Thành viên:Chubengo/Bài viết trong tương lai

☑Y Flakpanzer 38(t)

Flakpanzer 38(t)
LoạiPháo phòng không tự hành
Nơi chế tạo Đức Quốc Xã
Thông số
Khối lượng9,800 kg (21,600 lb)
Chiều dài4.61 m
Chiều rộng2.15 m
Chiều cao2.25 m
Kíp chiến đấu4

Phương tiện bọc thép10 mm - 15 mm
Vũ khí
chính
1 x 2 cm FlaK 38 L/112.5
1040 viên
Động cơ1 x Praga AC, 6 xi-lanh, chạy bằng xăng
147 hp (110 kW)
Công suất/trọng lượng15 hp/tấn
Hệ thống treoThanh xoắn
Tầm hoạt động210 km (130 dặm)
Tốc độ42 km/h
Hình ảnh
Flakpanzer 38(t) [1]

Flakpanzer 38(t)(tên chính thức:Flakpanzer 38(t) auf Selbstfahrlafette 38(t) Ausf M (SdKfz 140)) là tên một loại pháo phòng không tự hành phục vụ cho lực lượng Đức Quốc Xã trong thế chiến II.

Thiết kế sửa

Flakpanzer 38(t) được thiết kế trên khung tăng Panzer 38(t) và được sản xuất từ tháng 11/1943 đến tháng 2/1944, nó chính thức hoạt động vào năm 1944.Động cơ được đặt ở giữa thân tăng, còn phần pháo phòng không và bệ được đặt đằng sau thân.Khẩu pháo có thể quay ngang được 360 độ ở góc nâng thấp.Trong thế chiến II, có tổng cộng 141 chiếc Flakpanzer 38(t) được sản xuất, bao gồm cả các mẫu thử nghiệm.

Lược sử hoạt động sửa

Flakpanzer 38(t) được phân bổ vào các tiểu đội Panzer trực thuộc các tiểu đoàn Panzer trong một sư đoàn Panzer.Phần lớn số Flakpanzer 38(t) đều hoạt động cùng với các sư đoàn Panzer ở mặt trận phía Tây, số còn lại hoạt động ở mặt trận phía Đông.Thí dụ điển hình nhất về các sư đoàn sử dụng Flakpanzer 38(t) chính là sư đoàn Panzer SS số 12(12th SS Panzer Division).

Trong những giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, pháo phòng không 2 cm FlaK không còn đủ khả năng để hạ gục máy bay từ phe Đồng Minh, đặc biệt là máy bay chiến đấu và ném bom.

Phần bệ đặt pháo được thiết kế cao lên nhằm hạ pháo xuống(có thể hạ tối đa đến -5°) để phòng hỏa lực bộ binhxe bọc thép.

Tham khảo sửa

  • Chamberlain, Peter (1978 (revised edition 1993)). Encyclopedia of German Tanks of World War Two: A Complete Illustrated Directory of German Battle Tanks, Armoured Cars, Self-propelled Guns, and Semi-tracked Vehicles, 1933–1945. London: Arms and Armour Press. ISBN 0-85368-202-X; rev. ed. ISBN 1-85409-214-6 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp). Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)



 Y Panzer IX và Panzer X

Panzer IX/Panzer X
LoạiDự án xe tăng siêu nặng
Nơi chế tạo  Đức Quốc Xã
Thông số

Vũ khí
chính
pháo 88 mm hoặc 128 mm
Hệ thống treoThanh xoắn

Panzerkampfwagen IXPanzerkampfwagen X là tên của hai dự án sản xuất tăng siêu nặng được thiết kế dựa trên các phiên bản mới nhất thuộc dòng Panzer và được dự định sản xuất vào năm 1946-1947.

Những dự án thực ra chỉ nằm trên bản vẽ chứ chưa bao giờ được phác họa lên thành mẫu thật.PzKpfw X được thiết kế rộng hơn nhưng thấp hơn xe tăng siêu nặng Maus và có thể được trang bị pháo 88 mm hoặc 128 mm.Cả hai bản thiết kế được đánh giá là khá tân tiến và vẫn còn trong các bản vẽ đến tận bây giờ.Một số nghiên cứu từ phe Đồng Minh cho thấy những bản thiết kế tăng cận hiện đại này không được chú ý đến việc sản xuất, nhưng chúng lại được chú ý đến việc đưa lên sách báo để quảng bá cho sức mạnh quân sự của Đức Quốc Xã và cũng nhằm mục đích phô trương sức mạnh về thiết giáp của quân Đức cho phe Đồng Minh.

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa



 Y Pz.Sfl. II

Pz.Sfl. II
LoạiPháo tự hành xung kích hạng nhẹ
Nơi chế tạo  Đức Quốc Xã
Lược sử hoạt động
Phục vụ1942
Sử dụng bởi  Đức Quốc Xã
TrậnThế chiến II
Lược sử chế tạo
Năm thiết kế1936-41
Nhà sản xuấtRheinmetall
Giai đoạn sản xuất1941
Số lượng chế tạo2
Thông số
Khối lượng11 tấn
Kíp chiến đấu4

Phương tiện bọc thép5.5-20 mm
Vũ khí
chính
1 × 7.5 cm Kanone L/41
Động cơMaybach HL 45(6 xi-lanh, làm mát bằng nước, dung tích 4.7 l)
150 mã lực (110 kW)
Tốc độ50 kilômét trên giờ (31 mph)

Panzer-Selbstfahrlafette II — 7.5 cm Kanone L/41 auf Zugkraftwagen 5t (HKP 902) là tên một dự án sản xuất pháo tự hành xung kích hạng nhẹ phục vụ quân đội Đức trong thế chiến II.Chỉ có hai mẫu được sản xuất và gửi đến Bắc Phi cùng với quân đội.Cả hai chiếc đều bị thất lạc trong khi chiến đấu.

Thiết kế sửa

Việc phát triển được bắt đầu vào năm 1936 khi hãng Büssing-NAG đưa ra hợp đồng thiết kế một loại pháo tự hành xung kích hạng nhẹ lắp ráp trên khung xe bán xích với động cơ được gắn đằng sau.Trong bốn mẫu được lắp ráp trên khung xe bán xích HKP 902, chỉ có mẫu 9009-2012 được sản xuất, cả hai đều được trang bị pháo chính Rheinmetall-Borsig's 7.5 cm L/40.8 gắn trên tháp pháo có thiết kế mở.

Khẩu pháo có thể hạ xuống được 8° và nâng lên được 20°.Nó bắn ra đạn nặng 6.8 kg K.Gr. rot Pz. (APCBC) với tốc độ bay 685 m/giây và đạn 5.85 kg Sprenggranate (HE) với tốc độ bay 485 m/giây.Nó có thể mang theo 35 viên đạn.Lớp giáp bọc trên đỉnh được thiết kế để đỡ được đạn 7.92 mm, phần trước dày 20 mm, phần sườn dày 14.5 mm và 10 mm, phần sau dày 10 mm, phần tháp pháo dày 10.5 mm và dày 5.5 mm ở phần giữa thân tăng-tháp pháo.

Lược sử hoạt động sửa

Hai mẫu được hoàn thành vào năm 1941 và được phân vào trung đội Panzerjäger-Abteilung thuộc tiểu đoàn chống tăng số 605 thuộc lữ đoàn Bắc Phi.Chiếc đầu tiên được nhận vào ngày 17-tháng 1-năm 1942 và chiếc thứ hai được nhận vào ngày 23-tháng 2-năm 1942 tại Tripoli.Trung đội được chuyển đến đoàn riêng của Rommel là Kampfstaffel des Oberbefehlshaber Panzerarmee Afrika vào ngày 8-tháng 3-năm 1942.Chỉ có một chiếc được báo cáo hoạt động vào ngày 25-tháng 5 trong khuôn khổ chiến dịch Venezia, chiếc còn lại bị quân đội Anh bắt được.Về sau, có một bản báo cáo vào ngày 5-tháng 6 do lực lượng Kampfstaffel thông báo rằng chiếc còn lại đã bị phá hủy sau khi hạ gục 3 chiếc tăng của quân địch.Do vậy nên không có tài liệu nào viết về Pz.Sfl. II. ....


 Y Landkreuzer P. 1500 Monster

Landkreuzer P 1500 Monster
LoạiDự án xe tăng siêu nặng
Nơi chế tạo  Đức Quốc Xã
Thông số
Khối lượng1,500 t (1,700 ST; 1,500 LT)
Chiều dài42 m (138 ft)
Chiều rộng18 m (59 ft)
Chiều cao7 m (23 ft)
Kíp chiến đấu100+

Phương tiện bọc thép250 mm (9.8 in) (mặt trước của thân)
Vũ khí
chính
1x pháo 800 mm K (E)
Vũ khí
phụ
2x lựu pháo 15cm sFH 18/1 L/30
pháo tự động 15 mm MG151/15
Động cơBốn động cơ MAN M9v 40/46(dùng cho tàu ngầm, sử dụng nhiên liệu diesel)
2,200 hp
Tầm hoạt độngChưa rõ
Tốc độ15 km/h (9.3 mph)

Landkreuzer P 1500 Monster là tên một dự án sản xuất xe tăng siêu nặng trong thế chiến II do Đức Quốc Xã đảm nhận.Bản thiết kế đã thể hiện những tính năng tốt nhất trong công nghệ quân sự của Đức Quốc Xã thời bấy giờ.

Lược sử thiết kế sửa

Vào ngày 23-tháng 6-năm 1942, bộ quân sự Đức đề đạt một bản thiết kế tăng nặng 1000 tấn và có tên là Landkreuzer P. 1000 Ratte.Hitler sau khi xem xong bản thiết kế cảm thấy rất thích thú nên đã cho dự án tiếp tục được hoạt động.Tháng 12 cùng năm, hãng Krupp thiết kế ra một loại tăng còn lớn hơn, đó chính là P 1500 Monster với trọng lượng lên đến 1500 tấn.

Vào năm 1943, Albert Speer đã cho dừng hoạt động cả hai dự án.

Mục đích thiết kế sửa

Chiếc siêu xe tăng này là một khẩu pháo tự hành lắp ráp pháo 800 mm Schwerer Gustav-cũng do tập đoàn Krupp làm-là khẩu pháo lớn nhất trong lịch sử từng được chế tạo.Viên đạn nặng 7 tấn do nó bắn ra có thể bay xa hơn 37 km(23 dặm) và được thiết kế để hạ gục những pháo đàilô-cốt vững chãi.

Thông số kỹ thuật sửa

Landkreuzer P. 1500 Monster dài 42 m, nặng 1500 tấn với lớp giáp trước dày đến hơn 250 mm và có hệ thống động cơ gồm 4 động cơ MAN U-boat(chuyên dùng cho tàu ngầm), kíp chiến đấu của chiếc siêu tăng này lên đến hơn 100 người.

Vũ khí chính được trang bị là pháo 800 mm Dora/Schwerer Gustav K (E)(thường được lắp ráp trên đường ray) với vũ khí phụ là hai khẩu lựu pháo 150 mm sFH 18/1 L/30 và hai khẩu pháo tự động đa chức năng 15 mm MG 151/15.

Dự án này nhìn sơ qua có vẻ giống như một dự án pháo tự hành hơn là một dự án xe tăng, phía trần có thể mở ra để khai đạn hoặc đóng lại để bảo vệ kíp chiến đấu.Nó được trang bị pháo 800 mm hoặc pháo Karl 600 mm, có thể bắn như một lựu pháo đằng xa mà không cần phải xác định mục tiêu;dựa trên thông số kỹ thuật của các loại đạn mà Landkreuzer P. 1500 Monster bắn thì sức công phá của nó sẽ là rất lớn nếu như được sản xuất.

Vấn đề liên quan đến kỹ thuật và việc sản xuất sửa

Việc thiết kế ra loại tăng siêu nặng Panzer VIII Maus đã đặt ra khá nhiều vấn đề kỹ thuật như:không có động cơ nào phù hợp với một loại tăng như vậy, trục trặc kỹ thuật, vấn đề đường xá khi di chuyển, không thể đậu lại trên cầu và đặc biệt là chúng rất khó để di chuyển khi có máy bay.

Nếu như một loại tăng như Maus còn như vậy thì làm sao mà Landkreuzer P. 1500 Monster có thể hoạt động được mà còn phải tránh tất cả các lỗi kỹ thuật đã từng lặp lại với Maus.Một điểm quan trọng khác là những loại tăng siêu nặng như thế này sẽ luôn là mục tiêu cho máy bay ném bom của quân Đồng Minh.

