Thông ba lá

loài thực vật

Thông ba lá (danh pháp hai phần: Pinus kesiya) (còn gọi là xà nu hay loong rúh) là một loài thực vật thuộc họ Thông. Trong tác phẩm văn học, loài cây này còn được gọi là xà nu trong tác phẩm "Rừng xà nu" của nhà văn Nguyên Ngọc[cần dẫn nguồn].

Thông ba lá
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Pinophyta
Lớp (class)Pinopsida
Bộ (ordo)Pinales
Họ (familia)Pinaceae
Chi (genus)Pinus
Phân chi (subgenus)Pinus
Loài (species)P. kesiya
Danh pháp hai phần
Pinus kesiya
Royle ex Gordon, 1840

Danh pháp đồng nghĩa
  • Pinus cavendishiana Parl., 1868 nom. inval.
  • Pinus insularis var. khasyana (Griff.) Silba, 1990
  • Pinus kasya Parl., 1868
  • Pinus kasya Royle ex Parl., 1868
  • Pinus khasia Engelm., 1880
  • Pinus khasya Hook.f., 1888
  • Pinus khasyana Griff., 1848
  • Pinus kesiya var. langbianensis (A.Chev.) Gaussen ex Bui, 1962
  • Pinus insularis Endl., 1847
  • Pinus insularis var. langbianensis (A.Chev.) Silba, 1990
  • Pinus kesiya subsp. insularis (Endl.) D.Z.Li, 1997
  • Pinus kesiya subsp. langbianensis (A.Chev.) Silba, 2009
  • Pinus kesiya subsp. szemaoensis Silba, 2009
  • Pinus langbianensis A.Chev., 1944
  • Pinus taeda Blanco, 1837 nom. illeg.
  • Pinus timoriensis Loudon, 1838

Đặc điểm nhận biết

sửa

Là cây gỗ lớn, vỏ màu nâu xám, nứt dọc rãnh sâu, nhựa ít nhưng có mùi hắc. Tán cây hình trứng rộng. Lá cây hình kim, thường đính 3 lá kim trên một đầu cành ngắn. Lá kim thường có màu xanh ngọc, mỗi lá kim thường dài 20-25 cm, lá thường cứng. Đầu cành ngắn đính lá thường có độ dài 1,5 cm, đính cách vòng xoắn ốc trên cành lớn.

Nón đơn tính cùng gốc, nón cái thường chín trong 2 năm, khi chín hóa gỗ. Nón hình trứng, có kích thước: cao 5–9 cm, rộng 4–5 cm. Cuống thường cong, có chiều dài 1,5 cm. Lá bắc không phát triển. Lá noãn phát triển thành vảy, mỗi vảy có 2 hạt, hạt có cánh. Mặt vảy hình thoi, có gờ ngang nổi rõ, có rốn vảy hơi lồi.

Sử dụng

sửa

Ít khi trồng với mục đích chính là lấy nhựa. Gỗ dùng trong xây dựng, trụ mỏ, đóng đồ gia dụng, nguyên liệu sản xuất bột giấy.[2][3]

Phân bố

sửa

Ưa đất tốt, khí hậu mát nhiều sương mù, thường phân bố ở độ cao trên 900 m. Trên thế giới có thể thấy thông ba lá phân bổ ở Ấn Độ (Assam), nam Trung Quốc (Vân Nam, cực đông nam Tây Tạng, nam Tứ Xuyên), Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines (Luzon). Tại Campuchia chỉ được biết đến ở một vị trí đơn lẻ duy nhất.[1]

Nó cũng là loài cây trồng quan trọng tại một số nơi khác trên thế giới, như tại miền nam châu PhiNam Mỹ.[2][3]

Tại Việt Nam

sửa

Ở Việt Nam, 90% diện tích thông ba lá là ở cao nguyên Langbian. Thông 3 lá mọc ở độ cao từ 1.000 đến 1.800m. Tuy nhiên, loài thông này cũng có thể mọc được ở độ cao thấp hơn từ 800 đến 1.000m trên cao nguyên Di Linh. Thông 3 lá có diện tích lớn nhất trong số các loài thông ở Việt Nam, mọc ở Hà Giang, Sơn La, Gia Lai, Công Tum,... nhưng nhiều nhất là trên cao nguyên Langbian.

Văn học

sửa

Loại cây này được nhắc đến trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc).

Hình ảnh

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Farjon, A. (2013). Pinus kesiya. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2013: e.T42372A2975925. doi:10.2305/IUCN.UK.2013-1.RLTS.T42372A2975925.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b Luu, Nguyen Duc To; Philip Ian Thomas (2004). Conifers of Vietnam. tr. 42–43. ISBN 1-872291-64-3. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2007.
  3. ^ a b Pinus kesiya. AgroForestryTree Database. International Centre for Research in Agroforestry. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2012.