Tà Lùng là một thị trấn biên giới thuộc huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.

Tà Lùng
Thị trấn
Thị trấn Tà Lùng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhCao Bằng
HuyệnQuảng Hòa
Thành lập11/8/1999[1]
Loại đô thịLoại V
Địa lý
Tọa độ: 22°29′16″B 106°34′02″Đ / 22,48777778°B 106,5672222°Đ / 22.48777778; 106.5672222
Tà Lùng trên bản đồ Việt Nam
Tà Lùng
Tà Lùng
Vị trí thị trấn Tà Lùng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,30 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng3.665 người
Mật độ581 người/km²
Khác
Mã hành chính01627[2]

Địa lý

sửa

Thị trấn Tà Lùng nằm ở phía đông nam huyện Quảng Hòa, cách trung tâm thành phố Cao Bằng 60 km theo Quốc lộ 3, có vị trí địa lý:

Thị trấn Tà Lùng có diện tích 6,30 km², dân số năm 2019 là 3.665 người[3], mật độ dân số đạt 581 người/km².

Thị trấn là điểm cuối của quốc lộ 3 và cũng là điểm cuối của sông Bằng Giang trên lãnh thổ Việt Nam. Thị trấn có cặp cửa khẩu Tà Lùng - Thủy Khẩu và là cửa khẩu chính của tỉnh Cao Bằng. Các núi chính tại thị trấn là núi Kỳ Lân và núi Phia Cáy. Trên địa bàn thị trấn có nhà máy đường Phục Hòa.

Lịch sử

sửa

Trước đây, Tà Lùng là một xã thuộc huyện Quảng Hòa, được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1981 theo Quyết định 245-CP[4] trên cơ sở đổi tên từ xã Quy Thuận sau khi điều chỉnh địa giới hành chính với xã Mỹ Hưng.

Ngày 11 tháng 8 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 69/1999/NĐ-CP[1]. Theo đó, thành lập thị trấn Tà Lùng trên cơ sở 636,2 ha diện tích tự nhiên và 2.249 người của xã Tà Lùng.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã Tà Lùng còn lại 2.336,8 ha diện tích tự nhiên, 3.590 người và được đổi tên thành xã Hòa Thuận (nay là thị trấn Hòa Thuận).

Ngày 13 tháng 12 năm 2001, thị trấn Tà Lùng thuộc huyện Phục Hòa vừa tái lập từ huyện Quảng Hòa.[5]

Đến năm 2019, thị trấn Tà Lùng được chia thành 7 xóm: Pò Tập, Phia Khoang, Hưng Long, Bó Pu, Pác Phéc, Đoỏng Lèng, Bó Pết.

Ngày 9 tháng 9 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND[6] về việc:

  • Chuyển xóm Pò Tập thành tổ dân phố Tân Thịnh
  • Chuyển xóm Phia Khoang thành tổ dân phố Phia Khoang
  • Chuyển xóm Hưng Long thành tổ dân phố Hưng Long
  • Chuyển xóm Bó Pu thành tổ dân phố Bó Pu
  • Chuyển xóm Pác Phéc thành tổ dân phố Pác Phéc
  • Sáp nhập hai xóm Bó Pết và Đoỏng Lèng thành tổ dân phố Đoàn Kết.

Ngày 1 tháng 3 năm 2020, huyện Phục Hòa giải thể để tái lập huyện Quảng Hòa[7]. Thị trấn Tà Lùng thuộc huyện Quảng Hòa như hiện nay.

Hành chính

sửa

Thị trấn Tà Lùng được chia thành 6 tổ dân phố: Bó Pu, Đoàn Kết, Hưng Long, Phia Khoang, Pác Phéc, Tân Thịnh.[6]

 
Cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, nối Cửa khẩu Tà Lùng với cửa khẩu Thủy Khẩu bên Trung Quốc.

Kinh tế

sửa

Cửa khẩu Tà Lùng

sửa

Cửa khẩu Tà Lùngcửa khẩu quốc tế tại vùng đất tổ dân phố Tân Thịnh của thị trấn Tà Lùng.[8]

Cửa khẩu Tà Lùng là điểm cuối của Quốc lộ 3, tiếp nối là cầu Thủy Khẩu trên sông Bắc Vọng, thông thương sang cửa khẩu Thủy Khẩu tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.[9]

Văn hóa

sửa
Chùa Trúc Lâm Tà Lùng

Tại bản Phia Khoang dưới chân núi Phia Khoang, cách cửa khẩu Tà Lùng gần 1 km, ngày 01/12/2014 Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khởi công xây dựng "chùa Trúc Lâm Tà Lùng" [10]. Chùa Trúc Lâm Tà Lùng hoàn thành ngày 30/11/2016, cùng với "chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc" đã xây dựng, phụng sự hoạt động tín ngưỡng và củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong vùng biên cương đất nước [11].

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Nghị định 69/1999/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Trà Lĩnh, Thông Nông, Thạch An và Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng”.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Cao Bằng” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ “Quyết định 245-CP năm 1981 về việc điều chỉnh địa giới một số xã thuộc tỉnh Cao Bằng”.
  5. ^ “Nghị định số 96/2001/NĐ-CP về việc chia huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng thành hai huyện Phục Hòa và Quảng Uyên”.
  6. ^ a b “Nghị quyết số 27/NQ-HĐND về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” (PDF). Trang thông tin điện tử Sở Y tế Cao Bằng. 9 tháng 9 năm 2019.[liên kết hỏng]
  7. ^ “Nghị quyết số 897/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và đổi tên đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng”.
  8. ^ Nghị định 01/2015/NĐ-CP ngày 01/01/2015 quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Thuky Luat Online, 2017.
  9. ^ Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc Lưu trữ 2018-07-25 tại Wayback Machine, ký ngày 18/11/2009, có hiệu lực từ ngày 14/07/2010. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 12/10/2016.
  10. ^ Khởi công xây chùa giáp biên giới Cao Bằng. Vnexpress, 2/12/2014. Truy cập 01/01/2017.
  11. ^ Khánh thành chùa Trúc Lâm Tà Lùng ở vùng cao biên giới Cao Bằng Lưu trữ 2017-01-01 tại Wayback Machine. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 01/12/2016. Truy cập 01/01/2017.

Xem thêm

sửa