Liên kết ngoài sửa



 Y Marder I

Marder I
 
Marder I trưng bày tại bảo tàng Musée des Blindés, Sammur
LoạiPháo tự hành chống tăng
Nơi chế tạo  Đức Quốc Xã
Lược sử hoạt động
Phục vụ1942-1944
Sử dụng bởi  Đức Quốc Xã
TrậnThế chiến II
Lược sử chế tạo
Năm thiết kế1942
Số lượng chế tạo170
Thông số
Khối lượng8,200 kg (18,078 lbs)
Chiều dài5.38 m (17.65 ft)
Chiều rộng1.88 m (6.16 ft)
Chiều cao2.00 m (6.56 ft)
Kíp chiến đấu4 đến 5

Vũ khí
chính
7.5 cm PaK 40
Động cơDelahaye 103TT
70 hp
Tầm hoạt động135-150 km (84-93 mi)-khi di chuyển trên đường
Tốc độ34-38 km/h (21-23 mph)-trên đường
15-20 km/h (9-12 mph)-việt dã

Marder I "Marten" (SdKfz 135) là tên một loại pháo tự hành chống tăng phục vụ lực lượng Đức Quốc Xã trong thế chiến II.Marder I được trang bị pháo 75 mm.Phần lớn số Marder I được lắp ráp trên khung Lorraine 37L(một loại xe kéo pháo của quân Pháp mà quân Đức chiếm được hơn 300 chiếc khi nước Pháp thua trận).

Lược sử ra đời sửa

Trong những giai đoạn đầu của chiến dịch Barbarossa, Wehrmacht cảm thấy phải cần những phương tiện chống tăng di động và mạnh hơn so với những pháo chống tăng kéo tời chậm chạp-dễ bị tiêu diệt hay loại pháo tự hành yếu ớt như Panzerjäger I.Điều này trở nên cấp bách khi quân đội Liên Xô đưa ra hai loại tăng mới có sức mạnh rất lớn là T-34 và KV.

Để tạm thời thay thế các loại pháo chống tăng kéo tời, quân đội Đức đã thiết kế ra những loại pháo tự hành chống tăng có hình dạng giống Panzer II và có thể thân sườn là xe Lorraine.Kết quả là sê-ri PTHCT Marder, được lắp ráp vũ khí là pháo 75 mm PaK 40 hoặc lựu pháo 76 mm M1936 (F-22) của quân đội Liên Xô(quân Đức chiếm được rất nhiều trong quá trình tác chiến).

Phát triển sửa

Marder I được phát triển vào tháng 5-năm 1942, nó được trang bị pháo chống tăng 75 mm PaK 40 và lắp trên khung xe kéo pháo Lorraine.Phần cấu trúc thuộc phần ngăn của kíp chiến đấu bị lược bỏ và thay vào đó là phần ngăn đóng-mở mới có lắp pháo;mặt trước phần ngăn này có bọc giáp để bảo vệ kíp chiến đấu khỏi hỏa lực bộ binh.

Giữa tháng 7 và tháng 8 năm 1942, 170 chiếc Marder I được sản xuất thuộc loại lắp trên mẫu khung Lorraine.Một vài nước khác như PhápBa Lan có cải tiến lại Marder I bằng cách thay thế mẫu khung bằng khung tăng hạng nhẹ Hotchkiss H39 và FCM 36, nhưng chúng chỉ được sản xuất với số lượng nhỏ.

Lược sử hoạt động sửa

Chiếc Marder I lắp khung Lorraine đầu tiên được gửi đến mặt trận phía Đông vào năm 1942 và được phân bổ vào các sư đoàn Panzerjäger(chống tăng) và bộ binh.

Sau đây là danh sách các sư đoàn và tiểu đoàn bộ binh có sử dụng PTHCT Marder I, thời điểm trong bảng là phỏng đoán chứ không chính xác hoàn toàn.

Sư đoàn Tiểu đoàn Thời điểm
Sư đoàn bộ binh số 31 Pz. Jg.Abt.31 tháng 8/năm 42 - tháng 12/năm 43
Sư đoàn bộ binh số 35 2.Kp./Pz. Jg.Abt.35 tháng 9/năm 42 - tháng 12/năm 43
Sư đoàn bộ binh số 36 4.Kp./Pz. Jg.Abt.38 tháng 12/năm 42 - tháng 6/năm 43
Sư đoàn bộ binh số 72 3.Kp./Pz. Jg.Abt.72 tháng 9/năm 42 - tháng 12/năm 43
Sư đoàn bộ binh số 206 1./Pz. Jg.Schn. Abt.206 tháng 1/năm 43 - tháng 12/năm 43
Sư đoàn bộ binh số 256 5./Pz. Schnelle-Abt.256 tháng 11/năm 42 - tháng 4/năm 44

Tham khảo sửa



 Y Xe tăng Kliment Voroshilov

Bản mẫu:Fix bunching

Xe tăng Kliment Voroshilov (KV-1 đời 1940)
LoạiXe tăng hạng nặng
Nơi chế tạo  Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1939–45
Sử dụng bởiLiên Xô
TrậnThế chiến II
Lược sử chế tạo
Người thiết kếZh. Kotin, TsKB-2
Năm thiết kế1938–39
Nhà sản xuấtKirov Factory, ChTZ
Giai đoạn sản xuất1939–43
Số lượng chế tạoabout 5,219
Các biến thểKV-2, KV-8(xe tăng phóng lửa), KV-85
Thông số (KV-1 đời 1941)
Khối lượng45 tấn
Chiều dài6.75 m
Chiều rộng3.32 m
Chiều cao2.71 m
Kíp chiến đấu5

Phương tiện bọc thépPhần thân:75mm; Mặt sau: 70mm; Phần đáy: 40mm; Cấu trúc đĩa riềm:40mm; Chỗ lái tăng:75mm; Đỉnh: 40mm; Mặt trước tháp pháo: 70mm; Mặt sườn tháp pháo:70mm; Đỉnh và đáy tháp pháo: 40m; Khiên pháo: 90mm
Vũ khí
chính
pháo 76.2 mm F-34
Vũ khí
phụ
3× hoặc 4× súng máy hạng nhẹ DT
Động cơV-2(12 xi-lanh;chạy bằng diesel)
600 hp (450 kW)
Công suất/trọng lượng13 hp/tấn
Hệ thống treoThanh xoắn
Tầm hoạt động335 km
Tốc độ35 km/h

Bản mẫu:Fix bunching

Xe tăng Kliment Voroshilov 2
 
KV-2
LoạiXe tăng hạng nặng/Pháo tự hành xung kích
Nơi chế tạo  Liên Xô
Lược sử hoạt động
Phục vụ1939–45
Sử dụng bởiLiên Xô
TrậnThế chiến II
Lược sử chế tạo
Người thiết kếZh. Kotin, TsKB-2
Năm thiết kế1938–39
Nhà sản xuấtKirov Factory, ChTZ
Giai đoạn sản xuất1939–43
Số lượng chế tạoKhoảng 255
Các biến thểKV-1, KV-8(xe tăng phóng lửa), KV-85
Thông số
Khối lượng53.1 tấn
Chiều dài6.79 m
Chiều rộng3.32 m
Chiều cao3.65 m
Kíp chiến đấu6

Góc nângkhoảng 37°

Phương tiện bọc thép110mm
Vũ khí
chính
lựu pháo 152 mm
Vũ khí
phụ
3× súng máy hạng nhẹ DT
Động cơV-2k(12 xi-lanh, chạy bằng diesel)
Công suất/trọng lượng10 hp/tấn
Hệ thống treoThanh xoắn
Tầm hoạt động140 km
Tốc độ25.6 km/h

Bản mẫu:Fix bunching

Kliment Voroshilov (KV) là tên một dòng tăng hạng nặng lấy từ tên của nhà chính trị-quân sự nổi tiếng Kliment Voroshilov.KV phục vụ cho quân đội Liên Xô từ trước thế chiến II và một trong những loại tăng hạng nặng hiếm thấy ở thời điểm bấy giờ;chúng được đặc biệt tận dụng vào những năm đầu thế chiến II.Đa phần Panzer III và Panzer IV chỉ được lắp pháo 7.5 cm KwK 37 và 3.7 cm KwK 36 nên dòng KV có thể hạ gục một cách dễ dàng từ bất kì khoảng cách nào.Chỉ đến khi pháo chính của Panzer III-IV được phát triển để hạ gục KV bằng một phát đạn thổi tung hầm sau.Trong suốt cuộc chiến tranh, có khoảng 500 chiếc KV-1 tham chiến trong hơn 22.000 tăng của quân đội Liên Xô.Khi KV-1 bắt đầu tham chiến, nó ngay lập tức trở thành loại tăng hạng nặng mạnh nhất thời bấy giờ(loại tăng hạng nặng Char B1 của quân đội Pháp).Về sau, quân đội Liên Xô thiết kế ra được tăng hạng trung T-34 vừa rẻ mà vẫn sở hữu sức mạnh chết người nên KV được sử dụng khá hạn chế và chỉ được sử dụng để huấn luyện.Vào những năm cuối chiến tranh, dòng KV được sử dụng để làm nền thiết kế ra loại tăng hạng nặng xuất sắc IS.

Lược sử phát triển sửa

Sau khi dự án thiết kế tăng đa nòng T-35 thất bại, quân đội Liên Xô bắt đầu tìm đến một giải pháp khác để thay thế.T-35 được đánh giá là một loại tăng với hỏa lực mạnh, bọc giáp kĩ nhưng động cơ tồi tệ và tính linh động gần như không có.Cuộc nội chiến Tây Ban Nha cho thấy tăng hạng nặng đóng một vai trò khá quan trọng và nó vẫn ảnh hưởng đến việc thiết kế tăng giai đoạn trước thế chiến II.

Một vài bản vẽ thiết kế được hoàn thành, tất cả đều là các loại tăng được bọc giáp nặng, sử dụng hệ thống treo thanh xoắn, bề mặt xích rộng và là các dạng thiết kế hàn dính nhau.Có một bản thiết kế có tên là SMK thiết kế gần giống như T-35 nhưng giảm 5 tháp pháo xuống 2 tháp pháo và vũ khí vẫn giữ nguyên là pháo 76.2 mm/45 mm.Khi SMK được gửi đến, bộ quốc phòng Liên Xô quyết định là chỉ nên có một tháp pháo nhưng được bọc giáp nặng hơn.Một bản thiết kế nữa có tên là KV, phần thân được thiết kế nhỏ hơn và chỉ có một tháp pháo khiến cho việc gia cố giáp ở mặt trước và tháp pháo được dày hơn mà vẫn giữ được trọng lượng nhất định-không quá nặng.

 
Một chiếc KV-2 bị bỏ lại, tháng 6-năm 1941

Khi quân đội Liên Xô bắt đầu cuộc chiến tranh mùa đông với quân Phần Lan, cả ba mẫu bao gồm:SMK-KV-T-100 được gửi đến thực tập ở điều kiện chiến tranh.Lớp giáp bọc nặng của KV đã thể hiện uy lực của nó trước các loại PTHCT của quân đội Phần Lan khiến nó trở nên hữu dụng hơn các bản thiết kế còn lại.Có hai phiên bản KV được đem ra sản xuất đó là KV-1-với tên gọi chính thức là "xe tăng hạng nặng KV-1"(trang bị pháo 76 mm) và KV-2-với tên gọi chính thức là "xe tăng hạng nặng KV-2"(trang bị lựu pháo 152 mm).

Những ưu điểm của KV bao gồm:lớp giáp dày cực của nó không thể nào bị xuyên thủng bởi đa phần các loại PTHCT[1]-trừ khi ở những điểm đen và ở khoảng cách quá gần, hỏa lực mạnh và sự di chuyển êm của xích trên mặt đất.Nhưng dù sao nó cũng có một số nhược điểm quan trọng:hơi khó để lái, hệ truyền động hoạt động không êm, hệ thống công thái học hoạt động yếu và hầu như không có gàu/lồng tháp pháo[2].Thêm nữa là trọng lượng 45 tấn là quá nặng so với KV-1.Nó hoạt động cũng như tác chiến không được linh động cho lắm mặc dù hoạt động tối đa công suất của động cơ và còn không thể vượt qua đa số cầu như các loại tăng hạng trung có thể làm được một cách dễ dàng[3].KV là loại tăng nặng nhất tính đến thời điểm đó và về sau thì Đức cũng có thiết kế một số loại tăng hạng nặng khác.KV không bao giờ được trang bị hệ thống ống lặn để vượt qua sông bằng phần dưới, thế nên nó phải đi qua các loại cầu có đủ khả năng cho nó đi qua.Một vài cải tiến về sau có cố tìm cách nâng cấp động cơ và thêm giáp nhưng KV vẫn không thể đạt được đến tốc độ của các loại xe tăng hạng trung và càng ngày càng gặp nhiều vấn đề khi di chuyển ở các địa hình khác nhau.

