Stichodactyla haddoni là một loài hải quỳ thuộc chi Stichodactyla trong họ Stichodactylidae. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1893.

Stichodactyla haddoni
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Cnidaria
Lớp (class)Anthozoa
Bộ (ordo)Actiniaria
Họ (familia)Stichodactylidae
Chi (genus)Stichodactyla
Loài (species)S. haddoni
Danh pháp hai phần
Stichodactyla haddoni
(Saville-Kent, 1893)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Discosoma haddoni Saville-Kent, 1893
  • Actinia gigantea (Forskål)

Phạm vi phân bố và môi trường sống sửa

S. haddoni có phạm vi trải dài trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Từ Biển Đỏ và phía đông nam Iran, phạm vi của chúng trải dài về phía đông đến Nouvelle-Calédonie, giới hạn phía bắc đến Nhật Bản, phía nam đến SingaporeÚc[1][2].

Loài này sống ở vùng gian triều, nơi có nền cát nhiều bùn và trong các thảm cỏ biển[2].

Mô tả sửa

Đĩa miệng có đường kính đạt đến 50 cm (hiếm khi vượt hơn kích thước này). Đĩa miệng có màu vàng nhạt đến da cam. Thân hải quỳ phớt vàng hoặc nâu tanin. Xúc tu có màu đồng nhất, thường là các màu xanh lục, vàng hoặc xám, ít khi có màu hồng, có thể nhiều màu nhưng các xúc tu cùng màu thường nằm thành một cụm[2][3].

Sinh thái học sửa

 
Xúc tu của S. haddoni

S. haddoni có thể rút nhanh hoàn toàn vào dưới nền cát khi bị đe dọa, làm cho cá hề sống cộng sinh với nó bơi lơ lửng cách mặt đáy. Xúc tu có độ dính, nếu bám chặt vào tay có thể kéo cả hải quỳ ra khỏi nơi ẩn nấp. Khi tiếp xúc với da người, chúng tuy không gây đau đớn nhưng có thể làm nổi mề đay[3].

S. haddoni là hải quỳ cộng sinh của những loài cá hề sau đây:

Cá thia của loài Dascyllus trimaculatus cũng chọn hải quỳ S. haddoni làm nơi cư trú[4]. Nhiều loài tôm cũng sống cộng sinh với S. haddoni, như đã được biết đến ở các loài Periclimenes brevicarpalis, Thor amboinensis, Ancylomenes holthuisi[5], Idiomysis inermis[6] hay cua Neopetrolisthes maculatus.

Một nghiên cứu cho thấy, khả năng sống sót và tăng trưởng của S. haddoni được tăng lên khi có mặt cá hề sống cộng sinh trong điều kiện nuôi nhốt[7].

Tác dụng dược học và độc tố sửa

Chiết xuất từ chất nhầy ​​của hải quỳ S. haddoniHeteractis magnifica có hoạt tính chống đông máu[8]. Bên cạnh đó, chất nhầy của S. haddoni còn có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào A549 gây ung thư phổi[9].

S. haddoni có 4 độc tố peptide SHTX, với SHTX I – III làm tê liệt cua và SHTX IV có khả năng gây chết cua[10].

Tham khảo sửa

  1. ^ Fariman, Gilan Attaran; Javid, Pegah (2015). “First records of the sea anemones Stichodactyla tapetum and Stichodactyla haddoni (Anthozoa: Actiniaria: Stichodactylidae) from the southeast of Iran, Chabahar (Sea of Oman)” (PDF). Turkish Journal of Zoology. 39 (3): 432–437. doi:10.3906/zoo-1403-50. ISSN 1300-0179.
  2. ^ a b c Daphne Gail Fautin; S. H. Tan; Ria Tan (2009). “Sea anemones (Cnidaria: Actiniaria) of Singapore: Abundant and well-known shallow-water species” (PDF). The Raffles Bulletin of Zoology. 22: 133.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ a b Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 1. Sea anemones”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 2. Anemonefishes”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Khan, Ritindra N.; Becker, Justine H.A.; Crowther, Andrea L.; Lawn, Ian D. (2004). “Spatial distribution of symbiotic shrimps (Periclimenes holthuisi, P. brevicarpalis, Thor amboinensis) on the sea anemone Stichodactyla haddoni (PDF). Journal of the Marine Biological Association of the UK. 84 (1): 201–203. doi:10.1017/S0025315404009063h. ISSN 0025-3154.
  6. ^ Bhaduri, R. N.; Crowther, A. L. (2016). “Association of the mysid Idiomysis inermis with the sea anemone Stichodactyla haddoni in Moreton Bay, Australia”. Marine Biodiversity. 46 (3): 707–711. doi:10.1007/s12526-015-0408-7. ISSN 1867-1624.
  7. ^ Balamurgan, J.; Ajith, Kumar T.T.; Ghosh, Swagat. (2014). “Expansion behavior, growth and survival of the sea anemone Stichodactyla haddoni (Saville-Kent, 1893) with anemonefishes in captivity” (PDF). Invertebrate Zoology. 11 (1): 315–324. doi:10.15298/invertzool.11.2.02. ISSN 1812-9250.
  8. ^ Annadurai, D.; Prithiviraj, N.; Shanthasubitha, S.; Sadeesh Kumar, R. (2012). “Anticoagulant properties of the sea anemones mucus (Heteractis magnifica and Stichodactlyla haddoni)” (PDF). International Journal of Recent Scientific Research. 3: 729–732.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Abdzadeh, Elham; Heidari, Behrooz; Hadavi, Mahvash (2020). “Sea anemone (Stichodactyla haddoni) induces apoptosis in lung cancer A549 cells: an in vitro evaluation of biological activity of mucus derivatives”. Biologia. 75 (8): 1203–1211. doi:10.2478/s11756-020-00417-x. ISSN 1336-9563.
  10. ^ Honma, Tomohiro; Kawahata, Shino; Ishida, Masami; Nagai, Hiroshi; Nagashima, Yuji; Shiomi, Kazuo (2008). “Novel peptide toxins from the sea anemone Stichodactyla haddoni”. Peptides. 29 (4): 536–544. doi:10.1016/j.peptides.2007.12.010. ISSN 0196-9781.

Xem thêm sửa