Sindh

tỉnh của Pakistan

Sindh (tiếng Sindh:سنڌ, tiếng Urdu: سندھ‎, phát âm tiếng Việt như là: Sin-đi) là một trong bốn tỉnh của Pakistan và là nơi cư trú truyền thống của người Sindh. Người dân địa phương cũng thường gọi tỉnh là "Mehran" (مهراڻ; Sông). Người Sindh theo Hồi giáo là thành phần dân cư lớn nhất trong tỉnh, bên cạnh đó là những nhóm dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa khác. Các khu vực lân cận của tỉnh Sindh là Balochistan ở phía tây và bắc, Punjab ở phía bắc, bang GujaratRajasthan của Ấn Độ ở phía đông nam và nam, và Biển Ả Rập ở phía nam. Ngôn ngữ chính của tính Sindh là Tiếng Sindh.

Sindh
سنڌ
—  Tỉnh  —

Hiệu kỳ
Biểu trưng chính thức của Sindh
Biểu trưng
Vị trí tỉnh Sindh tại Pakistan
Vị trí tỉnh Sindh tại Pakistan
Sindh trên bản đồ Thế giới
Sindh
Sindh
Tọa độ: 24°52′B 67°03′Đ / 24,87°B 67,05°Đ / 24.87; 67.05
Quốc gia Pakistan
Thành lập1 tháng 7 năm 1970
Thủ phủKarachi
Thành phố lớn nhấtKarachi
Chính quyền
 • KiểuTỉnh
 • Thành phầnHội đồng tỉnh
 • Thống đốcIshrat-ul-Ibad Khan
 • Chief MinisterSyed Qaim Ali Shah
Diện tích
 • Tổng cộng140,914 km2 (54,407 mi2)
Dân số (ước tính năm 2009.)[1]
 • Tổng cộng35,470,648
 • Mật độ251,7/km2 (652/mi2)
Múi giờPKT (UTC+5)
Mã ISO 3166PK-SD sửa dữ liệu
Ngôn ngữ chính
Khác: Tiếng Punjab, Tiếng Pashtun, Tiếng Baloch, Tiếng Saraiki[2][3][4]
Số thành viên Hội đồng168[5]
Quận23
Đô thị119
Union Councils1108[6]
Trang websindh.gov.pk

Tên gọi

sửa

Tỉnh Sindh và người dân định cư trong vùng đã được gọi tên theo tên cổ của một dòng sông nổi tiếng trong lịch sử loài người, sông Sindhu, nay gọi là sông Ấn (Indus)]. Trong Tiếng Phạn, síndhu (सिन्धु) có nghĩa là "sông, suối", và thường dùng để đề cập tới sông Ấn. Người Hy Lạp đã xâm chiếm Sindh năm 325 TCN theo sự chỉ đạo của Alexandros Đại đế và đã đặt lại tên cho sông là Indós, và là nguồn gốc của tên gọi Indus (Ấn) ngày nay. Khi Anh Quốc chiếm đoạt Nam Á vào thế kỷ 17, họ mở rộng giới hạn địa lý của từ và đặt tên cho toàn bộ khu vực Nam Á là India (Ấn Độ).

Địa lý

sửa

Sindh nằm ở phía rìa tây bắc của Nam Á, có ranh giới với Cao nguyên Iran ở phía tây. Về mặt địa lý, đây là tỉnh có diện tích lớn thứ ba tại Pakistan, kéo dài khonagr 579 km từ bắc đến nam và 442 km (tối đa) hay 281 km (trung bình) từ đông sang tây, diện tích của tỉnh là 140.915 kilômét vuông (54.408 dặm vuông Anh). Sindh giáp với Hoang mạc Thar ở phía đông, Vùng núi Kirthar ở phái tây, và Biển Ả Rập ở phía nam. Phần trung tâm của tỉnh là vùng đồng bằng phì nhiêu dọc sông Ấn

 
Thủ phủ Karachi

Sindh thuộc vùng nhiệt đớicận nhiệt; khí hậu trở nên rất nóng vào mùa hè và ông hòa hoặc ấm vào mùa đông. Nhiệt độ thường xuyên lên tới 46 °C (115 °F) từ tháng 5 đến thang 8, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào khoảng 2 °C (36 °F) trong khoảng từ tháng 12 và tháng 1 ở khu vực phía bắc và vùng núi cao. Lượng mưa trung bình khoảng 180 mm, chủ yếu vào tháng 7 và tháng 8. Gió mùa tây nam thường thổi từ giữa tháng 2 cho đến cuối tháng 9, trong khi khối khí mát thổi xuống từ phía bắc trong suốt những tháng mùa đông từ tháng 10 đến tháng 1.

Sindh được chia thành 3 vùn khía hậu: Siro (khu vực thượng;ưu, trung tâm là Jacobabad), Wicholo (khu vực trung, trung tâm ở Hyderabad), và Lar (khu vực hạ, trung tâm tại Karachi). Đường chí tuyến bắc đi qua thượng Sindh, nơi đây không khí thường khô hạn. Nhiệt độ vùng trung Sindh thường thấp hơn ở vùng thượng nhưng cao hơn so với vùng hạ Sindh. Ngày khô nóng và đêm mát là đặc trưng của Sindh trong suốt mùa hè. Nhiệt độ cao nhất của trung Sindh có thể lên tới 43–44 °C (109–111 °F). Hạ Sindh có khí hậu ẩm hơn, chịu tác động của gió màu tây nam hổi từ Biển Ả Rập trong mùa hè và gió mùa đông bắc trong mùa đông, lượng mưa của vùng này thấp hơn vùng trung Sindh. Nhiệt độ cao nhất của Hạ Sindh có thể lên tới khoảng 35–38 °C (95–100 °F).