Các thiết kế khác sửa

Vào năm 1942, người Đức bắt đầu thiết kế và nâng cấp ra các loại pháo 50 mm và 75 mm nên giáp của KV không còn sở hữu danh hiệu bất khả chiến bại nữa.Ngay cả đối với các loại máy bay như Henschel Hs 129-trang bị pháo tự động MK 101 cũng có thể xuyên thủng giáp sườn, giáp tháp pháo và đỉnh của KV;điều này chứng tỏ KV cần phải gia cố thêm về lớp giáp.KV cũng chỉ mang được pháo chính 76.2 mm trong khi đó tăng T-34 với trọng lượng nhẹ hơn, tốc độ nhanh hơn và chi phí sản xuất rẻ hơn cũng có thể mang được mà còn thực hiện điều đó rất tốt.Điều này bắt đầu ảnh hưởng đến uy tín của KV khi tác chiến cũng như sản xuất.Vào năm 1943, Đức Quốc Xã bắt đầu cho tăng hạng nặng Tiger-I tham chiến, với sức mạnh của pháo 88 mm và giáp dày, KV-1 không còn là đối thủ của Tiger-I nữa-một cuộc thử nghiệm chiếc Tiger bắt được gần Leningrad đã cho thấy pháo chính của KV không thể nào xuyên thủng được giáp của Tiger-I[4].Ngoài ra nó còn rất khó để sản xuất và đắt hơn T-34 rất nhiều.Các nhược điểm trên đã nhanh chóng đặt ra cho KV nhiều thách thức.

Nhưng dù sao, vì thành tích hạ gục được nhiều tăng Đức nên KV vẫn được giữ lại trong đội hình tăng của quân Liên Xô và vẫn tiếp tục được sản xuất.Trong một cuộc nâng cấp, KV được cho sử dụng động cơ 600 hp V-2K-một phiên bản sửa chữa của động cơ tăng T-34 V-2-chạy bằng diesel) và vẫn được trang bị pháo F-34-trong khi đó T-34 cũng được cho sử dụng cùng loại pháo này.

 
KV-1 dòng năm 1942, trưng bày tại bảo tàng tăng Phần Lan, Parola.

Khi việc sản xuất bắt đầu trở nên khó khăn hơn(do Đức Quốc Xã đẩy mạnh các cuộc tiến công bằng máy bay và xe tăng) nên các nhà máy sản xuất phải chuyển lên núi Ural, việc sản xuất tăng KV-2 bị bỏ dỡ.Khác với những lời ca ngợi trên sách báo, tăng KV-2 thực ra gặp một số vấn đề nặng liên quan đến phễu chứa dầu.Nó có tính linh động rất kém, khiến nó trở nên lạc hậu dần trong một chiến trường đầy tính cấp tốc như mặt trận phía Đông.Phần tháp pháo có trọng lượng khá nặng, rất khó để quay sang hai bên trong điều kiện địa hình ghồ ghề và chi phí sản xuất rất đắt.Chỉ có khoảng 250 chiếc KV-2 được sản xuất, tất cả đều trong những năm 1940-1941, khiến nó nằm trong danh sách những loại tăng hiếm được sản xuất nhất.

Để tiếp tục cuộc chiến tranh bên cạnh tăng T-34, KV-1 tiếp tục được cải tiến phần giáp để trở nên hữu dụng hơn khi đối đầu với các vũ khí chống tăng của quân đội Đức.Bản KV-1 được đặt tên là "KV-1 phiên bản năm 1942"(người Đức đặt tên cho phiên bản này là "KV-1C").Phiên bản KV-1C có giáp bọc rất nặng và dày nhưng thiếu đi một số sửa chữa về phần động cơ.Kíp chiến đấu tăng KV-1C than phiền rằng mặc dù được bảo vệ rất tốt nhưng tăng của họ vẫn thiếu đi sự linh động và uy lực trên chiến trường.

Để cải thiện những lời phàn nàn và tính linh động của KV-1, phiên bản KV-1S(tên tiếng Nga:KB-1C) được tung ra chiến trường, với lớp giáp mỏng và nhẹ hơn, phần tháp pháo thấp xuống nhằm cải thiện tốc độ di chuyển.Quan trọng hơn, KV-1S có cu-pôn chỉ huy được bao bọc bởi bộ phóng đại tầm nhìn, chiếc tăng đầu tiên được trang bị hệ thống này.Nhưng khi KV-1S ra đời với lớp giáp mỏng và vũ khí cũng được đánh giá là khá tầm thường đã có một câu hỏi được đặt ra là tại sao các bản cải tiến của KV-1 vẫn được sản xuất chiếm bớt thời gian trong khi đó tăng T-34 cũng có thể làm được y hệt và còn rẻ hơn rất nhiều.Vì thế nên dự án sản xuất tăng hạng nặng của quân đội Liên Xô bị cho dừng hoạt động vào giữa năm 1943.

Vào mùa hè năm 1943, quân Đức bắt đầu cho lộ diện loại chiến xa hạng trung với sức mạnh rất cao Panther ra chiến trường, sự đe dọa đối với các loại xe tăng Xô-Viết bắt đầu lấn át khi vắng bóng các loại tăng hạng nặng.Lực lượng thiết giáp quân đội Liên Xô cần những loại tăng có giáp dày và pháo mạnh hơn để đối đầu lại với số tăng Panther đang tăng lên và số Tiger-I ít ỏi.

Một phiên bản được thiết kế tạm thời KV-85 hoặc Objekt 239.Phiên bản này thật ra là một chiếc KV-1S được lắp tháp pháo mới của tăng IS và được lắp pháo 85 mm D-5T-cũng được lắp trên PTHCT SU-85 và tăng T-34-85.Chỉ có khoảng 148 chiếc KV-85 được sản xuất trước khi dự án sản xuất KV bị cho dừng lại.KV-85 được cho sản xuất vào mùa thu và mùa đông những năm 1943-1944.Chúng được gửi ra mặt trận vào tháng 9-năm 1943.Việc sản xuất tăng KV-85 bị dừng lại vào mùa xuân năm 1944 và sau đó tăng IS-2 bắt đầu đi vào sản xuất với số lượng lớn.

Thiết kế nối tiếp thành công sửa

 
Một chiếc KV-1 bị tiêu diệt tại Olonets, tháng 9-năm 1941(trong khuôn khổ chiến tranh tiếp diễn)

Một dự án thiết kế tăng mới được dựa trên tăng KV-13 được đưa vào sản xuất vào cuối năm 1943.Bởi vì tăng KV đã bị dừng sản xuất nên một sê-ri tăng hạng nặng mới có tên IS bắt đầu xuất hiện.Dự án KV-13 được đặt tên lại thành tăng hạng nặng IS-1(hoặc IS-85 hay dự án Object 237).Sau khi thử nghiệm cả hai loại pháo chính 100 mm hoặc 122 mm, cuối cùng pháo chính D-25T 122 mm được lựa chọn làm vũ khí cho tăng IS, các ưu điểm của nó phải được kể đến như độ nổ của đạn lớn và sức xuyên giáp cao.Pháo chính 122mm D-25T sử dụng đạn nổ xuyên giáp và bột nổ loại lớn, nhưng nhược điểm bao gồm tầm bắn thấp và số đạn mang được không nhiều.Trong khi pháo 122mm D-25T có tốc độ đạn không nhanh bằng pháo 7.5 cm hoặc pháo 8.8 cm của người Đức nhưng sức xuyên của đạn pháo AP có thể xuyên thủng giáp mặt trước của Panther;đạn HE của pháo 122 mm có thể thổi tung phần hầm trước bao gồm hệ thống đĩa và phần thân trước của bất cứ loại tăng hay pháo tự hành nặng nhất từ phe Đức Quốc Xã.Dự án tăng hạng nặng mới mang tên IS-122 thay thế cho dự án tăng hạng nặng IS-85 và được đưa ra sản xuất trên diện rộng.Các phiên bản T-34-85 và SU-85 được cho sử dụng pháo chính 85 mm thay cho pháo 76.2 mm.

Một vài chiếc KV còn sót lại trong quá trình sản xuất được sử dụng cho đến hết cuộc chiến nhưng đa phần đều bị bỏ lại hoặc bị bắn nát.Trung đội canh gác hạng nặng số 260 được cho canh gác ở mặt trận Leningrad, được giao cho một vài chiếc KV-1(đến tận mùa hè năm 1944) để bảo vệ thành phố trước khi được trang bị lại số IS-2.Một trung đội tăng KV được thấy hoạt động ở Manchuria vào tháng 8-năm 1945;một vài chiếc KV-85 được thấy hoạt động ở Crimea vào mùa hè năm 1944.Quân đội Phần Lan sở hữu hai chiếc KV(được đặt biệt danh là "Klimi"), trong hai chiếc KV có một chiếc mẫu 1940 và một chiếc mẫu 1941.Một chiếc KV-2 bị quân đội Đức bắt được vào năm 1945 trong khi chiếc KV-2 đang tác chiến với quân đội Mỹ ở Ruhr.

Các mẫu KV sửa

Lưu ý:quân đội Liên Xô không bao giờ tổ chức sản xuất các mẫu KV-1 trong suốt cuộc chiến, đã từng có các mẫu KV-1 năm 1939(hoặc:M1939, tên Tiếng Nga: Obr. 1939) được cho tham chiến.Nhưng dù sao các mẫu này không có cải tiến gì lớn và chẳng hơn gì bản cũ.Tên kỹ thuật được đặt bởi quân đội Đức(ví dụ như "KV-1A").

 
KV-1 đời 1939
  • KV-1
    • Mẫu năm 1939:mẫu xe tăng KV đầu tiên được sản xuất, mẫu này dễ bị hư hỏng máy nhưng có sức chiến đấu cao khi đối đầu với các loại PTHCT trong chiến tranh mùa Đông.Mẫu 1939 được trang bị pháo 76 mm L-11, trên nòng pháo có lắp ráp bộ phận thu hồi nhiệt.Phần lớn không được lắp súng máy ở thân.Có khoảng 141 chiếc loại này được sản xuất.
    • Mẫu năm 1940(tên tiếng Đức:KV-1A):được trang bị pháo chính F-32 76 mm và lắp khiên chắn mới.Được sản xuất nhiều trong thời kì đầu khi Đức xâm chiếm Liên Xô.
    • Mẫu năm 1940 s ekranami ("with screens-tạm dịch:được trang bị bộ lọc") hoặc KV-1E:được gia cố thêm phần giáp và trang bị pháo chính F-32.
    • Mẫu năm 1941(tên tiếng Đức:KV-1B):phần tháp pháo, thân và sườn được gia cố giáp từ 25 mm lên 35 mm.Phần tháp pháo được thiết kế theo kiểu gắn thay vì hàn lại với nhau.Mẫu này được trang bị pháo chính nòng dài F-34 và về sau thay thế lại bằng pháo ZiS-5 76.2 mm.
    • Mẫu năm 1942(tên tiếng Đức:KV-1C):phần tháp pháo được thiết kế theo kiểu hàn và mỏng hơn, được gia cố lại phần giáp, động cơ được cải thiện và được trang bị pháo chính 76 mm ZiS-5.
    • KV-1S:một biến thể của phiên bản năm 1942 nhưng có tốc độ di chuyển cao hơn, phần giáp bọc được bố trí mỏng hơn.Tháp pháo mới có thiết kế nhỏ, kiểu gắn, lắp ráp đằng sau thân được sử dụng cho phiên bản này.Có khoảng 1370 chiếc loại này được sản xuất.
    • Panzerkampfwagen KV-IA 753(r) và Panzerkampfwagen KV-IB 755(r):chiếc KV-1 thuộc quyền sở hữu của quân đội Đức.Những chiếc loại này được trang bị pháo chính có tốc độ đạn cao KwK 40 L/43 75-mm-vũ khí của tăng Panzer IV Ausf F2.
  • KV-85:phiên bản KV-1S được trang bị pháo chính 85 mm D-5T và lắp tháp pháo tăng IS-1;phần vũ khí phụ được nối đến bằng một khớp nối cầu chia cắt qua toàn bộ phần thân được hàn lại.Có khoảng 148 chiếc loại này được sản xuất vào khoảng giữa năm 1943 đến tận mùa xuân năm 1944, kiểu KV-85 được xem như là một kiểu tăng thiết kế tạm thời để đợi quân đội Liên Xô hoàn thiện mẫu IS.
  • KV-13:mẫu thí nghiệm tiên tiến thuộc dòng KV, sau này được ứng dụng vào tăng IS.
Bảng so sánh thông số kỹ thuật giữa các loại xe tăng hạng nặng của quân đội Liên Xô trong thế chiến II [5]
T-35 T-100 SMK KV-1
M1940
KV-1
M1941
KV-1
M1942
KV-1S
M1942
KV-85
M1943
IS-2
M1945
IS-3[6]
M1945
Kíp chiến đấu 11 7 7 5 5 5 5 4 4 4
Trọng lượng 45 tấn 58 tấn 55 tấn 43 tấn 45 tấn 47 tấn 42.5 tấn 46 tấn 46 tấn 46.5 tấn
Vũ khí chính 76.2 mm
M. 27/32
76.2 mm
L-11
76.2 mm
L-11
76.2 mm
F-32
76.2 mm
F-34
76.2 mm
ZiS-5
76.2 mm
ZiS-5
85 mm
D-5T
122 mm
D-25T
122 mm
D-25T
Lượng đạn mang được 100 viên 111 viên 111 viên 114 viên 114 viên 70 viên 28 viên 28 viên
Vũ khí phụ 2×45 mm,
5×7.62 mm
45 mm 45 mm 2× súng máy hạng nhẹ DT 4×DT 4×DT 4×DT 3×DT 2×DT, DShK 2×DT, DShK
Động cơ 500 hp
M-17M(chạy bằng xăng)
500 hp 850 hp
AM-34
600 hp
V-2K(động cơ diesel)
600 hp
V-2
600 hp
V-2
600 hp
V-2
600 hp
V-2
600 hp
V-2
600 hp
V-2-IS
Dung tích 910 l 600 l 600 l 600 l 975 l 975 l 820 l 520 + 270 l
Vận tốc di chuyển trên đường 30 km/h 35 km/h 36 km/h 35 km/h 35 km/h 28 km/h 45 km/h 40 km/h 37 km/h 37 km/h
Tầm hoạt động(đi trên đường) 150 km 150 km 335 km 335 km 250 km 250 km 250 km 240 km 150 (225) km
Lớp giáp bọc 11–30 mm 20–70 mm 20–60 mm 25–75 mm 30–90 mm 20–130 mm 30–82 mm 30–160 mm 30–160 mm 20–220 mm

