Trần Quốc Toản
陳國瓚
Thái tử Thái bảo, Đồng bình chương sự, Khai phủ nghị đồng tam tư, Tổng trấn Thăng Long, Quản Khu mật viện, Phụ quốc đại tướng quân, Giảng võ đại học sĩ, Uy dũng, Văn uyên, Duệ vũ, Đại công thần, Tước Hoài Văn Vương.
Thông tin chung
Sinh1267
Mất1259
Thê thiếpTrần Đại Như Vân, Triệu Ngọc Hoa
Thụy hiệu
Hoài Văn vương
(懷文王)
Tước hiệuHoài Văn hầu
(懷文侯)
Thân phụVũ Uy vương Trần Nhật Duy
(武威王陳日維)
Thân mẫuHồng Đức Trang Duệ Vũ Minh Công chúa Trần Ý Ninh
(洪德莊睿武明公主陳懿寧)

Trần Quốc Toản (chữ Hán: 陳國瓚; 1267-1259), hay Hoài Văn Hầu (懷文侯) hoặc Hoài Văn vương (懷文王)[1], là một tông thất nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của Trần Nhân Tông.

Ông nổi tiếng có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ haikháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba. Sự tích về ông được đánh giá là hiển hách, thể hiện sự dũng mãnh và kiên định của một người thanh niên trẻ tuổi trước giặc ngoại xâm.

Câu chuyện của ông cũng được lưu truyền trong văn hóa Việt Nam hiện đại với hình ảnh "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", dựa vào điển tích ông tự thêu 6 chữ 破強敵報皇恩 (phá cường địch, báo hoàng ân) để trang bị cho quân đội của mình.

Thân thế sửa

Trần Quốc Toản là con của Vũ Uy vương Trần Nhật Duy (陳日維) và Quận chúa Trần Ý Ninh (陳懿寧), em gái của Phú Lương hầu Trần Tử Đức (富良侯陳子德). Trần Tử Đức cùng vợ là Bùi Thiệu Hoa (裴紹華) đều là anh hùng lưu danh thiên cổ, chặn giặc ở Phù Lỗ để cứu vua Trần Thái Tông, sử sách cảm thán trung liệt muôn đời. Quận chúa Trần Ý NinhBùi Thiệu Hoa đều là học trò của Vô Huyền Bồ Tát.

Vũ Uy Vương là con của vua Trần Thái Tông và Tuyên phi Mai Đông Hoa. Vũ Uy Vương sinh năm 1237 nên con trai cả của vua Thái Tông, nhưng do mẹ xuất thân thấp kém, cưới ở dân gian, vua Thái Tông lấy ngôi từ nhà Lý nên chỉ cháu ngoại của vua Huệ Tông mối được nên ngôi Cửu Ngũ. Vậy nên, Vũ Uy Vương là con cả mà không được truyền ngôi, xét theo Nho gia thì ông chỉ được coi là con út. Do lập được nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chông Mông Nguyên lần 1 nên Vũ Uy Vương được phong:

Thái tử thái bảo,

Đồng bình chương sự,

Võ hiến đại học sĩ,

Bắc Cương Tiết độ sứ,

Trấn Bắc đại tướng quân,

Tước Vũ Uy Đại Vương,

Trấn ngự Bắc Cương.

Sau đó, vua Trần Thái Tông sai vương cầm 5 vạn quân sang Trung Quốc trợ Tống đánh Mông Cổ. Ông cùng tướng Tống là Vương Kiên đánh các trận Trường Thảo, Điếu Ngư... giết được Mông Kha đuổi giặc Thát Đát ra khỏi Nam Tống. Rồi Vương được vua Tống gia phong:

Thái sư, thượng trụ quốc,

Khai phủ nghị đồng tam tư,

Nam phương trung thứ công thần,

Phụ quốc đại tướng quân,

Đồng bình chương sự,

Kinh Nam Tiết độ sứ,

Hành Sơn Đại Vương.

Hành Sơn là vùng đất ngày nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây nam lộ, Quảng Đông nam lộ. Khi Vũ Uy Vương được làm vua vùng đất này, thì Đại Việt thời kỳ này (1266-1279) có diện tích gấp 4 lần thời kỳ khác. Quốc Toản được sinh ra ở đây. Ông là con trai duy nhất của Vũ Uy Vương, theo cách gọi thời nay thì Trần Quốc Toản là cháu đích tôn của Trần Thái Tông và gọi vua Trần Thánh Tông bằng chú. Khi mới sinh, ông được phong Hoài Văn Hầu, được ông nội ban cho thanh Thượng Phương bảo kiếm và sống cùng với công chúa Triệu Ngọc Hoa.

Thời niên thiếu sửa

Năm 1278, Quốc Toản trở về Đại Việt, nhưng bị bọn Văn Chiêu hầu Trần Lộng, Văn Nghĩa hầu Trần Tú Hoãn cùng Lê Tắc vu cho là tế tác Nguyên rồi bị cầm tù ở Trường Yên. Hai năm sau, ông trốn khỏi tù rồi trở về Thăng Long. Sau đó, ông được phong ấp Hàm Tử.

Năm 1282, Quốc Toản cùng Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện được cử làm Khâm sứ đại thần, giám sát cuộc viện Chiêm do Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng thống lĩnh 5 vạn quân chỉ huy. Tại đây, Vương cùng quân Chiêm đã bắt giữ được toàn bộ triều đình Chiêm gian. Sau cuộc viện Chiêm thành công, ông được thống lĩnh hiệu binh Thiệu Hưng (thời Trần, mỗi hiệu= 9600 quân). Tại trận Hỏa Giáp, ông đã đánh tan phái đoàn của Sài Thung và bắt sống được Nhân Hòa Vương Trần Di Ái. Sau chiến công này ông được phong tước Thượng vị hầu, Trấn Bắc Đại tướng quân, thống lĩnh lực lượng thiết đột (lực lượng cảm tử). Đến tháng 10, Hoài Văn Hầu cùng Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện đến tham dự hội nghị Bình Than. Nhưng Chiêu quốc vương thấy tuổi hai người quá nhỏ nên không cho vào, chỉ ban cho quả cam. Quốc Toản thẹn quá bót nát quả cam lúc nào không hay. Sau đó, hầu về ấp phong Hàm Tử chiêu mộ được 1 vạn quân đặt tên là hiệu Hàm Tử, thêu lá cờ "Phá cường địch, báo hoàng ân". Cũng trong năm này, Trần Quốc Toản cưới công chúa Trần Đại Như Vân, công chúa là con của Trung Nghĩa Vương Trần Đại Việt, cháu của Trung Thành Vương Trần Tử An.

Hành trạng sửa

|Cuộc kháng chiến Mông Nguyên lần hai:

Tháng 1 năm 1285.Thoát Hoan dẫn 50 vạn quân tiến vào nước ta. Khi tiến đến Chi Lăng thì bị cản lại, không thể nào qua được. Thoát Hoan sai Lý Hằng, Ô Mã Nhi đi vòng đánh Chi Lăng. Nhưng Hưng Đạo Vương đã sai Hoài Văn Hầu và Hoài Nhân Vương chỉ huy 2 hiệu Hàm Tử, Tứ Thần chặn ở Đâu Đỉnh. Kết quả, đội quân Nguyên bị đánh bại.

Sau khi bị mất Vạn Kiếp, để có thời gian di dời dân quân. Hoài Văn hầu được lệnh đánh chặn không cho quân Nguyên chiếm Thăng Long. Sau khi nhiệm vụ hoàn tất, hầu rút về Thiên Trường.

Đến nơi, Hoài Văn hầu cùng Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải hỗ trợ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đang thất thế trước đạo quân của Toa Đô ở Thanh Hóa.

Đến tháng 4, ông cùng hai vua và Khâm Từ Hoàng hậu phản công chiếm lại Trường Yên. Rồi sau đó, hầu cùng các tướng là Chiêu Văn Vương, Trung Nghĩa Vương, Hoài Văn Vương... lần lượt tái chiếm Tây Kết, Thăng Long.

Tháng 5, Hầu cùng Hưng Ninh Vương Trần Tung khép vây đánh Thoát Hoan. Tại đây, Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện tử trận.

Sau khi tái chiếm Thăng Long, vẫn còn một đạo quân của Toa Đô, Ô Mã Nhi vẫn chưa biết Thoát Hoan đã bỏ chạy đang tiến về Thăng Long. Hiệu Hàm Tử của Hoài Văn Hầu và hai hạm đội Bạch Đằng và Thăng Long vây đánh. Chính hầu đã chém đầu Toa Đô.

Sau cuộc chiến lần 2, Quốc Toản được phong:

Thái tử Thái bảo, Đồng bình chương sự, Khai phủ nghị đồng tam tư, Tổng trấn Thăng Long, Quản Khu mật viện, Phụ quốc đại tướng quân, Giảng võ đại học sĩ, Uy dũng, Văn uyên, Duệ vũ, Đại công thần, Tước Hoài Văn Vương.

|Kháng chiến Mông Nguyên lần 3: Sau khi chiếm được Thăng Long, quân Nguyên bị cắt lương nên đành phải chia 2 đường rút quân. Hưng Đạo Vương lệnh Trần Quốc Toản, tướng Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư... đóng cọc trên sông Bạch Đằng bắt sống được Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp. Thừa thắng, Hoài Văn Vương chiếm lại Thăng Long và truy đuổi Thoát Hoan đến biên giới. Trong cuộc truy đuổi này, vợ của ngài đã tuẫn quốc.

Gia phả của dòng Hưng Vũ Vương, Hưng Hiếu Vương, Hưng Nhượng Vương, Hưng Trí Vương, Hoài Văn Vương đều có bài thơ ghi rõ những chiến công của Trần Quốc Toản như sau:

Tam tổ thị Hoài Văn,

Trí dũng thực vô biên.

Niên thiếu cam thống khổ,

Lao tù tại Trường Yên.

Ngự tứ Trấn Bắc kiếm,

Cửu độ phá ác Nguyên.

Truy Thoát Hoan Như Nguyệt,

Hàm tử trảm Toa Đô,

Bạch Đằng cầm Ô Mã,

Di dức vạn vạn niên.

Tạm dịch:

Tổ thứ ba là Hoài Văn Vương,

Trí dũng thực vô cùng.

Thời niên thiếu thống khổ,

Lao tù tại Trường Yên.

Được ban kiếm Trấn Bắc,

Chín trận phá giặc Nguyên.

Đuổi Thoát Hoan Như Nguyệt,

Hàm tử giết Toa Đô,

Bạch Đằng bắt Ô Mã,

Để đức lại vạn năm.

Bài thơ trên ghi rõ Trần Quốc Toản có “chín trận phá giặc Nguyên”, 9 trận này được nhà nghiên cứu Trần Đại Sỹ ghi chép lại từ gia phả họ Trần như sau:

1. Trận Đâu Đỉnh chặn đạo quân Nguyên dùng thượng đạo đánh úp Chi lăng. Quân Nguyên do Lý Hằng, Ô Mã Nhi chỉ huy (Cùng Hoài Nhân Vương).

2. Trận đánh chặn không cho Mông Cổ chiếm Thăng Long, để quân dân trong thành Thăng Long kịp thời di tản (cùng Hoài Nhân Vương).

3. Trận cùng Chiêu Minh Vương cứu viện Chiêu Văn Vương ở Thanh Hóa.

4. Trận tái chiếm Trường Yên.

5. Trận Tây Kết oai hùng (cùng Hoài Nhân Vương).

6. Trận tái chiếm Thăng Long trong lần chống quân Nguyên thứ 2 (cùng các tướng khác).

7. Trận đánh bại và truy đuổi Thoát Hoan ở Như nguyệt (cùng Hưng Đạo Vương, Hưng Ninh Vương, Hoài Nhân Vương).

8. Trận Hàm Tử, giết Toa Đô.

9. Trận Bạch Đằng bắt Ô Mã Nhi.

Nhưng riêng trong gia phả của Hưng Vũ Vương (con trai trưởng của Hưng Đạo Vương) còn bổ sung thêm 4 chiến công nữa là thành 13 (thập tam):

10. Trợ giúp Chiêm Thành bắt gian vương Chiêm.

11. Đánh trận Hỏa giáp, phá đạo quân Sài Thung, bắt sống được Trần Di Ái (người đầu hàng quân Nguyên).

12. Cùng với Vũ Uy Vương đánh chặn Thoát Hoan ở phía Bắc.

13. Chiếm lại thành Thăng Long trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ 3.

Vì vậy mới có câu :

Hoài Văn thập tam chiến,

Uy vũ chấn Trung Nguyên.

Những ghi chép sai lệch của lịch sử sửa

Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Việt sử tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản. Chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư bản kỷ quyển V có viết: "... Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương"[2].

Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. Phần An Nam truyện của Nguyên sử, tờ 8a10 có ghi: "Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn hầu đến đánh..."[3]. Phần Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại, 41 tờ 27b 1-2 có viết:"... Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn hầu đến đuổi thì bị giết". Hoài Văn hầu chính là Trần Quốc Toản. Thật ra có thể nhà Nguyên đã nhầm giữa Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản với Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện. Người đã bị giết ở sông Như Nguyệt là Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện chứ không phải là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Vì ở Hàm Tử sau đó giết Toa Độ, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản cũng có tham gia và còn được ban thưởng sau khi đại thắng Mông Cổ lần thứ 2. Chưa kể trong Việt sử kỷ yếu trận đánh Mông cổ lần 3, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản còn được ghi lại rằng đã giúp Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chống đỡ trước cuộc tấn công của Ô Mã Nhi ở Vân Đồn. Trong trận Bạch Đằng sau đó, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản cũng đã góp công bắt tướng giặc Ô Mã Nhi.

Theo sách Việt sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh, khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống đỡ kịch liệt. Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày 2 tháng 2 âm lịch. Nhưng người hy sinh là Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện con út của vua Trần Thánh Tông. Nguyên Sử phần An Nam truyện có ghi chép rằng: “Quan quân (chỉ quân Nguyên) rút đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên (tức vua Thánh tông) sai Hoài Văn Hầu đến đánh”. “Kinh thế đại điển tư lục” ghi chép tiếp rằng: “Thoát Hoan chạy đến sông Như nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đuổi theo. Giết được Hoài Văn Hầu”.

Thực tế cuốn “Kinh thế đại điển tư lục” có sự nhầm lẫn, người tử trận là Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện chứ không phải Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Cuốn sách này đã nhầm lẫn giữa hai người, nên thay vì Hoài Nhân Vương, thì lại nhầm thành Hoài Văn Hầu.

Theo nhiều gia phả của nhà Trần ghi chép thì trận “Như Nguyệt” chỉ có Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiệt tử trận, còn Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản sau được phong Hoài Văn Vương và sống thọ đến tận 92 tuổi.

Các sách sử sau này đều căn cứ theo cuốn “Kinh thế đại điển tư lục” nên cũng đều bị nhầm theo, chi tiết về cái chết cũng rất sơ sài.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi rất ngắn gọn: “Đến khi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản mất, vua rất thương tiếc, đích thân viết văn tế và gia phong tước Vương”.

Gia phả của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc có ghi chép về cái chết của Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện. Chính Trần Ích Tắc viết rằng: “Trận Như Nguyệt, ngày 6/5, niên hiệu Chí nguyên thứ 22, Quốc Kiện đuổi theo chú, buông lời vô lễ. Giết Quốc Kiện.”

“Chú” ở đây chính là Trần Ích Tắc. Trong gia phả của mình, chính tay Trần Ích Tắc cầm bút viết rõ mình đã giết Quốc Kiện. Có thể lúc đó Trần Quốc Kiện cho quân đuổi tới, nhìn thấy Ích Tắc đã đầu hàng quân Nguyên Mông nên có lời qua tiếng lại với chú của mình, Ích Tắc tức giận nên đã giết chết Quốc Kiện.

Các gia phả đều chép ngày giỗ Hoài Nhân Vương Quốc Kiện là 6 tháng 5. Ngày giỗ của Hoài Văn Vương Quốc Toản là 18 tháng 9. Ngày 6 tháng 5 cũng chính là ngày xảy ra trận đánh Như Nguyệt. Vậy thì người đã tử trận là Hoài Nhân Vương Trần Quốc Kiện chứ không phải Hoài Văn Vương Trần Quốc Toản.

Chiến công oai hùng của Trần Quốc Toản

Các gia phả của Hưng Nhượng Vương, Hưng Vũ Vương, gia phả của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc đều chép Trần Quốc Toản giết Toa Đô, bắt Ô Mã Nhi, đều là những chiến công oai hùng lúc đó.

Những chiến công này đều diễn ra sau trận đánh Như Nguyệt. Nếu Trần Quốc Toản thật sự tử trận vào ngày 6/5 thì làm sao có được những chiến công oai hùng như thế sau đó.

Vinh danh sửa

  • Trần Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ (phiên sang Hán-Việt) là:
Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).
  • Tên của ông được đặt cho nhiều ngôi trường tiểu học, trung học ở Việt Nam, một số con đường của các thành phố, tỉnh,... Ngoài ra, tên của ông còn được đặt cho một chiến hạm HQ-06 của Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
  • Trần Quốc Toản là cảm hứng cho nhà văn Nguyễn Huy Tưởng sáng tác tiểu thuyết lịch sử "Lá cờ thêu sáu chữ vàng", trong đó ông là nhân vật chính của tác phẩm.
  • Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Lịch sử nước ta" có ca ngợi về Trần Quốc Toản như sau:[4]
Quốc Toản là trẻ có tài,
Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền,
Mấy lần đánh thắng quân Nguyên,
Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung
Thật là một đấng anh hùng,
Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo.
  1. ^ Nhà Trần truy tặng
  2. ^ Nhân Tông hoàng đế, năm 1282
  3. ^ Nguyên sử: Quyển 209 - Liệt truyện số 96: Ngoại dị nhị: An Nam
  4. ^ Lịch sử nước ta, Website Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long