Stichodactylidae là một họ hải quỳ được mô tả vào năm 1883 bởi Angelo Andres. Họ này bao gồm hai chiStichodactylaHeteractis.

Stichodactylidae
H. magnifica với Amphiprion bicinctusD. trimaculatus con.
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Cnidaria
Lớp (class)Anthozoa
Phân lớp (subclass)Hexacorallia
Bộ (ordo)Actiniaria
Phân bộ (subordo)Enthemonae
Liên họ (superfamilia)Actinioidea
Họ (familia)Stichodactylidae
Andres, 1883[1]
Các chi
2 chi, xem trong bài
Danh pháp đồng nghĩa
  • Stoichactidae Carlgren, 1900

Phạm vi phân bố sửa

Duy nhất một loài trong họ này là S. helianthus được tìm thấy ở bờ tây Đại Tây Dương, trong khi những loài còn lại được ghi nhận trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (riêng H. malu có phạm vi giới hạn ở Thái Bình Dương).

Các chi và loài sửa

Có 2 chi và 9 loài trong họ này, bao gồm:

Sinh thái học sửa

Ở hầu hết các họ hải quỳ, thân của chúng gắn chặt vào một vật rắn như cành san hô hoặc mỏm đá và thường chôn mình dưới lớp trầm tích[2].

Hải quỳ của họ Stichodactylidae là vật chủ bắt buộc của nhiều loại tảo đơn bào cộng sinh (zooxanthellae) và các loài giáp xác nhỏ. Ngoại trừ 2 loài là S. helianthusS. tapetum, ba loài còn lại đều có mối quan hệ cộng sinh với cá hề và cá thia con Dascyllus trimaculatus[2].

Bảng dưới đây liệt kê các loài cá hề cộng sinh với từng loài hải quỳ (riêng A. thiellei chỉ là suy đoán vì không được quan sát trong tự nhiên[3]):

 
S. mertensiiAmphiprion sandaracinos
 
S. tapetum
H. aurora H. crispa H. magnifica H. malu S. gigantea S. haddoni S. mertensii
A. akallopisos x x
A. akindynos x x x x x x
A. allardi x x
A. barberi x
A. biaculeatus x
A. bicinctus x x x x x
A. chagosensis x x
A. chrysogaster x x x x
A. chrysopterus x x x x x
A. clarkii x x x x x x x
A. ephippium x
A. frenatus x
A. fuscocaudatus x x x
A. latezonatus x x
A. latifasciatus x
A. mccullochi
A. melanopus x x
A. nigripes x
A. ocellaris x x x
A. omanensis x x
A. pacificus x
A. percula x x x
A. perideraion x x x
A. polymnus x x
A. rubrocinctus x
A. sandaracinos x x
A. sebae x
A. tricinctus x x x x
"A. leucokranos" x x x
"A. thiellei" (x) (x)

Độc tố và tác dụng sinh, dược học sửa

Nọc độc của hải quỳ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người nếu tiếp xúc với chúng, như sốc phản vệ[4] hay suy gan[5]. Tuy vậy, thành phần độc tố của hải quỳ lại có nhiều ứng dụng trong sinh họcy học, như chiết xuất từ H. malu có tác dụng ức chế đáng kể các tế bào A549 (gây ung thư phổi), tế bào A431 (gây ung thư da) và tế bào T47D (gây ung thư vú)[6], hay chiết xuất từ hải quỳ H. magnificaH. aurora có thể tạo ra hợp chất chống [7].

Tham khảo sửa

  1. ^ Daly, Meg (2016). “Stichodactylidae Andres, 1883”. Cơ sở dữ liệu sinh vật biển.
  2. ^ a b Daphne Gail Fautin, Gerald R. Allen (1997). “Chapter 1. Sea anemones”. Anemone fishes and their host sea anemones: a guide for aquarists and divers. Perth, Tây Úc: Western Australian Museum. ISBN 978-0730983651. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Litsios, Glenn; Sims, Carrie A.; Wüest, Rafael O; Pearman, Peter B.; Zimmermann, Niklaus E.; Salamin, Nicolas (2012). “Mutualism with sea anemones triggered the adaptive radiation of clownfishes”. BMC Evolutionary Biology. 12: 212. doi:10.1186/1471-2148-12-212. ISSN 1471-2148. PMC 3532366. PMID 23122007.
  4. ^ Nagata, Keiko; Hide, Michihiro; Tanaka, Toshihiko; Ishii, Kaori; Izawa, Masao; Sairenji, Takeshi; Tomita, Katsuyuki; Shimizu, Eiji (2006). “Anaphylactic Shock Caused by Exposure to Sea Anemones” (PDF). Allergology International. 55 (2): 181–184. doi:10.2332/allergolint.55.181. ISSN 1323-8930.
  5. ^ Garcia, Patricia J.; Schein, Roland M. H.; Burnett, Joseph W. (1994). “Fulminant Hepatic Failure from a Sea Anemone Sting”. Annals of Internal Medicine. 120 (8): 665–666. doi:10.7326/0003-4819-120-8-199404150-00007. ISSN 0003-4819.
  6. ^ Ramezanpour, M.; Burke da Silva, K.; Sanderson, B. J. S. (2012). “Differential susceptibilities of human lung, breast and skin cancer cell lines to killing by five sea anemone venoms” (PDF). Journal of Venomous Animals and Toxins including Tropical Diseases. 18 (2): 157–163. doi:10.1590/S1678-91992012000200005. ISSN 1678-9199.
  7. ^ Bragadeeswaran, Subramanian; Thangaraj, Sangappellai; Prabhu, Kolandhasamy; Sophia Rani, Solaman Raj (2011). “Antifouling activity by sea anemone (Heteractis magnifica and H. aurora) extracts against marine biofilm bacteria” (PDF). Latin American Journal of Aquatic Research. 39 (2): 385–389.