Shimla (tiếng Anh: /ˈʃɪmlə/; tiếng Hindi: [ˈʃɪmlaː] ), còn ghi là Simla, là thủ phủ và thành phố lớn nhất của bang miền bắc Ấn Độ Himachal Pradesh. Đây cũng là tên huyện Shimla vây quanh thành phố, giáp với Uttarakhand về phía đông nam, với các huyện MandiKullu về phía bắc, với Kinnaur về phía đông, Sirmaur về phía nam và Solan về phía đông. Năm 1864, Shimla, sau Murree, trở thành thủ phủ mùa hè của Ấn Độ thuộc Anh. Sau độc lập, thành phố đóng vai thủ phủ Punjab rồi sau thành thủ phủ Himachal Pradesh. Nơi đây là trung tâm thương mại, văn hóa, giáo dục của bang.[5]

Shimla
Simla
—  Thành phố  —
Shimla Montage
Theo chiều kim đồng hồ: quang cảnh nam Shimla, Viện Nghiên cứu Cao cấp Ấn Độ, Tọa thị chính, Shimla về đêm và Nhà thờ Đức Kitô
Shimla trên bản đồ Himachal Pradesh
Shimla
Shimla
Shimla trên bản đồ Ấn Độ
Shimla
Shimla
Quốc gia Ấn Độ
BangHimachal Pradesh
HuyệnShimla
Đặt tên theoNữ thần Ấn Độ giáo Shyamala Devi[1]
Chính quyền
 • Thị trưởngKusum Sadret
Diện tích[2]
 • Thành phố35,34 km2 (13,64 mi2)
Độ cao2.276 m (7,467 ft)
Dân số (2011)[3][4]
 • Thành phố169.578
 • Thứ hạng1 (tại HP)
 • Mật độ4,800/km2 (12,000/mi2)
 • Vùng đô thị[3]171.640
Ngôn ngữ
 • Chính thứcTiếng Hindi, Anh
Múi giờIST (UTC+5:30)
PIN171 001
Mã điện thoại91 177 XXX XXXX
Mã ISO 3166ISO 3166-2
Thành phố kết nghĩaCarbondale sửa dữ liệu
Khí hậuCwb
Lượng mưa1.577 mm (62 in)
Nhiệt độ trung bình năm17 °C (63 °F)
Nhiệt độ trung bình hè22 °C (72 °F)
Nhiệt độ trung bình đông7 °C (45 °F)
Trang webhpshimla.gov.in

Trong vùng đã nó cũng xóm ấp nhỏ từ trước năm 1815 khi người Anh giành lấy vùng. Điều kiện khí hậu dịu mát lôi cuốn người Anh lập nên thành phố giữa cánh rừng rậm rạp miền Himalaya. Với vai trò thủ phủ mùa hè, Shimla là nơi tổ chức nhiều cuộc gặp chính trị quan trọng, gồm hòa ước Simla năm 1914hội nghị Simla năm 1945. Bang Himachal Pradesh được lập nên 1948, là sự kết hợp của 28 princely state. Thậm chí sau độc lập, thành phố vẫn giữ vai trò một trung tâm chính trị, hiệp định Simla năm 1972. Sau sự tái tổ chức bang Himachal Pradesh, huyện Mahasu cũ được đổi tên thành Shimla.

Nhà cửa ở Shimla có lúc mang hơi hướng Tudorbethan hay tân Gothic, do thời thuộc địa; nơi đây cũng có nhiều đền đài và nhà thờ. Kiến trúc thời thuộc địa, nhà thờ, đền đài cùng khí hậu mát mẻ lôi kéo khách du lịch đến đây. Những điểm thu hút là nhà nghĩ Phó vuơng, nhà thờ Đức Kitô, đền Jakhoo, Mall Roadthe Ridge. Tuyến đường sắt Kalka–Shimla do người Anh xây dựng, một di sản thế giới UNESCO, cũng là một điểm nhấn nổi bật. Nhờ địa hình gồ ghề, Shimla tổ chức đường đua xe đạp miền núi MTB Himalaya, bắt đầu từ năm 2005 và là sự kiện đua xe đạp miền núi lớn nhất Nam Á. Shimla cũng có sân trượt băng tự nhiên lớn nhất Nam Á. Ngoài việc là trung tâm du lịch, thành phố còn có nhiều đại học và cơ sở nghiên cứu.

Khí hậu sửa

Dữ liệu khí hậu của Shimla (1951–1980)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 21.4 22.6 25.8 29.6 32.4 31.5 28.9 27.8 28.6 25.6 23.5 20.5 32,4
Trung bình cao °C (°F) 8.9 10.6 14.8 19.4 22.9 24.1 21.0 20.2 20.1 23.7 15.1 12.0 17,3
Trung bình thấp, °C (°F) 1.7 3.0 6.8 11.1 14.2 15.6 15.0 14.8 13.4 10.7 7.0 4.3 9,8
Thấp kỉ lục, °C (°F) −10.6 −8.5 −6.1 −1.3 1.4 7.8 9.4 10.6 5.0 0.2 −1.1 −12.2 −12,2
Giáng thủy mm (inch) 54.6
(2.15)
47.2
(1.858)
59.4
(2.339)
41.1
(1.618)
56.4
(2.22)
175.6
(6.913)
376.5
(14.823)
335.1
(13.193)
190.2
(7.488)
46.2
(1.819)
13.8
(0.543)
16.0
(0.63)
1.424,8
(56,094)
Số ngày mưa TB 4.7 4.1 5.2 3.6 4.6 10.3 18.3 18.1 9.9 2.9 1.3 1.8 84,8
Nguồn: India Meteorological Department (record high and low up to 2010)[6][7]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Home: District WebSite Shimla, Himachal Pradesh, India”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2005.
  2. ^ “Shimla District Census 2011 Handbook” (PDF). Census of India. tr. 39(Urban Section). Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2016.
  3. ^ a b “Shimla City Census 2011 data”. Census 2011 India. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2016.
  4. ^ “Himachal Pradesh (India): Districts, Cities, Towns and Outgrowth Wards – Population Statistics in Maps and Charts”.
  5. ^ Chowdhury, Adrija Roy (ngày 24 tháng 10 năm 2018). “Shimla could have been named after Goddess Shamli, but there was no Simla before the British”. The Indian Express. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2018.
  6. ^ “Shimla Climatological Table Period: 1951–1980” (bằng tiếng Anh). India Meteorological Department. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2015.
  7. ^ “Ever recorded Maximum and minimum temperatures up to 2010” (PDF) (bằng tiếng Anh). India Meteorological Department. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa