nino Sormani (ngày 4 tháng 10 năm 1994). “Rossi & Sacchi, la storia infinita”. La Stampa (bằng tiếng Ý). tr. 33.
  13. ^ “Tacconi: l'età matura è un vantaggio”. La Stampa (bằng tiếng Ý). ngày 4 tháng 10 năm 1994. tr. 33.
  14. ^ Gaetano Mocciaro (ngày 13 tháng 11 năm 2012). “Lehmann, fra l'incubo Batistuta e l'ombra di Rossi” [Lehmann, between Batistuta nightmare and shadow of Rossi] (bằng tiếng Ý). Tutto Mercato Web. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2016.
  15. ^ “Match Report – Stagione 1998-99 – 17° giornata” [Match Report – 1998–99 season – Round 17] (bằng tiếng Ý). Lega Serie A. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2012.
  16. ^ a b c Alessandro Di Gioia (ngày 15 tháng 3 năm 2016). “Che fine ha fatto? Sebastiano Rossi, 'l'ascensore' dei record tra parate e follia” [What happened to him? Sebastiano Rossi, record's 'lift' between saves and madness] (bằng tiếng Ý). Calcio Mercato. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2016.
  17. ^ a b c Licia Granello (ngày 4 tháng 10 năm 1994). “Settimo portiere, e' il CT dei tormenti” [Seventh goalkeeper, and the CT of torment] (bằng tiếng Ý). La Repubblica. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2016.
  18. ^ a b Stefano Tacconi (ngày 10 tháng 10 năm 1995). “Le pagelle di Tacconi” [Tacconi's report cards] (bằng tiếng Ý). La Stampa. tr. 29. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2016.
  19. ^ a b c d e “Sebastiano Rossi”. A.C. Milan. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2015.
  20. ^ a b c Enrico Bonifazi. “Sebastiano Rossi” (bằng tiếng Ý). DNA Milan. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2016.
  21. ^ a b “Sebastiano Rossi, imbattibile testa calda” [Sebastiano Rossi, unbeatable hot head] (bằng tiếng Ý). Calcio Romantico. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2015.
  22. ^ “Sebastiano Rossi / Il portiere recordman di imbattibilità, battuto oggi da Buffon: il post su Facebook di Gigi” [Sebastiano Rossi / Recordman goalkeeper for games without conceding, surpassed today by Buffon: Gigi's Facebook post] (bằng tiếng Ý). Il Sussidiario. ngày 20 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2016.
  23. ^ “20 dicembre 1902: nasce Combi, il "nonno" di Zoff e Buffon” (bằng tiếng Ý). La Repubblica. ngày 20 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2017.
  24. ^ From the third match (Juventus 6–0 Milan on ngày 25 tháng 10 năm 1925) to thirteenth match (Parma 0–3 Juventus on ngày 28 tháng 2 năm 1926) of the 1925–26 FIGC Football Championship according to (tiếng Ý) All Juventus FC matches: Italian Federal Championship (pages 14 and 15) - www.juworld.net.
  25. ^ “Gianluigi Buffon sets goalkeeping record as Juventus sweep aside Torino”. The Guardian. ngày 20 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2016.
  26. ^ “Sebastiano Rossi”. Footballdatabase. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa