Thăng Bình

Huyện thuộc tỉnh Quảng Nam

Thăng Bình là một huyện ven biển nằm ở phía đông tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Thăng Bình
Huyện
Huyện Thăng Bình
Biểu trưng
Trung tâm hành chính huyện Thăng Bình
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhQuảng Nam
Huyện lỵThị trấn Hà Lam
Trụ sở UBND282 Tiểu La, thị trấn Hà Lam
Phân chia hành chính1 thị trấn, 21 xã
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDHồng Quốc Cường[1]
Chủ tịch HĐNDPhan Công Vỹ[1]
Chủ tịch UBMTTQHồ Văn Minh[1]
Bí thư Huyện ủyPhan Công Vỹ[1]
Địa lý
Tọa độ: 15°42′31″B 108°13′30″Đ / 15,7085399°B 108,2249404°Đ / 15.7085399; 108.2249404
MapBản đồ huyện Thăng Bình
Thăng Bình trên bản đồ Việt Nam
Thăng Bình
Thăng Bình
Vị trí huyện Thăng Bình trên bản đồ Việt Nam
Diện tích384,75 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng173.276 người[2]
Thành thị17.425 người (10%)
Nông thôn156.301 người (90%)
Mật độ450 người/km²
Khác
Mã hành chính513[3]
Biển số xe92-H1
Số điện thoại0235.3.874.214
E-mailubnd@thangbinh.gov.vn
Websitethangbinh.quangnam.gov.vn

Địa lý

sửa

Huyện Thăng Bình nằm ở phía đông tỉnh Quảng Nam, có vị trí địa lý:

Huyện Thăng Bình có diện tích tự nhiên 384,75 km², dân số năm 2019 là 173.276 người[2], mật độ dân số đạt 450 người/km².

Điều kiện tự nhiên

sửa

Thăng Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với độ ẩm trung bình năm vượt quá 80%, lượng mưa trung bình năm đạt 2.000 mm. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau với những trận mưa có cường suất lớn, thời lượng mưa kéo dài gây úng ngập trên diện rộng các xã phía Đông của huyện. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 và kết thức vào tháng 8 với nắng nóng, độ ẩm thấp gây khô hạn. Thời tiết các xã vùng cát như Bình Sa, Bình Nam, Bình Hải, Bình Dương trở nên ngột ngạt vào mùa này.

Sông Ly Ly và sông Trường Giang là hai dòng sông chính chảy trên địa bàn huyện. Sông Ly Ly bị đổi dòng liên tục do ảnh hưởng của các trận lũ lớn, về mùa khô nước sông thường khô cạn. Sông Trường Giang đoạn chảy qua huyện bị người dân trong vùng be bờ nuôi tôm, thu hẹp đáng kể dòng chảy. Thăng Bình có 25 km đường bờ biển với nhiều bãi biển đẹp nhưng chưa được khai thác để phát triển du lịch.

Lượng mưa trung bình tháng của Thăng Bình các năm 2001-2004 (Đơn vị: mm)[4]
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Tháng 1 44,5 32,7 22.0 67.8
Tháng 2 40.7 30.6 20.2 6.9
Tháng 3 92.5 37.0 37.5 9.5
Tháng 4 133.0 17.8 12.8
Tháng 5 272.8 285.0 110.3 43.7
Tháng 6 206.1 104.3 95.7 154.3
Tháng 7 36.1 30.2 12.7 244.1
Tháng 8 512.1 375.8 85.7 68.1
Tháng 9 107.9 526.9 476.0 328.6
Tháng 10 728.4 527.4 412.6 266.1
Tháng 11 307.3 470.2 295.2 258.1
Tháng 12 400.4 212.2 169.7 94.0
Cả Năm 2,750.8 2,865.3 1,747.5 1,375.1

Đất đai ở Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau: vùng ven biển chủ yếu là đất cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền núi rừng rậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu hoặc bị đá ong hoá. Hiện nay diện tích gò đồi, núi trọc chiếm 2/5 diện tích đất đai của huyện.

Lịch sử

sửa
 
Địa danh Thăng Bình (tức Thăng Hoa phủ, 升華府) trong các bản đồ xứ Quảng Nam của tập bản đồ Toản tập An Nam lộ và tập bản đồ Thiên nam tứ chí lộ đồ thư.

Trước 1430, Thăng Bình thuộc Cổ Lũy Động, một đơn vị hành chính của Chiêm Thành. Năm 1430, vùng đất này nằm dưới sự quản lý của nhà Hồ. Năm 1471 vua Lê Thánh Tông lập Đạo Thừa tuyên Quảng Nam. Năm 1490 Đạo Thừa tuyên Quảng Nam đổi thành xứ Quảng Nam, năm 1520 gọi là trấn Quảng Nam và năm 1602 Chúa tiên Nguyễn Hoàng đổi thành Dinh Quảng Nam, huyện Lệ Giang đổi thành huyện Lệ Dương; đến năm 1906 đổi thành Phủ Thăng Bình. Năm 1922, một số xã phía Tây Nam Phủ Thăng Bình được tách nhập với một số xã của phía Tây Phủ Tam Kỳ thành huyện mới là Tiên Phước. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, 5 xã phía Đông của Duy Xuyên được nhập vào Thăng Bình.

Sau năm 1975, huyện Thăng Bình thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, gồm 20 xã: Bình An, Bình Đào, Bình Định, Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Lâm, Bình Lãnh, Bình Nam, Bình Nguyên, Bình Phú, Bình Phục, Bình Quế, Bình Quý, Bình Sa, Bình Trị, Bình Triều, Bình Trung, Bình Tú và Thăng Phước.

Ngày 23 tháng 9 năm 1981, thành lập thị trấn Hà Lam (thị trấn huyện lỵ huyện Thăng Bình) trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Bình Nguyên.[5]

Ngày 14 tháng 3 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 40-HĐBT[6]. Theo đó:

  • Tách thôn Tú Trà của xã Bình Tú và 2 thôn Ngũ Xã, Gia Hội của xã Bình Phú để thành lập xã Bình Chánh
  • Chia xã Bình Đào thành 2 xã: Bình Đào và Bình Minh.

Ngày 31 tháng 12 năm 1985, hai xã phía tây: Bình Lâm và Thăng Phước chuyển sang trực thuộc huyện Hiệp Đức.[7]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Thăng Bình thuộc tỉnh Quảng Nam vừa được tái lập.[8]

Ngày 8 tháng 3 năm 2007, chia xã Bình Định thành 2 xã: Bình Định Bắc và Bình Định Nam. Huyện Thăng Bình có 1 thị trấn và 21 xã như hiện nay.[9]

Hành chính

sửa
 
Bản đồ hành chính huyện Thăng Bình

Huyện Thăng Bình có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Hà Lam (huyện lỵ) và 21 xã: Bình An, Bình Chánh, Bình Đào, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Lãnh, Bình Minh, Bình Nam, Bình Nguyên, Bình Phú, Bình Phục, Bình Quế, Bình Quý, Bình Sa, Bình Trị, Bình Triều, Bình Trung, Bình Tú.

STT Đơn vị hành chính cấp xã Diện tích (km²) Dân số năm 2019 (người) Mật độ dân số (người/km²)
1 TT. Hà Lam 11,70 17.425 1.489
2 Bình Dương 20,50 7.239 353
3 Bình Giang 17,13 8.237 481
4 Bình Nguyên 7,27 6.888 948
5 Bình Phục 18,10 9.261 512
6 Bình Triều 12,63 9.545 756
7 Bình Đào 11,50 7.239 630
8 Bình Minh 11,80 8.472 718
9 Bình Lãnh 19,23 5.169 269
10 Bình Trị 19,86 5.356 270
11 Bình Định Bắc 14,52 4.767 328
12 Bình Định Nam 16,78 3.865 230
13 Bình Quý 27 11.515 427
14 Bình Phú 26,65 3.457 130
15 Bình Chánh 14,68 3.580 244
16 Bình Tú 20 12.256 613
17 Bình Sa 20,34 7.109 350
18 Bình Hải 12,47 6.230 500
19 Bình Quế 15,53 5.413 349
20 Bình An 21,60 11.194 518
21 Bình Trung 19,15 11.120 581
22 Bình Nam 26,12 8.389 321
Nguồn: Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - Tỉnh Quảng Nam[2]

Xã hội

sửa

Giáo dục

sửa

Có 5 trường trung học phổ thông (được quản lý bởi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam):

  • THPT Tiểu La (thị trấn Hà Lam)
  • THPT Thái Phiên (thị trấn Hà Lam)
  • THPT Nguyễn Thái Bình (xã Bình Đào)
  • THPT Lý Tự Trọng (xã Bình Trị)
  • THPT Hùng Vương (xã Bình An).
STT Đơn vị hành chính cấp xã Trường Trung học cơ sở Trường Tiểu học Trường MG-MN
1 TT. Hà Lam THCS Lê Quý Đôn Lưu trữ 2013-03-02 tại Wayback Machine 03: Kim Đồng, Lương Thế Vinh, Trần Quốc Toản 03: MN Hương Sen, MG Hà Lam, MN tư thục Tuổi Thần Tiên
2 Xã Bình Dương Trung học cơ sở Lê Đình Chinh TH Lê Văn Tám MG Bình Dương
3 Xã Bình Giang Trung học cơ sở Quang Trung 02: Cao Bá Quát, Lương Định Của MG Bình Giang
4 Xã Bình Nguyên Trung học cơ sở Huỳnh Thúc Kháng TH Trưng Vương MG Bình Nguyên
5 Xã Bình Phục Trung học cơ sở Nguyễn Đình Chiểu TH Nguyễn Trãi MG Bình Phục
6 Xã Bình Triều Trung học cơ sở Ngô Quyền 02: Lê Hồng Phong, Đoàn Bường MG Bình Triều
7 Xã Bình Đào Trung học cơ sở Nguyễn Hiền TH Nguyễn Thị Minh Khai MG Bình Đào
8 Xã Bình Minh Trung học cơ sở Phan Đình Phùng TH Nguyễn Văn Cừ MG Bình Minh
9 Xã Bình Lãnh (miền núi) Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám TH Nguyễn Chí Thanh MG Bình Lãnh
10 Xã Bình Trị Trung học cơ sở Nguyễn Bá Ngọc TH Nguyễn Văn Trỗi MG Bình Trị
11 Xã Bình Định Bắc Trung học cơ sở Nguyễn Duy Hiệu TH Trần Cao Vân MG Bình Định Bắc
12 Xã Bình Định Nam TH Đinh Tiên Hoàng MG Bình Định Nam
13 Xã Bình Quý Trung học cơ sở Trần Quý Cáp 02: Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thành MG Bình Quý
14 Xã Bình Phú (miền núi) Trung học cơ sở Lê Lợi TH Trần Hưng Đạo MG Bình Phú
15 Xã Bình Chánh Trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ TH Ngô Gia Tự MG Bình Chánh
16 Xã Bình Tú Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt 02: Phù Đổng, Lê Độ MG Bình Tú
17 Xã Bình Sa Trung học cơ sở Chu Văn An TH MG Bình Sa
18 Xã Bình Hải Trung học cơ sở Hoàng Diệu TH Thái Phiên MG Bình Hải
19 Xã Bình Quế Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương TH MG Bình Quế
20 Xã Bình An Trung học cơ sở Phan Châu Trinh TH Võ Thị Sáu, TH Mạc Đỉnh Chi. MG Bình An, MG An Mỹ,An Thái, An Dưỡng,An Phước
21 Xã Bình Trung Trung học cơ sở Phan Bội Châu TH Nguyễn Du, TH Lê Lai MG Bình Trung
22 Xã Bình Nam Trung học cơ sở Nguyễn Bỉnh Khiêm TH Hoàng Văn Thụ (4 phân hiệu) MG Bình Nam

Văn hóa

sửa

Tại làng cổ Đồng Dương (xã Bình Định Bắc) có di tích Tháp Đồng Dương hay còn gọi là Phật viện Đồng Dương là một di tích quan trọng vào loại bậc nhất của Chăm Pa, gồm có hệ thống các tháp nằm gần nhau.

Lễ hội

sửa

Lễ hội lăng Bà ở chợ Được (xã Bình Triều) được tổ chức vào ngày 10, 11 tháng Giêng hàng năm. Ngoài ra còn có các lễ hội cầu ngư của ngư dân ven biển thuộc các xã Bình Minh, Bình Hải, Bình Dương.

Thăng Bình còn nổi tiếng với đặc sản là khoai lang Trà Đõa (Bình Đào). Đây là loại khoai được người dân trồng rất công phu, ngoài ăn tươi còn được chế biến thành khoai lang khô (xắt lát, phơi khô) để độn cơm hoặc nấu chè khoai với đường đen; khoai chà để ăn chơi trong mùa mưa (luộc chín, chà trên rổ và phơi khô để dành).

Hạ tầng

sửa

quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãiđường sắt Bắc Nam đi qua.

Hiện nay trên địa bàn huyện Thăng Bình đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị An Bình, khu đô thị Bình Nguyên... phần lớn đều nằm ở thị trấn Hà Lam.

 
Thị trấn Hà Lam

Danh nhân

sửa

Nhà cách mạng

sửa
  • Tiểu La Nguyễn Thành
  • Trung tướng Châu Văn Mẫn, Anh hùng lực lượng vũ trang, Tổng cục trưởng TC Chính trị CAND, cựu tù chính trị Côn Đảo.

Nhà văn, nhà báo

sửa

Nhạc sĩ

sửa
  • Phan Văn Minh
  • Nguyễn Hoàng Bích.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d “BCH Đảng bộ huyện khóa XX”. Thăng Bình. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2018.
  2. ^ a b c Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - Tỉnh Quảng Nam” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Thăng Bình”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ “Quyết định 79-HĐBT năm 1981 phân vạch địa giới một số xã và thị trấn thuộc huyện Quảng Nam-Đà Nẵng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”.
  6. ^ “Quyết định 40-HĐBT năm 1984 về việc phân vạch địa giới một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng”.
  7. ^ “Quyết định 289-HĐBT năm 1985 về việc thành lập huyện Hiệp Đức thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng”.
  8. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  9. ^ “Nghị định 33/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thị trấn; thành lập xã, phường, mở rộng thị trấn thuộc các huyện Đại Lộc, Bắc Trà My, Thăng Bình và thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam”.

Liên kết ngoài

sửa