Biến thể sửa

 
Xe tăng hạng nặng KV-2 với tháp pháo thiết kế rất lớn.Phiên bản này khác với phiên bản được sản xuất một vài chỗ.Nó có biệt danh là "Dreadnought"-theo kíp chiến đấu[7]
  • KV-2 (334):xe tăng hạng nặng được trang bị lựu pháo M-10 152 mm, KV-2 được sản xuất cùng thời điểm với KV-1.Vì trọng lượng quá nặng của tháp pháo và vũ khí nên KV-2 có tốc độ di chuyển và độ linh động còn tệ hại hơn KV-1 mặc dù hỏa lực của nó có thể thổi tung bất cứ loại tăng Đức đối đầu vào thời điểm bấy giờ.Số KV-2 bị quân Đức được đặt tên kỹ thuật lại là "(Sturm)Panzerkampfwagen KV-II 754(r)".
  • KV-8 (42):là phiên bản KV-1 lắp ráp vũ khí là súng phóng lửa(phun lửa) ATO-41 trong tháp pháo, bên cạnh súng máy.Để có thể đáp ứng đủ chỗ rộng trong tháp pháo, pháo chính 76.2mm được thay bằng pháo chính nhỏ hơn 45 mm M1932, mặc dù bề ngoài nó nhìn khá giống các loại pháo tiêu chuẩn 76 mm.
  • KV-8S (25):phiên bản có súng máy đồng trục thay bằng súng phóng lửa ATO-41, pháo chính được thay thế bằng pháo 45 mm.
  • KV-14:mẫu pháo tự hành được trang bị lựu pháo 152 mm, về sau được đặt tên lại là SU-152.

Lược sử hoạt động sửa

Raseiniai sửa

 
Một chiếc KV-1 bị bốc cháy gần Voronezh vào năm 1942

Khi chiến dịch Barbarossa bắt đầu, lực lượng thiết giáp Liên Xô có trong tay 508 chiếc KV mới[8].Vì vậy chúng tỏ ra khá mạnh khi đối đầu với những loại tăng nhẹ hơn như Panzer III và Panzer IV, quân đội Đức chỉ có thể dựa vào pháo phòng không FlaK 88 mm hoặc lựu pháo với cỡ nòng 105 mm trở nên để hạ gục KV.Nhưng KV và T-34 được vận chuyển với số lượng không nhỏ và hoạt động khá lẻ tẻ nhưng đến chiến dịch Raseiniai, chúng được sử dụng khá triệt để để đối đầu lại lực lượng tăng Đức.Từ ngày 23-ngày 24/tháng 6, một chiếc KV-2 đơn lẻ đã hạ gục một vài đơn vị của sư đoàn Panzer số 6 cả ngày trên đầu cầu thuộc sông Dubysa ở phía dưới Raseiniai, Lithuania;phá hoại làm chậm đoàn Panzergruppe 4 tại Leningrad[9] cho đến khi nó hết sạch đạn và kíp chiến đấu phải bỏ chiếc tăng-đầu hàng.

Trong khuôn khổ các chiến dịch Panzer(Panzer Operations), tăng KV-1 mặc dù tiêu diệt được nhiều tăng địch, phá hủy được nhiều khẩu FlaK 88 mm nhưng cuối cùng vẫn bị tiêu diệt bởi những khẩu FlaK 88 mm bên cạnh.Kíp chiến đấu trong tăng thường bị bất tỉnh khi bị trúng đạn và chỉ đồng ý để bị giết bằng lựu đạn họ mang theo.Họ được chôn trong niềm danh dự, dũng cảm nhưng nhìn chung là khá bất thường so với các quân đội khác.Nhiều người cho rằng tác giả của việc này Erhard Raus(chỉ huy tập đoàn Panzer số 6) đã ra lệnh làm như vậy[10].

Krasnogvardeysk sửa

Vào ngày 14-tháng 8-năm 1941, đội tiên phong của sư đoàn tăng-thiết giáp Panzer số 8 tiếp cận Krasnogvardeysk (Gatchina) gần Leningrad (St Petersburg) và lực lượng Xô-Viết duy nhất còn lại ở đó chỉ là 5 chiếc KV-1 được cho ẩn náu kỹ lưỡng, được chôn bên dưới bề của một bãi đầm lầy.Chiếc KV-1 số hiệu 864 có chỉ huy là trung úy huyền thoại Zinoviy Kolobanov.


Quân Đức tấn công Krasnogvardeysk theo ba hướng.Ở gần Noviy Uchkhoz chỉ có một lối đi duy nhất để vượt qua bãi đầm lầy và chỉ huy của 5 chiếc KV quyết định chọn địa điểm này để ấn nấp và đột kích bất ngờ.Trung úy Kolobanov đã nghiên cứu kỹ lưỡng địa hình và các bước đi của quân Đức, ông đã phân đội của mình đến các địa điểm từ đêm hôm trước.Mỗi chiếc KV-1 mang theo hai đến ba viên đạn xuyên giáp hạng nặng.Kolobanov đã dặn lực lượng không được khai hỏa khi chưa có lệnh và phải đặc biệt lắng nghe kỹ lưỡng-không được manh động.Nhưng vì nhiều lí do nên ông ta không thông báo cho cả đội theo như kế hoạch ông định sẵn bên trên mà quyết định hành động một mình vì chỉ cần một chiếc KV-1 khi hành động đúng lúc có thể cho cả đội bên Đức bị tiêu diệt.

Vào ngày 14-tháng 8, đội tiên phong phe Đức đi đúng ngay hướng mà lực lượng Liên Xô đã mai phục sẵn một cách kỹ càng, ngay đầu tiên chiếc KV của Kolobanov đã hạ gục chiếc tăng chỉ huy với chỉ một phát đạn nhẹ nhàng.Những chiếc còn lại trong đội tiên phong tưởng rằng chiếc dẫn đầu đã bị vấp mìn và mắc kẹt ở đâu đó.Cả đoàn tăng Đức dừng lại quan sát, vô tình biến mình thành con mồi béo bở cho Kolobanov, ngay lập tức chiếc KV-1 do trung úy chỉ huy bắn nát chiếc tăng thứ hai.Đến lúc này, đoàn xe tăng đã phát hiện họ bị bắn lén, chúng bắn lung tung vì không biết hướng bắn của Kolobanov, chiếc KV-1 của ông nhẹ nhàng hạ nốt chiếc xe tăng còn lại, như kiểu hạ gục toàn bộ đoàn tăng chỉ bằng một cú đấm uy lực.

Mặc dù lực lượng Đức biết được hướng bắn nhưng họ chỉ có thể quay xe tăng và bắn lung tung về hướng đó trong khi xe tăng của phe kia vẫn có thể hướng được chính xác kẻ thù và chỉ cần một phát đạn duy nhất.Xe tăng của phe Đức tiếp tục di chuyển ra khỏi đường trượt xuống vùng đất mềm càng tạo điều kiện cho chiếc tăng của Kolobanov tiêu diệt nhiều hơn;có tổng cộng 22 chiếc xe tăng và thêm 2 khẩu pháo kéo tời bị tiêu diệt bởi chiếc tăng số 864 của Kolobanov.Để ghi công nhiều hơn, Kolobanov ra lệnh cho lực lượng tăng của mình tiêu diệt thêm 21 chiếc xe tăng Đức nữa trong khi chỉ còn có 30 phút nữa là trận đấu kết thúc.Có tổng cộng 43 chiếc xe tăng Đức bị tiêu diệt chỉ bởi 5 chiếc KV-1.

Sau trận đấu, kíp chiến đấu của chiếc KV-1 số 864 tiêu diệt được hơn 135 chiếc tăng và không có chiếc tăng Đức nào xuyên nổi giáp của chiếc KV-1 này.Trung úy Kolobanov được trao tặng huy chương Lenin(Order of Lenin), trong khi đó người lái tăng Usov được trao tặng huy chương Đỏ(Order of the Red Banner).Về sau, trong trận chiến mùa đông, trung úy Kolobanov lại một lần nữa ghi công vang dội và được sách báo ca ngợi ngớt lời.Sau thế chiến II, ông được di chuyển về hoạt động tại Đông Đức và nghỉ hưu sau một cuộc đào tẩu đến Anh.

Trận đánh Krasnogvardeysk được đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng của Liên Xô rất nhiều.Một đài tưởng niệm tại làng Noviy Uchkhoz để kỉ niệm về trận đánh huyền thoại này được xây dựng vào năm 1980, tại nơi đây kỉ niệm chiếc KV-1 của Kolobanov chôn vùi dưới bùn nhưng vì tìm không được nên đành phải sử dụng xe tăng hạng IS-2 để thay thế[11].

Chiến thắng vang dội của quân đội Liên Xô ở đây một phần là do sự chuẩn bị khéo léo của Kolobanov.Một phần là do đa phần số tăng Đức trong trận này là Panzer II(trang bị pháo 20 mm) và một vài chiếc Panzer III(trang bị pháo 37 mm KwK 36 L/46.5).Pháo chính của tăng Đức không có tầm bắn xa và cũng không có uy lực như pháo 76 mm của KV và sự bố trí chật hẹp giữa xích di chuyển cũng làm cho số tăng này kẹt khi di chuyển qua bùn lầy.

Chú thích sửa

  1. ^ Russel H. S. Stolfi. Hitler's panzers east: World War II reinterpreted. tr. 158.
  2. ^ Steven Zaloga. Kv-1 & 2: Heavy Tanks 1939-1945. tr. 9. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  3. ^ Steven J. Zaloga. IS-2 Heavy Tank 1944-73. tr. 3. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  4. ^ Dmitry Pyatakhin. “The New Generation of Soviet Armor vs. Tigers”. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2011.
  5. ^ Zaloga & Grandsen, xuất bản năm 1984: các trang 119, 176
  6. ^ IS-3 Model 1945 onwar.com
  7. ^ Zaloga in năm 1984:trang 118–19
  8. ^ Zaloga & Grandsen 1984:trang 125
  9. ^ Zaloga 1981:10–12, Zaloga 1995:17–20
  10. ^ Raus 2003:26-33
  11. ^ Герой, не ставший героем

Tham khảo sửa

  • Raus, Erhard (2003). Panzer operations: the Eastern Front memoir of General Raus, 1941-1945. Translated by Steven H. Newton. Da Capo Press. ISBN 9780306812477.
  • Zaloga, Steven J (1981). Soviet Heavy Tanks. London: Osprey Publishing. ISBN 0-85045-422-0. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  • Zaloga, Steven J. and James Grandsen (1984). Soviet Tanks and Combat Vehicles of World War Two. London: Arms and Armour Press. ISBN 0-85368-606-8.
  • Zaloga, Steven J., Jim Kinnear, and Peter Sarson (1995). KV-1 & 2 Heavy Tanks 1939–1945. Oxford: Osprey Publishing. ISBN 1-85532-496-2.

Liên kết ngoài sửa



Danh sách các loại pháo tự hành xung kích

Pháo tự hành xung kích(pháo hỗ trợ bộ binh) là các loại pháo được thiết kế kéo hoặc lắp trên xe bọc giáp nhằm mục đích hỗ trợ bộ binh và các phương tiện chiến đấu khác.Chúng thường bắn ra các loại đạn công phá, đạn HE và được cung cấp đạn bởi các đơn vị bộ binh riêng lẻ.

Pháo tự hành xung kích kéo tời sửa

Cỡ nòng (mm) Tên pháo Quốc gia sản xuất Giai đoạn thiết kế-sản xuất
37 mm Canon d'Infanterie de 37 modèle 1916 TRP   Pháp Thế chiến I
37 mm Type 11 infantry gun(pháo hỗ trợ bộ binh mẫu 11)   Nhật Bản Thế chiến II
37 mm 37-mm trench gun M1915(pháo hỗ trợ bộ binh để hầm 37-mm M1915)   Nga Thế chiến I
38 mm Hughes Breech-loading cannon(pháo tự hành xung kích giật nòng lên đạn Hughes)   Mỹ Nội chiến nước Mỹ
40 mm 1.59 inch Breech-Loading Vickers Q.F. Gun, Mk II(pháo tự hành xung kích giật nòng lên đạn Vickers Q.F.)
(tên phổ biến "pháo tự động Vickers-Crayford"
  Anh Thế chiến I
65 mm Cannone da 65/17 modello 13   Ý Thế chiến I
70 mm Cannone da 70/15   Ý Thế chiến I
70 mm Type 92 Battalion Gun   Nhật Bản Thế chiến II
75 mm 75 mm Schneider-Danglis 06/09   Hy Lạp Thế chiến I
75 mm Bofors 75 mm L/20   Thụy Điển Giai đoạn giữa hai cuộc chiến
75 mm Cannone da 75/27 modello 11   Ý Thế chiến I
75 mm Škoda 75 mm Model 1928   Tiệp Khắc Thế chiến II
75 mm Škoda 75 mm Model 1936   Tiệp Khắc Thế chiến II
75 mm Škoda 75 mm Model 1939   Tiệp Khắc Thế chiến II
75 mm leIG 18   Đức Quốc Xã Thế chiến II
75 mm leIG 18 F   Đức Quốc Xã Thế chiến II
75 mm IG 37   Đức Quốc Xã Thế chiến II
76 mm 76 mm Canon de 76 Fonderie Royale des Canons   Bỉ
76.2 mm QF 12 pounder 8 cwt-pháo hải quân đặt trên đất   Anh những năm 1890 - những năm 1910
76.2 mm 7.62 cm Infanteriegeschütz L/16.5   Đế chế Đức Thế chiến I
76.2 mm 76-mm regimental gun M1927   Liên Xô Thế chiến II
76.2 mm 76-mm regimental gun M1943   Liên Xô Thế chiến II
77 mm 7.7 cm Infanteriegeschütz L/20   Đế chế Đức Thế chiến I
77 mm 7.7 cm Infanteriegeschütz L/27   Đế chế Đức Thế chiến I
105mm Skoda 105 mm Model 1939   Tiệp Khắc Thế chiến II
150 mm 15 cm sIG 33   Đức Quốc Xã Thế chiến II
150 mm Skoda 150 mm Model 1918   Áo-Hung Thế chiến I

Pháo hỗ trợ bộ binh vận động tự hành(pháo tự hành xung kích) sửa

Pháo hỗ trợ bộ binh vận động tự hành(pháo tự hành xung kích) thường là các loại xe thiết giáp lắp pháo và dùng để hỗ trợ bộ binh là chính.Các loại pháo này thường được lắp phía trước thân xe và được bọc giáp nặng phía trước.

Cỡ nòng (mm) Tên pháo Quốc gia sản xuất Giai đoạn sản xuất
47 mm Semovente 47/32   Ý Thế chiến II
57 mm ASU-57   Liên Xô Chiến tranh Lạnh (1951)
75 mm StuG III   Đức Quốc Xã Thế chiến II
75 mm StuG IV   Đức Quốc Xã Thế chiến II
76.2 mm SU-76   Liên Xô Thế chiến II (1942)[1]
76.2 mm SU-76i   Liên Xô Thế chiến II (1943)[2]
85 mm ASU-85   Liên Xô Chiến tranh Lạnh
96 mm Xe tăng hạng nặng Tortoise (A39)   Anh Thế chiến II
100 mm SU-100   Liên Xô Thế chiến II (1944)[3]
105 mm StuH 42   Đức Quốc Xã Thế chiến II
114 mm BT-42   Phần Lan Thế chiến II
122 mm SU-122   Liên Xô Thế chiến II
122 mm ISU-122   Liên Xô Thế chiến II (1943)[4]
150 mm Sturmpanzer IV   Đức Quốc Xã Thế chiến II
150 mm 15 cm sIG 33 (Sf) auf Panzerkampfwagen I   Đức Quốc Xã Thế chiến II
150 mm 15 cm sIG 33 auf Fahrgestell Panzerkampfwagen II   Đức Quốc Xã Thế chiến II
150 mm 15 cm sIG 33/1 lắp ráp trên thân Panzer III   Đức Quốc Xã Thế chiến II
150 mm 15 cm sIG 33 (Sf) auf Panzerkampfwagen 38(t)   Đức Quốc Xã Thế chiến II
152 mm SU-152   Liên Xô Thế chiến II (1943)[5]
152 mm ISU-152   Liên Xô Thế chiến II (1943)[6]
380 mm Sturmtiger   Đức Quốc Xã Thế chiến II

Chú thích sửa

  1. ^ Zaloga 1984, trang 156.
  2. ^ Zaloga 1984, trang 180.
  3. ^ Zaloga 1984, trang 183.
  4. ^ Zaloga 1984, trang 177–178.
  5. ^ Zaloga 1984, trang 165.
  6. ^ Zaloga 1984, trang 176.

Tham khảo sửa

  • Zaloga, Steven J., James Grandsen (1984). Soviet Tanks and Combat Vehicles of World War Two, London: Arms and Armour Press. ISBN 0-85368-606-8.


 Y Panzerwerfer

Panzerwerfer là tên một trong hai loại xe háp trắc phóng tên lửa phục vụ cho lực lượng Đức Quốc Xã trong thế chiến II.Một trong hai mẫu đó là 5 cm Panzerwerfer 42 auf Selbstfahrlafette Sd.Kfz.4/1(dựa trên xe tải háp trắc "Maultier") và 15 cm Panzerwerfer 42 auf Schwerer Wehrmachtsschlepper(hoặc "Panzerwerfer auf SWS").

Thông tin kỹ thuật sửa

Panzerwerfer 42 auf Maultier có trọng lượng khoảng 7.1 tấn, dài 6 mét, rộng 2 mét và cao gần 3 mét.Nó có thể đạt đến tốc độ khoảng 40 km/h.Những loại xe dòng này đều mang một hệ thống phóng Nebelwerfer 42, Panzerwerfer được trang bị động cơ Opel.Các kỹ sư Đức thiết kế kiểu hệ thống này để nhận thấy rõ những vết khói thấy rõ đằng sau hệ thống phóng tên lửa Nebelwerfer.Hệ thống này gồm 10 ống phóng và có thể phóng hơn 20 tên lửa đủ sức để cày nát toàn bộ khu vực tác chiến.

Danh tiếng của Panzerwerfer đối với quân Đồng Minh sửa

Mặc dù có độ chính xác không bằng các loại lựu pháo khác nhưng Panzerwerfer có thể phóng tới tấp cùng một lúc hơn 20 quả tên lửa khiến cho đối thủ không kịp trở tay, gây nên tầm ảnh hưởng trên diện rộng vì vậy Panzerwerfer được sử dụng khá rộng rãi trong suốt cuộc chiến.Một vài chiếc Panzerwerfer còn có lắp súng máy ở trên đỉnh xe.Nó được quân Đồng Minh đặt tên cho Panzerwerfer là "Moaning Minnie"-tạm dịch:"Minnie rên rỉ" bởi vì tiếng ồn khủng khiếp mà nó gây ra khi phóng hỏa, tương tự như khẩu pháo tự hành Nebelwerfer.



 Y 2 cm KwK 30

2 cm KwK 30 L/55(2 cm Kampfwagenkanone 30 L/55) là tên một loại pháo hạng nhẹ cỡ nòng 2 cm được sử dụng để lắp trên xe tăng Panzer II.Những phương tiện chiến đấu có sử dụng loại pháo này đều tham gia cả hai cuộc chiến tranh là thế chiến II và nội chiến Tây Ban Nha.

KwK 30 còn được sử dụng để làm mẫu chính cho pháo 20 mm C/30-được gắn trên một vài chiếc Heinkel He 112 và tỏ ra là một loại pháo tấn công hữu hiệu trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.Tuy nhiên việc tấn công trực diện xuống đất bằng máy bay không được Luftwaffe quan tâm lắm nên khẩu pháo không được sử dụng cho các thiết kế sau.

2 cm KwK 30 L/55 có một phiên bản cải tiến đó chính là pháo 2 cm KwK 38 L/55(2 cm Kampfwagenkanone 38 L/55) và cũng được sử dụng trên tăng Panzer II.

Loại đạn sử dụng sửa

Pháo 2 cm KwK 30 sử dụng đạn 20 x 138B.

  • PzGr.(đạn xuyên giáp)
  • PzGr.40(đạn xuyên giáp với cấu tạo hỗn hợp rắn)-có thể xuyên thủng 40 mm giáp ở khoảng cách 100 m và 20 mm giáp ở khoảng cách 500 m)
  • s.Pz.B.41(đạn xuyên giáp với cấu tạo hỗn hợp rắn)
  • 2 cm Sprgr. 39(đạn nổ)

Các loại xe tăng sử dụng sửa

 Y 5 cm KwK 38

5 cm KwK 38 L/42(5 cm Kampfwagenkanone 38 L/42) là tên một loại pháo có cỡ nòng 5 cm do quân đội Đức thiết kế nhằm làm vũ khí chính cho biến thể của tăng Panzer III.Nó được sử dụng trong thế chiến II.Không có mẫu pháo tự hành chống tăng kéo tời nào được thiết kế dựa trên mẫu này.[1]

Loại đạn sử dụng sửa

  • PzGr(đạn xuyên giáp)
  • PzGr. 39(đạn xuyên giáp với đầu đạn thiết kế nhọn)
  • PzGr. 40(đạn xuyên giáp với hỗn hợp cứng)

Các loại xe tăng sử dụng sửa

  • Panzer III(Sd. Kfz. 141)-Ausf.F-J, một vài mẫu trước cũng được trang bị.[1]

Chú thích sửa

  1. ^ a b Rottman, Gordon L. (2008). M3 Medium Tank Vs Panzer III: Kasserine Pass 1943. Osprey Publishing. tr. 20. ISBN 978-1-84603-261-5.


5 cm KwK 39

 
5 cm KwK 39 lắp trên xe bọc thép Sd. Kfz. 234/2 Schwerer Panzerspähwagen "Puma"

5 cm KwK 39 L/60(5 cm Kampfwagenkanone 39 L/60) là tên một loại pháo với cỡ nòng 5 cm do quân đội Đức thiết kế và phát triển và được sử dụng làm vũ khí chính cho tăng Panzer III trong khoảng từ năm 1941-1942[1].Khẩu súng này tỏ ra mạnh hơn khi đối đầu với các loại tăng với tốc độ cao của quân đội Anh và tăng hạng nhẹ M3 Stuart[2].Tuy nhiên khi đối đầu với pháo chính của tăng T-34KV-1 thì nó lại tỏ ra yếu hơn và nhanh chóng bị thay thế bởi pháo 7.5 cm KwK 37-loại pháo này có thể bắn ra đạn HEAT[1].Pháo 5 cm KwK 39 L/60 được lắp ráp trên xe bọc thép Puma.Phiên bản PTHCT kéo tời có tên là 5 cm PaK 38.

Loại đạn sử dụng sửa

PzGr (đạn xuyên giáp) PzGr. 39 (đạn xuyên giáp với đầu đạn nhọn) PzGr. 40 (đạn xuyên giáp với hỗn hợp cứng) PzGr. 40/1 (đạn xuyên giáp với hỗn hợp cứng) 5 cm Sprgr.Patr.38 (đạn nổ)

Các loại xe tăng sử dụng sửa

Phiên bản sử dụng trên máy bay sửa

  • Pháo BK 5 hạng nặng

Chú thích sửa

  1. ^ a b c Rottman, Gordon L. (2008). M3 Medium Tank Vs Panzer III: Kasserine Pass 1943. Osprey Publishing. tr. 20. ISBN 978-1-84603-261-5.
  2. ^ Rottman, Gordon L. p.4-5


 Y Flakpanzer I

Flakpanzer I là tên một loại pháo phòng không tự hành lắp ráp trên thân Panzer I và là một trong những loại vũ khí hiếm mà Đức Quốc Xã từng sản xuất để tham chiến trong thế chiến II.Tên chính thức của nó là Sd.Kfz.101 (Phương tiện có mục đích đặc biệt số 101).

Lược sử phát triển sửa

Flakpanzer I được phát triển trong thời gian trận chiến nước Pháp khi các tướng lĩnh Đức nhận thấy rằng các khẩu pháo phòng không không bao giờ được bảo vệ kỹ lưỡng.Lực lượng Waffenamt quyết định kết hợp giữa pháo phòng không hạng nhẹ và thân tăng Panzer I.Khung tăng Panzer I được sử dụng đơn giản là vì nó rẻ và dễ sản xuất.Việc sản xuất và nâng cấp được giao cho nhà máy Stoewer.

Có tất cả 24 pháo phòng không loại này được phát triển.Trong quá trình nâng cấp-phát triển phần cấu trúc trước và hoàn thiện phần bọc ngăn động cơ nhưng số cải tiến này bị lược bỏ nhằm tạo ra nhiều chỗ trống hơn.Để cân bằng sức nặng của Flakpanzer I phần giáp trước được di chuyển lên phía trước 18 mm.Phần cánh treo ở hai bên được bọc bằng một lớp phiến sắt mỏng nên rất dễ bị bắn nát.Khi hoạt động chúng uốn lại xuống phía dưới để giữ nguyên thăng bằng cho pháo phòng không.Để tạo ra thêm chỗ trống trong xe tăng(vì Panzer I là một chiếc xe tăng khá nhỏ), phần radio và điện đàm bị gỡ bỏ, việc liên lạc được giao cho bộ binh cầm.Vũ khí chính của xe là pháo phòng không FlaK 38, bộ binh cầm pháo được trang bị súng trường Karabiner 98k.Để dễ đi vào xe pháo phòng không, khẩu pháo phòng không FlaK 38 được di chuyển hơi lệch về phía bên phải.Đạn được chứa dưới ghế của lái tăng và đằng sau người thay đạn.Mặc dù thi hành nhiều biện pháp để tạo ra chỗ trống cho xe nhưng cuối cùng vì tăng Panzer I có chỗ trống quá ít nên một cặp rơ-móc Sonderanhänger 51 được sử dụng.Lượng đạn dự trữ và súng được cất xuống dưới gầm rơ-móc.

Lược sử hoạt động sửa

Chỉ có một đơn vị duy nhất là Fla.-Btl.(mot) 614(tiểu đoàn FlaK 614) được trang bị số xe phòng không Flakpanzer I này.Số Flakpanzer I này được lắp ráp vào năm 1941 và được chuyển đến đóng quân tại Romania cùng năm.Từ đó chúng được chuyển đến phần nam thuộc mặt trận phía Đông.Trong quá trình hoạt động, Flakpanzer I có thể bắn hạ được một vài chiếc máy bay nhưng chúng được sử dụng chủ yếu để bắn hạ các mục tiêu ở mặt đất.Vì sự bảo vệ quá mỏng manh của lớp giáp nên số Flakpanzer I thường có số thiệt hại cao.Toàn bộ tiểu đoàn bị giải tán vào năm 1943 trong quá trình trận Stalingrad, mặc dù đa phần chúng đã có thể bị bỏ rơi tại mặt trận hoặc bị phá hủy trước đó.

Liên kết ngoài sửa

  • [2]-Thông tin về Panzer I và Flakpanzer I



 Y Sd.Kfz. 247

Sd.Kfz. 247
LoạiXe bọc thép
Nơi chế tạo  Đức Quốc Xã
Lược sử hoạt động
Phục vụ1937–1945
Sử dụng bởi  Đức Quốc Xã
TrậnThế chiến II
Lược sử chế tạo
Người thiết kếKrupp (Ausf. A), Daimler-Benz (Ausf. B)
Nhà sản xuấtKrupp (Ausf. A), Daimler-Benz (Ausf. B)
Giai đoạn sản xuất1937 (Ausf. A), 1941–43 (Ausf. B)
Số lượng chế tạo10 (Ausf. A), 58 (Ausf. B)
Các biến thểAusf. A
Thông số (Sd.Kfz. 247 Ausf. B)
Khối lượng4.46 tấn (4.39 LT; 4.92 ST)
Chiều dài5 m (16 ft)
Chiều rộng2 m (6.6 ft)
Chiều cao1.8 m (5.9 ft)
Kíp chiến đấu6

Phương tiện bọc thép6–8 mm (0.24–0.31 in)
Động cơHorch(8 xi-lanh, phiên bản làm mát bằng nước 3.8)
81 mã lực hệ mét (80 hp)
Công suất/trọng lượng18.1 HP/t
Hệ truyền động5 x 1
Hệ thống treodây lò xo xoắn
Khoảng sáng gầm23 cm (9.1 in)
Sức chứa nhiên liệu160 l (42 US gal)
Tầm hoạt động400 km (250 mi) (trên đường)
270 km (170 mi) (việt dã)
Tốc độ80 kilômét trên giờ (50 mph)

Sd.Kfz. 247 là tên một loại xe bọc thép do quân đội Đức Quốc Xã chế tạo để phục vụ thế chiến II.Có khoảng 10 chiếc được chế tạo trước chiến tranh và đều thuộc mẫu 6 bánh(Ausf.A) và 58 chiếc được chế tạo trong chiến tranh thuộc mẫu 4 bánh(Ausf.B).Tên chính thức của nó là schwerer geländegängiger gepanzerter Personenkraftwagen (Xe bọc thép hạng nặng di chuyển trong mọi điều kiện).

Mô tả sửa

Sd.Kfz. 247 có thiết kế nắp mở, phần thân được bọc giáp mỏng trên phần bánh xích.Kíp chiến đấu gồm 6 người không được trang bị vũ khí.Nó được dùng để làm xe do thám cho các tiểu đoàn mặc dù trong phiên bản gốc, radio và điện đàm không được trang bị[1].Lớp giáp bọc nhằm chống lại đạn đầu nhọn xuyên giáp 7.92-mm (0.312 in) ở khoảng cách 30 m.Một vài hình ảnh còn lại cho rằng phiên bản Ausf.B được trang bị một nhánh ăng-ten có hình dạng ngôi sao, được gắn bên trong ngăn của kíp chiến đấu và một phần giáp bọc ở đĩa ở phần dưới của thân(xem thêm để biết rõ)[2]

Ausf.A sửa

Krupp chế tạo 10 chiếc Ausf.A dựa trên thân của xe tải L2H143 Protze 6 x 4 vào năm 1937.Động cơ Krupp M305(cơ chế:4 xi-lanh;dung tích:3.5 l;công suất:65 mã lực;cơ chế hoạt động:làm mát bằng nước và chạy bằng dầu) có thể tăng tốc độ lên đến 70 km/h và tầm hoạt động khoảng 350 km[1].Giống như các loại xe khác sử dụng thân xe tải này, Ausf.A không thể di chuyển trên địa hình không bằng phẳng quá nhiều và lái xe thường được nhắc nhở trước về điều này.Nó có trọng lượng khoảng 5.2 tấn (5.1 LT; 5.7 ST);dài 5.2 m;rộng 1.96 m và cao 1.7 m[3].

Ausf. B sửa

Daimler-Benz chế tạo 58 chiếc xe bọc thép loại này vào năm 1941-1942 trên khung của xe tải hạng nặng 4 x 4 s.Pkw. Typ 1c.Nó được trang bị động cơ Horch(cơ chế:8 xi-lanh;dung tích:3.823 l;sử dụng dầu để chạy), có thể đạt đến tốc độ khoảng 80 km/h và có tầm khoảng 400 km[1].

Lớp giáp bọc sửa

Độ dày nhìn theo hướng ngang và nghiêng Mặt trước Cạnh sườn Mặt sau Đỉnh/cấu trúc tháp pháo
Cấu trúc trên 8 mm (0,31 in)/38° 8 mm (0,31 in)/35° 8 mm (0,31 in)/30° thiết kế mở
Thân 8 mm (0,31 in)/35° 8 mm (0,31 in)/35° 8 mm (0,31 in)/36° 6 mm (0,24 in)

Thông số kỹ thuật sửa

Nguồn tin cậy nhất được lấy từ Jentz, đã được đề cập ở phía trên.

Chú thích sửa

  1. ^ a b c Chamberlain và Ellis, trang 205
  2. ^ Jentz, trang 50-53
  3. ^ Jentz, trang 49-50

Tham khảo sửa

  • Chamberlain, Peter (1978 (1993)). Encyclopedia of German Tanks of World War Two: A Complete Illustrated Directory of German Battle Tanks, Armoured Cars, Self-propelled Guns, and Semi-tracked Vehicles, 1933–1945. Jentz, Thomas L. London: Arms and Armour Press. ISBN 1-85409-214-6. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • Jentz, Thomas L. (2001). Panzerspaehwagen: Armored Cars Sd.Kfz.3 to Sd.Kfz.263. Panzer Tracts. No. 13. Boyds, MD: Panzer Tracts. ISBN 0-9708407-4-8.

Liên kết ngoài sửa




 Y Leichter Panzerspähwagen

Leichter Panzerspähwagen
 
Một chiếc xe bọc thép Sd.Kfz 222 bị phá hủy
LoạiXe bọc thép
Nơi chế tạo  Đức Quốc Xã
Lược sử hoạt động
Sử dụng bởiĐức Quốc Xã, Trung Quốc
TrậnThế chiến II
Lược sử chế tạo
Người thiết kếEisenwerk Weserhütte
Nhà sản xuấtAuto Union, F. Schichau
Giai đoạn sản xuất1935 - 1944
Thông số
Khối lượng4000 kg
Chiều dài4.8 m
Chiều rộng1.95 m
Chiều cao1.7 m
Kíp chiến đấu2

Phương tiện bọc thép5 - 14.5 mm
Vũ khí
chính
1 × Maschinengewehr 34 (trang bị cho phiên bản Sd.Kfz 221)
1 × pháo tự động 2 cm KwK 30 L/55(trang bị cho phiên bản Sd.Kfz 222)
Vũ khí
phụ
1 × Maschinengewehr 34 (trang bị cho phiên bản Sd.Kfz 222)
Động cơHorch 3.5(sử dụng xăng để chạy)
67 kW (90 hp)
Tầm hoạt động300 km (186 mi)
Tốc độtrên đường: 80 km (50 mi)
việt dã: 40 km (25 mi)
 
SdKfz. 222 tại một bảo tàng gồm các bộ sưu tập cổ
 
Quân Anh bắt được chiếc SdKfz 222, Bắc Phi, 1941.

Leichter Panzerspähwagen(tiếng anh:"Light Armoured Reconnaissance Vehicle"-tạm dịch:"xe do thám bọc thép hạng nặng") là tên một dòng xe bọc thép hạng nhẹ do Đức Quốc Xã sản xuất phục vụ từ năm 1935-1944.

Chúng được phát triển bởi hãng Eisenwerk WeserhütteBad Oeynhausen.Phần thân được sản xuất bởi công ty Auto Union tại Zwickau, khâu lắp ráp được giao cho công ty F. Schichau thuộc hãng Elbing và Maschinenfabrik Niedersachsen tại Hanover-Linden.

Nó sử dụng thân sPkw I Horch 801(chuyên dùng cho xe tải hạng nặng) và được bọc giáp theo góc ở phần thân và tháp pháo.

Phần động cơ Horch 3.5 được lắp đằng sau xe với công suất khoảng 67 kW (90 hp) và sử dụng xăng để chạy.Nó có tốc độ di chuyển trên đường khoảng 80 km/h và trên đường việt dã khoảng 40 km/h.Tầm hoạt động tối đa của Leichter Panzerspähwagen là 300 km.

Xe được sử dụng chính bởi các tiểu đoàn Aufklärungs-Abteilung thuộc sư đoàn Panzer;nó hoạt động tương đối tốt và di chuyển trơn tru trong các điều kiện khí hậu-địa hình khác nhau, thí dụ như ở miền tây Châu Âu.Tuy nhiên khi hoạt động tại mặt trận phía Đông và Bắc Phi, độ hoạt động của nó bị hãm lại bớt do điều kiện đi đường(vì đa phần đều là đường đất-việt dã).Trong những trường hợp này, nó sẽ được thay thế bằng xe bọc thép Sdkfz 250.Phiên bản Sdkfz 250/9 thực ra chính là phiên bản Sdkfz 250 với phần tháp pháo giống xe bọc thép Sdfkz 222.

Sdkfz 222 bị quân đội Liên Xô bắt được và thử nghiệm trước khi chế tạo ra loại xe bọc thép hạng nhẹ BA-64.

Phần trước và sườn được bọc giáp bằng thép dày 8 mm.Phần đĩa bảo vệ được bọc giáp dày 5 mm nhằm bảo vệ phần sau, đỉnh và tháp pháo.Hệ thống nhìn sau này được lắp vào trong lớp giáp.Phần đỉnh tháp pháo được bọc bằng một lớp lưới sắt với màn hình chống lựu đạn.

Các biến thể sửa

SdKfz. 221 sửa

Phiên bản nguyên mẫu và là mẫu đầu tiên được sản xuất nhằm mục đích sản xuất.Sdkfz. 221 được trang bị súng máy 7.92 mm Maschinengewehr 34 (MG34), kíp chiến đấu gồm 2 người và hệ thống lái gồm 4 bánh.Lớp giáp bọc chỉ dày có 8 mm nhưng về sau được tăng lên 14.5 mm.

SdKfz 221 mit 2.8cm sửa

Phiên bản được trang bị vũ khí chính là pháo 2.8 cm sPzB 41 trong một tháp pháo được nâng cấp lại.

SdKfz. 222 sửa

Phiên bản này được trang bị pháo tự động 2 cm KwK 30 L/55 và súng máy 7.92 mm MG-34.Kíp chiến đấu gồm 3 người:người điều khiển súng máy, chỉ huy và người thay đạn.Một phiên bản được trang bị pháo 28 mm xuyên giáp.Một vài phiên bản thử nghiệm được trang bị pháo 50 mm.Có khoảng 2 mẫu loại này được hoàn thành.

SdKfz. 223 Panzerfunkwagen sửa

Phiên bản được trang bị radio, được trang bị vũ khí giống 221 cùng một khẩu súng máy 7.92 mm MG34.Được trang bị thêm một vài thiết bị radio với một bộ ăng-ten có bệ lớn(xem hình).Có khoảng 500 chiếc loại này được sản xuất.

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa



Assassin's Creed : Rogue sửa

Assassin's Creed : Rogue là tên một game phiêu lưu thế giới mở kết hợp với hành động ẩn nấp góc nhìn thứ ba được phát triển bởi Ubisoft Sofia và phát hành bởi Ubisoft.Phiên bản Rogue là phần thứ 7 trong series game Assassin's Creed, phiên bản này nối tiếp phiên bản Assassin's Creed IV : Black Flag, xảy ra trước phiên bản III (phát hành năm 2012) và có nhiệm vụ cuối cùng chính là phần mở đầu của bản Unity (phát hành năm 2014).Phiên bản Assassin' Creed : Rogue được cho là phiên bản cuối cùng được phát hành trên hai hệ máy là PS3 và Xbox 360 (Ubisoft thông báo rằng họ sẽ không phát triển dòng game trên hai hệ máy này nữa), trừ series game nhạc điệu Just Dance.Assassin's Creed : Rogue được phát hành trên hệ máy PS3 và Xbox 360 lần lượt vào tháng 11 và tháng 12 năm 2014, game được phát hành trên hệ máy PC vào ngày 10 tháng 3 năm 2015.

Bối cảnh game là vào giữa thế kỉ 18 khi đang xảy ra chiến tranh 7 năm và nhân vật chính là Shay Patrick Cormac - một sát thủ dòng đền phản bội hội sát thủ.Gameplay của phiên bản Rogue rất giống với phiên bản Black Flag ; hệ thống di chuyển kết hợp giữa đi thuyền và đi bộ trên cạn với một vài tính năng mới.

Gameplay sửa

Khía cạnh di chuyển và chiến đấu trên thủy đã được hãng phát triển ứng dụng từ bản Black Flag vào phiên bản Rogue, người chơi nhập vai Shay Patrick Cormac điều khiển con thuyền Morrigan - có khung gầm thấp hơn tiện cho việc di chuyển trên sông ngòi.Morrigan được trang bị thêm nhiều vũ khí thủy chiến như việc rải dầu trơn để sau đó đốt cháy và súng Puckle ; bên cạnh đó quân địch trên tàu cũng có thể đổ bộ sang tàu Morrigan trong lúc giao tranh.Môi trường lạnh giá ở cực Bắc trong game cũng ảnh hưởng ít nhiều đến gameplay trên biển và việc khám phá ví dụ như con tàu Morrigan phải trang bị một mũi cắt băng để có thể di chuyển qua vùng biển bị đóng băng.Các nhiệm vụ dùng chuông lặn để khám phá kho báu không tồn tại trong phiên bản Rogue bởi nước biển ở cực Bắc quá lạnh và người chơi có thể bị chết nếu không lên bờ kịp thời.

Hãng phát triển cho phép người chơi sử dụng một loại vũ khí mới đó chính là súng hơi - một loại vũ khí dùng để hạ kẻ địch từ khoảng cách xa.Súng hơi có thể bắn ra nhiều loại đạn khác nhau (pháo, khí độc,...) .Người chơi còn được trang bị súng phóng bom - cho phép bắn ra đạn gém và nhiều loại đạn khác.Hệ thống chiến đấu cận chiến cũng được sửa đổi chút ít với việc đòn đánh của kẻ địch có thể bị né tránh nhưng chỉ trong một khoảng thời gian - được cho là giống series game Batman : Arkham.Người chơi sở hữu tất cả các kĩ năng mà các sát thủ trước trong dòng game đều có (ưng nhãn - Eagle Vision, trà trộn vào đám đông, trốn trong bụi cây, thực hiện các pha ám sát từ trên không).Súng hơi của Cormac giờ đây có thể bắn ra được loại đạn hơi khí độc và nhân vật chính được trang bị một chiếc khẩu trang để đề phòng.

Phiên bản Rogue cũng cho phép người chơi thực hiện rất nhiều nhiệm vụ phụ và hoạt động khám phá (side missions and actitivies) - 1 điểm được cho là tương đồng với người tiền nhiệm Black Flag.Để phản ánh khía cạnh phản bội trong con người Shay Patrick Cormac, hãng sản xuất đã thêm vào các nhiệm vụ phụ liên quan đến việc ngăn chặn hoạt động của hội The Assassin (Assassin Interception Missions).Các nhiệm vụ phụ này có những nét tương đồng với các nhiệm vụ phụ ở các phiên bản trước chỉ khác ở chỗ thay đổi vai trò, giờ đây Cormac (một sát thủ dòng đền) sẽ chặn thư mật được vận chuyển từ một con chim bồ câu của hội Sát Thủ và giải cứu các đồng đội của mình trong hội khỏi việc bị ám sát bởi các sát thủ thuộc hội đối địch.

Nhân vật chính trong phiên bản Assassin's Creed : Rogue là Shay Patrick Cormac - một thanh niên 21 tuổi thuộc hội The Assassin nhưng khi sự nghiệp trở thành một sát thủ chuyên nghiệp mới chớm nở thì y đã nhanh chóng vỡ mộng và thất vọng với lý tưởng cũng như phương pháp của hội.Cormac dần hồi phản bội và thoát ly khỏi hội The Assassin sau một nhiệm vụ truy hồi mảnh táo Eden dẫn đến thảm họa động đất tại Tây Ban Nha.Về sau, Cormac gia nhập hội The Templar và tình nguyện trở thành một sát thủ chuyên truy lùng các thành viên của hội The Assassin sau khi thấy các chi nhánh cũng như đồng minh của hội The Assassin định lên kế hoạch khủng bố New York.Với tiềm lực và lực lượng dồi dào, Cormac trở mặt giết hại chính các đồng đội cũ của anh - gây nên hậu quả thảm khốc cho hội The Assassin ở khu vực Bắc Mỹ.Nhiệm vụ cuối cùng của Shay Patrick Cormac cũng chính là nhiệm vu đầu tiên của phiên bản Unity, Cormac giết hại Charles Dorian - bố của Arno Dorian ( nhân vật chính trong phiên bản Unity).Các nhân vật khác xuất hiện trong game bao gồm Haytham Kenway - nhân vật phản diện chính trong bản III và cũng là trùm hội The Templar, chủ hội The Assassin ở Bắc Mỹ Achilles Davenport - thầy của nhân vật chính trong bản III Ratonhnhaké:ton, Adéwalé - thuyền phó của đại hải tặc Edward Kenway và là nhân vật chính trong phiên bản DLC Freedom Cry.

Cốt truyện sửa

Bối cảnh ở thời điểm hiện đại được cho là xảy ra một năm sau các sự kiện ở phiên bản Black Flag và một nhân vật vô danh mới đã được mời về để khám phá các kí ức về Shay Patrick Cormac.Trong quá trình khám phá các chuỗi kí ức về Cormac - một sát thủ dòng đền hoạt động trong thời kì chiến tranh 7 năm thì server của hãng Abstergo bị hỏng và toàn bộ các cơ sở đều bị phong tỏa.Melanie Lemay đã thuê người chơi vô danh để tiếp tục khám phá các kí ức về Cormac nhằm khôi phục server và quét dọn toàn bộ hệ thống.

Shay Patrick Cormac là một thành viên mới của hội The Assassin dẫn đầu bởi Achilles Davenport.Achilles nhìn thấy tiềm năng ở con người Cormac tuy nhiên tính cách ngông cuồng cũng như không vâng lời của y làm Achilles cảm thấy mệt mỏi.Nhận thấy rằng nếu giao cho Cormac một trọng trách quan trọng hơn trong hội The Assassin thì tính cách bốc đồng của anh ta có thể sẽ giảm bớt, Achilles ra lệnh cho Cormac đi truy hồi một "tế bào" của hội Templar đã được mã hóa bên trong một báu vật cổ có chứa địa điểm của các mảnh táo Eden (pieces of Eden) - một trong các thành tựu của Nền Văn Minh Đầu Tiên (The First Civilization) và thuộc về Những Người Đến Trước (Those Who Came Before).Báu vật này được cho là đã bị lấy cắp từ tay hội The Assassin và đã gây ra một trận động đất ở Haiti.Được sự giúp đỡ của Benjamin Franklin, Cormac đã tìm thấy nơi cất giấu báu vật này và được ra lệnh đến Lisbon nhằm truy hồi báu vật về.

Tuy nhiên, Cormac bắt đầu nghi vấn về động cơ của hội The Assassin khi mà họ từ chối giao tranh với The Templar qua một cuộc đối thoại cũng như không hứng thú gì trong việc triệt hạ một chỉ huy The Templar - Lawrence Washington.Nghi vấn của Cormac đạt đến đỉnh điểm sau khi y truy hồi được báu vật thì đã gây ra một trận động đất khủng khiếp ở Lisbon và gián tiếp phá hủy toàn bộ thành phố.Cormac dần nhận ra rằng vụ việc động đất lần này có nhiều nét tương đồng với vụ động đất từng xảy ra ở Haiti và cảm thấy kinh hãi khi hội The Assassin quyết định truy hồi các mảnh táo địa đàng Eden còn lại (theo Cormac là sẽ tiếp tục gây ra thảm họa đối nhân loại).Shay Patrick Cormac ăn cướp lấy một bản viết tay hướng dẫn về địa điểm các mảnh táo và tẩu thoát trong khi hội The Assassin tung quân ra truy đuổi y.Cormac chạy đến bờ vực thì đã thà nhảy xuống tự sát còn hơn là để bản thảo rơi vào tay hội Sát Thủ, y bị Louis-Joseph Gaultier de La Vérendrye bắn sau lưng nhưng vẫn nhầm lần là bạn thân Liam đã làm chuyện này.

Cormac sau khi rớt từ vực cao đã được một con thuyền cứu vớt và đưa đến New York.Khi hồi phục, Cormac sử dụng các kĩ năng của hội The Assassin để loại trừ các băng đảng tội phạm ở New York.Hành động này của Cormac đã thu hút được sự chú ý của nhà cầm quyền thành phố George Monro - người về sau đã cho Cormac một cơ hội để cùng nhau tái xây dựng thành phố.Nhận được ân huệ từ Monro, Cormac giúp đỡ quân đội Anh Quốc trong các chiến dịch chống lại quân đội Pháp - The Assassin đang giúp đỡ.Monro về sau tự nhận mình là một thành viên của hội The Templar và mặc dù nghi ngờ lòng trung thành cũng như quá khứ từng là một sát thủ của Cormac nhưng ông vãn cho Cormac một cơ hội để gia nhập hội Hiệp Sỹ Dòng Đền.Nhân vật chính đồng ý nhưng không lâu sau đó Monro đã chết trong một cuộc tấn công vào pháo đài của quân đội Anh.Sau cái chết của Monro, Cormac được Haytham Kenway làm lễ nhậm chức và chính thức gia nhập hội The Templar (lúc bấy giờ Haytham Kenway đang là chủ hội The Templar ở Bắc Mỹ).

Cormac cho Haytham biết rằng các mảnh táo địa đàng Eden không phải là vũ khí mà là công cụ để gắn kết Trái Đất và y thề rằng sẽ ngăn chặn các đồng minh cũ của hồi truy hồi các mảnh táo nhằm tránh gây ra một thảm họa động đất khác.Cormac trên con đường ngăn chặn các đồng đội cũ đã giết hầu hết các thành viên của hội The Assassin, chỉ còn lại Achilles và Liam.Biết được thông tin là Achilles và Liam đang trên đường đến một ngôi đền của Những Người Đến Trước (Those Who Came Before) để truy hồi một mảnh táo Eden, Cormac và Haytham Kenway ngay lập tức đuổi theo.Ở trong ngôi đền, Haytham và Cormac đối mặt với Achilles và Liam nhưng vì muốn tránh một cuộc đổ máu nên Achilles đã vô tình khiến Liam phá vỡ mảnh táo Eden - gây ra một trận động đất lớn khác.Trong khi Haytham truy đuổi Achilles thì Cormac và Liam đánh nhau trong đền ; cuối cùng Cormac giết chết người bạn tha cũ của mình.Cormac đến kịp lúc và xin Haytham tha cho Achilles cũng như thề rằng sẽ ngăn chặn mọi cố gắng của hội Sát Thủ nhằm truy hồi mảnh táo Eden.Haytham vẫn bắn vào hai chân Achilles nhằm khiến y tàn phế như một biên pháp để phòng ngừa.

Với việc làm tàn phế Achilles, Haytham đã gần như diệt trừ hoàn toàn chi nhánh của hội The Assassin tại khu vực Bắc Mỹ tuy nhiên Achilles đã kịp đưa bản thảo dùng để truy tìm các mảnh táo cho các thành viên của hội The Assassin và Cormac được giao nhiệm vụ phải truy tìm bản thảo này.Sau hơn 20 năm tìm kiếm, Cormac đến Versailles giết chết Charles Dorian - bố của Arno Dorian (nhân vật chính trong bản Unity).Cormac lấy lại bản thảo và châm biếm Charles Dorian rằng trong khi cách mạng ở Mỹ sẽ chấm dứt ảnh hưởng của hội The Templar ở khu vực Bắc Mỹ thì một cuộc cách mạng khác sẽ mang lại rất nhiều hi vọng cho hội (cách mạng Pháp).

Ở thời điểm hiện tại, người chơi hoàn thiện kí ức của Cormac.Dưới sự hướng dẫn của Otso Berg - một thủ lĩnh của hội The Templar có kinh nghiệm, các thành viên của tập đoàn Abstergo đã tải trí nhớ của Cormac lên hệ thống mạng của hội The Assassin nhằm tìm hiểu xem Achilles đã tiến gần đến việc hủy diệt Trái Đất như thế nào.Kết quả hiện ra ngay tức thì và điều này đã làm cho hệ thống mạng của hội The Assassin xáo trộn - trong bản Unity người chơi sẽ thấy hội Sát Thủ trả đũa bằng cách hack vào hệ thống của Abstergo hủy hoại toàn bộ các mẫu vật của Những Người Đến Trước và làm một vài server bị hỏng hoàn toàn.Với công lao đã khám phá ra kí ức của Cormac, người chơi vô danh được tập đoàn Abstergo cho hai sự lựa chọn : một là chết và hai là tham gia đội ngũ Abstergo - The Templar thời hiện đại.Màn hình đen kịt trước khi người chơi vô danh đưa ra quyết định.

Phát triển sửa

Trước tháng 3 năm 2014, một phiên bản Assassin's Creed được biết dưới mật danh "Comet" đang được phát triển và dự kiến là trên hệ máy Playstation 3 cũng như Xbox 360.Cuối tháng 3 năm 2014, có thêm thông tin cho biết "Comet" sẽ có bối cảnh vào năm 1758 tại New York cũng như việc di chuyển bằng thuyền trên biển Đại Tây Dương.Phiên bản này sẽ nối tiếp phiên bản Black Flag và sẽ có một nhân vật chính tên là Shay Patrick Cormac.Haytham Kenway ở phiên bản III, Adewalé và Ah Tabai ở phiên bản Black Flag cũng sẽ xuất hiện.

Tựa game chính thức lộ diện vào ngày 5 tháng 8 năm 2014.Chủ nhiệm dự án game Martin Capel cho biết phiên bản Rogue sẽ là dấu chấm hết cho series game về khu vực Bắc Mỹ và nói rằng Rogue được làm ra nhằm phục vụ các fan - những người đã yêu cầu phải có một tựa game Assassin's Creed làm về hội The Templar.Tựa game được làm ra nhằm khuất lấp chỗ trống về cốt truyện giữa hai bản III và IV cũng như tạo ra một mối liên kết mật thiết đến các phiên bản trước.Ngoài studio Ubisoft Sofia thì Rogue còn được phát triển bởi các studio ở Singapore, Montreal, Quebec, Chengdu, Milan và Bucharest.Ubisoft còn cho biết rằng khi đang phát triển hãng đã mường tượng rằng phiên bản Rogue sẽ không có chế độ chơi nhiều người (multiplayer) nhưng sau khi đã được phát hành hãng cũng không thêm nhân vật nào khác để phục vụ chơi nhiều người (multiplayer).

Sự đón nhận sửa

Assassin's Creed : Rogue nhận được nhiều lời khen - chê lẫn lộn.Các website chấm điểm game lớn như GameRankings và Metacritic lần lượt chấm điểm phiên bản Rogue trên PS3 74.06% (dựa trên 32 phiếu) và 72/100 (dựa trên 53 phiếu) ; phiên bản trên Xbox 360 là 73.13% (dựa trên 27 phiếu) và 72/100 (dựa trên 32 phiếu) ; phiên bản trên PC là 69.75% (dựa trên 8 phiếu) và 74/100 (dựa trên 24 phiếu).

Ray Carsillo - làm việc cho tạp chí Electronic Gaming Monthly chấm điểm phiên bản Rogue 8.5/10 ; ông khen ngợi nhân vật chính, cốt truyện thú vị, nhiều vũ khí mới được đưa vào, thiết kế nhiệm vụ mới mẻ (yêu cầu người chơi phải ngăn chặn các nhiệm vụ ám sát thay vì phải đi ám sát như trước đây) và hệ thống chiến đấu được nâng cấp.Tuy nhiên Ray Carsillo chỉ trích tiến độ chậm chạp của cốt truyện, các lỗi thường xuyên xảy ra trong game, thiếu đi khả năng cuốn hút người chơi chơi lại và chế độ multiplayer.Ông kết luận lại rằng : "Phiên bản Rogue thú vị và đáng chơi hơn nhiều so với tôi dự kiến.Rogue đủ hay để ghi dấu ấn của mình trong series song song với việc liên kết cốt truyện của bản III và bản IV.Rogue trở thành một cái kết tuyệt vời cho chuyến phiêu của những sát thủ tại thuộc địa Bắc Mỹ ở thế kỉ 18".

Tạp chí game Eurogamer so sánh phiên bản Rogue với Revelations - một phiên bản AC dùng để gắn kết cốt truyện giữa các bản về Ezio Auditore với bản III , bởi vì Rogue tập trung khai thác và mở rộng các nhân vật cũng như cốt truyện của bản III - IV.Eurogamer cũng chỉ ra rằng mặc dù hệ thống chiến đấu, vũ khí và bối cảnh có phần giống các phiên bản trước (bối cảnh mở rộng thành phố New York ở bản III, hệ thống chiến đấu trên biển - nâng cấp các cửa hàng ở bản IV, dùng radar để phát hiện kẻ địch ở phần multiplayer của bản IV), phiên bản Rogue cũng đã mang đến nhiều sự mới mẻ với việc coi các thành viên của hội The Assassin là kẻ thù (tuy nhiên hệ thống chiến đấu vẫn quá giống các phiên bản trước và chưa thấy có sự thay đổi rõ rệt).Rogue cho người chơi một cảm giác "mới lạ" khi khám phá vùng biển ở cực Bắc.Tuy nhiên cốt truyện của game bị phê phán vì quá ngắn so với các phiên bản trước.

Nhà bình phẩm game Matt Miller - làm việc cho tạp chí Game Informer chấm Rogue 8.25/10.Ông khen ngợi hệ thống nhiệm vụ phụ, hoạt động khám phá và môi trường đa dạng ; gameplay xuất sắc có thêm nhiều sự sửa đổi mặc dù vẫn quá tương đồng với các người tiền nhiệm trong series game.Matt Miller chỉ trích sự lặp lại và thiếu đa dạng của hệ thống chiến đấu cận chiến cũng như việc thiếu đi phần chơi multiplayer.Ông đánh giá về Assassin's Creed : Rogue "Rogue có một thế giới mở rộng lớn để khám phá mặc dù nó thiếu đi một cốt truyện sâu sắc (thiếu đi tính tiểu thuyết - lack of novelty), một gameplay đa dạng và cho phép những người chơi trung thành có thêm hiểu biết về dòng game".Daniel Bloodworth - làm việc cho tạp chí GameTrailers chấm điểm Rogue 7.2/10, khen ngợi các nhân vật ở các phiên bản trước được đưa trở lại, cảnh vật và môi trường trong game tuyệt vời cũng như các nhiệm vụ chặn phá thú vị ; Daniel Bloodworth chỉ trích nhân vật chính dễ đoán trước và đần độn ; các nhiệm vụ đầu game sơ sài ; các trận đánh trùm (boss battles) tẻ nhạt cũng như rất nhiều lỗi.Ông đánh giá về phiên bản Rogue : "Rogue xét ở nhiều khía cạnh được coi là một bản mở rộng của Assassin's Creed : Black Flag tuy nhiên nó đã tạo ra được một chút khác biệt nhờ hoán đổi vai trò của các sát thủ - một cựu sát thủ săn tìm các đồng đội cũ của anh ta".

Daniel Krupa - làm việc cho website chuyên chấm điểm game IGN chấm điểm Rogue 6.8/10.Ông khen cốt truyện lôi cuốn, nhân vật chính có sự đa dạng và môi trường trong thế giới mở tuyệt vời nhưng cũng đồng thời chỉ trích sự đối kháng nhạt nhẽo của các nhân vật, nhiệm vụ phụ thiếu sự thú vị và không truyền được cảm hứng cho người chơi thực hiện chúng, thế giới mở trống rỗng, hệ thống chiến đấu và di chuyển gây nhiều phiền toái - điều mà Daniel Krupa cho rằng không có bất kì sự cải thiện nào.Ông cũng chỉ trích game vì không khuyến khích người chơi khám phá thế giới mở.Mark Walton - làm việc cho website Gamespot chấm điểm Rogue 6/10, chỉ trích cốt truyện quá dễ phán đoán, nhân vật chính không có gì đặc trưng, thiếu đi các nhiệm vụ thú vị cũng như cốt truyện khá mỏng - chưa đào sâu được vào gốc rễ.Ông còn cho rằng phiên bản Rogue giống như một bản DLC của Black Flag được tô điểm lên và chẳng làm được gì trong việc xúc tiến dòng game.Xav de Matos - làm việc blog chuyên đánh giá về game Joystiq chấm điểm game 6/10, phê bình Rogue chẳng đem lại gì mới mẻ cho series game ; ông cho rằng : "Assassin's Creed Rogue thật ra là một nhân bản của Black Flag ở phương diện kỹ năng chiến đấu ; nếu bạn có thể chấp nhận được một dòng game copy - paste đầy hung hăng thì Rogue sẽ đem lại những giây phút thú vị cho bạn".

Doanh số bán ra sửa

Vào ngày 31/12/2014, Ubisoft đã bán ra tổng cộng 10 triệu bản Rogue và Unity.

Chú thích sửa

Tham khảo sửa

Chubengo (thảo luận) 15:27, ngày 17 tháng 9 năm 2015 (UTC) - hoàn thành bài viết Assassin's Creed : Rogue

Assassin's Creed IV: Black Flag
Nhà phát triểnUbisoft Sofia
Nhà phát hànhUbisoft
Thiết kếMartin Capel
Âm nhạcElitsa Alexandrova
Công nghệAnvilNext
Nền tảngMicrosoft Windows, PlayStation 3, Xbox 360
Phát hành
      Thể loạiHành động - phiêu lưu, Hành động ẩn nấp
      Chế độ chơiChơi đơn
      Nguồn Số điểm Thông báo
      IGN 8.5/10(PC) Tốt
      Gamespot 6/10(PC) Trung bình
      Metacritic 74/100(PC) Khá
      Eurogamer 8/10(PC) Tốt
      Gamesradar 2.5/5 sao(PC) Trung bình
      The Edge 8.25/10(PC) Tốt
      EGM 8.5/10(PC) Tốt
      IGN 6.8/10(PC) Trung bình
      GameTrailers 7.2/10 (PC) Khá