Nhân khẩu

sửa

Sindh là tỉnh có chỉ số phát triển con người đứng thứ hai tại Pakistan với 0,628 điểm.[7] Thống kê năm 1998 của Pakistan cho thấy dân số của tỉnh là 35 triệu người; dân số năm 2009 của Sindh có thể là 51.337.129 nếu tính theo mức tăng từ 2% đến 2.8% từ thời điểm đó. Dân cư đô thị chủ yếu tập trung tại Karachi, Hyderabad, Sukkur, Mirpurkhas, Nawabshah, UmerkotLarkana. Tiếng Sindh là ngôn ngữ duy nhât của người Sindh từ thế kỷ 19. Theo sách thống kê năm 2008 của Pakistan[2] Tiếng Sindh được 59,7% số hộ gia đình tại tỉnh Sind sử dụng; Tiếng Urdu là 21,1%; Tiếng Punjab là 7,0%; Tiếng Pashtun là 4,2%; Tiếng Baloch là 2,1%; Tiếng Saraiki là 1.0% và các thứ tiếng khác chiếm 4,9%. Các ngôn ngữ khác bao gồm Tiếng Gujarat, Tiếng Memon, Tiếng Kutch (cả hai đều là biến thể của tiếng Sindh), Tiếng Khowar.

Dân số tỉnh Sind chủ yếu là tín đồ Hồi giáo (91,32%), tuy nhiên Sindh cũng là nơi sinh sống của gần như toàn bộ (93%) người Pakistan theo Ấn Độ giáo, và chiếm 7,5% dân số toàn tỉnh. Một số lượng lớn người theo Ấn Độ giáo đã di cư đến Ấn Độ theo sau Sự chia cắt Ấn Độ.

Hành chính

sửa
 
23 quận của tỉnh Sindh, Pakistan

Có 23 quận tại tỉnh Sindh, Pakistan.[8]

Thành phố chính

sửa
Danh sách các thành phố chính tại Sindh
Số Thành phố Quận Dân số

 
Karachi
Hyderabad
Hyderabad

Sukkur

1 Karachi Karachi 13.052.000
2 Hyderabad Hyderabad 1.578.367
3 Sukkur Sukkur 500.000
4 Larkana Larkana 456.544
5 Nawabshah Shaheed Benazirabad 275.000
6 Mirpur Khas Mirpur Khas 245.000
Source: World Gazetteer 2010[9]
Danh sách này chỉ bao gồm dân số thành phố, không phải dân số toàn quận

Các thành phố và thị trấn khác của tỉnh Sindh:

Kinh tế

sửa

Sindh tỉnh có nền kinh tế lớn thứ hai tại Pakistan. Về mặt lịch sử, đóng góp của tỉnh Sindh cho GDP Pakistan là khoảng từ 30% đến 32,7%. Đóng góp của tỉnh trong lĩnh vực dịch vụ là từ 21% đến 27,8% và trong lĩnh vực nông nghiệp là từ 21,4% đến 27,7%. Với khả năng làm việc với hiệu suất cao, lĩnh vực tốt nhất của tỉnh là chế tạo, trong linh vực này đóng góp của tỉnh đã tăng từ 36,7% lên 46,5%.[10] Từ năm 1972, tổng GDP của tỉnh Sindh đã tăng 3,6 lần.[11]

Với thế mạnh là nằm ở ben biển, Sindh là một trung tâm chính của hoạt động kinh tế tại Pakistan và có một nền kinh tế đa dạng, từ công nghiệp nặng và trung tâm tài chính trong và xung quanh Karachi đến một cơ sở nông nghiệp lớn dọc theo sông Ấn. Ngành chế tạo bao gồm chế tạo máy, xi măng, nhựa, và các hàng hoá khác. Sindh là tỉnh sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất của Pakistan. Nông nghiệp rất quan trọng tại Sindh với các nông sản chính là bông, lúa gạo, lúa mì, mía đường, chuốixoài. Sindh cũng là tỉnh giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu khí và than đá.

Giáo dục

sửa
Năm Tỷ lệ biết chữ
1972 30,2%
1981 31,5%
1998 45,29%
2008 57,7%

Nguồn:[12][13]

Các cơ sở giáo dục đại học công và tư nhân tại tỉnh Sindh:

Thư viện ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Sind - type and level of administrative division”. World Gazetteer. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2009.
  2. ^ a b “Percentage Distribution of Households by Language Usually Spoken and Region/Province, 1998 Census” (PDF). Pakistan Statistical Year Book 2008. Federal Bureau of Statistics - Government of Pakistan. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2009.
  3. ^ "Sindh (province, Pakistan)" at Britannica Online Encyclopedia
  4. ^ "About Sindh Lưu trữ 2010-06-20 tại Wayback Machine" at SindhToday.net
  5. ^ “Provincial Assembly Seats”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2011.
  6. ^ “Government of Sindh”.
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2011.
  8. ^ “District Nazims of the Province of Sindh”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2011.
  9. ^ “Pakistan: Largest cities and towns and statistics of their population”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2011.
  10. ^ “Provincial Accounts of Pakistan: Methodology and Estimates 1973-2000” (PDF).[liên kết hỏng]
  11. ^ http://siteresources.worldbank.org/PAKISTANEXTN/Resources/293051-1241610364594/6097548-1257441952102/balochistaneconomicreportvol2.pdf
  12. ^ http://unesdoc.unesco.org/images/0014/001459/145959e.pdf
  13. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2011.

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa