Thảo luận:Ám sát
Xếp thể loại
sửaBài này nên cho vào thể loại nào? CxKiên 16:03, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Xem thử cách xếp bài của en:Assassination193.52.24.125 16:19, ngày 29 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Fidel Castro
sửaXin bạn BDT cho biết chi tiết hơn về những vụ mưu sát hụt này. Cảm ơn. CxKiên 09:22, ngày 30 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Danh sách vụ ám sát
sửaTôi e là danh sách này muốn đầy đủ sẽ rất rất dài. 193.52.24.125 10:06, ngày 30 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Tôi dòm cái list bên en.wiki mà phát bệnh! Tôi nghĩ mình chỉ liệt kê những vụ có ... kí lô thôi. CxKiên 10:29, ngày 30 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Xin lỗi CxKiên vì chưa có ngay bây giờ,tôi sẽ tìm lại trong tài liệu của tôi, sẽ đưa lên sau .
Bùi Đình Thiêm 11:07, ngày 30 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Lịch sử Trung Quốc còn nhiều vụ nữa, cả thành công và bất thành. Có nên thêm vào không nhỉ?--Docteur Rieux 00:01, ngày 4 tháng 6 năm 2006 (UTC)
Định nghĩa
sửaĐịnh nghĩa bài này ngay từ đầu đã không đúng :"Ám sát là âm mưu do một người hay một tổ chức để..". Casablanca1911 03:37, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)
- Đồng ý. Sửa lại thành hành động có mưu tính - OK không? CxKiên 22:08, ngày 3 tháng 6 năm 2006 (UTC)
"Hành động có mưu tính" cũng không chính xác vì có rất nhiều hành động mà có mưu tính. Để tự suy diễn định nghĩa, bạn cứ suy ra từ 1 câu rất đơn giản như thế này : "Ông A đã bị ám sát vào hôm qua". Có thể : "Ám sát là hành động giết người do cá nhân hay tổ chức thực hiện mà đã có kế hoạch từ trước".Casablanca1911
Theo tôi ám sát là hành động giết người có tính toán và người bị giết là nhân vật có ảnh hưởng nhưng vì các động cơ có tính chất chính trị, đức tin, quan điểm... Một người nổi tiếng bị giết để cướp của hoặc do ghen tuông, thù hằn...thì không gọi là ám sát. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 02:14, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- 暗(ám): thầm lén. 殺 (sát) giết chết. Ám sát dùng theo ngữ cảnh, nếu không nó sẽ không trung lập. Lưu Ly (thảo luận) 02:46, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Vâng, xin đưa mấy chữ Hán của bác Lưu Ly vào bài cho rõ nghĩa hơn.--Trungda (thảo luận) 04:06, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Yêu cầu
sửaYêu cầu các thành viên dùng IP vô danh, nếu chưa tìm hiểu về các cách dùng mã Wikipedia để tạo các bảng, chấm dứt việc làm vỡ các bảng trong bài này. Để sửa lại các bảng đó đòi hỏi thời giạn một yếu tố mà các thành viên tích cực của cộng đồng không có trong thời kỳ Wikipedia tiếng Việt đang bị khủng bố có hệ thống này.
Thành viên nào, sau khi đọc lời kêu gọi bên trên, mà vẫn làm vỡ bảng sẽ được tôi xem là cố tình phá hoại và đề nghị khóa tài khoản.
Thành viên nào, chưa hiểu cách tạo bảng, cần thêm vào các bảng trong bài này có thể: 1. đọc thêm về các mã tạo bảng, hay 2. viết đề tại trang thảo luận này để người khác làm giúp. Giúp đỡ nhau là tinh thần của Wikipedia.
Mekong Bluesman (thảo luận) 00:19, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Đây nè, thành viên IP đó là tôi nè!Ti2008 (thảo luận) 12:44, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Đổng Trác bị ám sát?
sửaTrong bài có đề cập tới vụ giết Đổng Trác do Vương Doãn chủ mưu và LÃ Bố thực hiện. Tuy nhiên đây là vụ giết người công khai, thuộc diện "hành thích" nên không thể coi là ám sát, bởi ám sát mang nghĩa là giết một cách không công khai.--Trungda (thảo luận) 03:28, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Thế nào là công khai và thế nào là không công khai? Giết một người trước con mắt của hàng nghìn, thậm chí hàng chục triệu người (trường hợp của Kennedy) thì bao giờ chả là công khai. Tôi thấy vụ Vương Doãn mưu sát Đổng Trác không khác lắm vụ các tướng lĩnh đảo chính Ngô Đình Diệm. Nếu có vụ của Ngô Đình Diệm thì cũng nên có vụ của Đổng Trác. Trong số các vụ ám sát không thành có lẽ nên thêm các vụ ám sát Tần Thủy Hoàng của Kinh Kha và sau đó là của Trương Lương. Rungbachduong (thảo luận) 03:41, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Công khai hay không công khai là ở chỗ người chủ mưu có ra mặt không và hành động giết đó có đàng hoàng như xử "tử tù" không? Anh em họ Ngô bị đảo chính, không phải là ám sát. Đúng là Kennedy bị giết trước mắt hàng triệu người, nhưng ai bắn? Và ai chủ mưu? Có bao giả thuyết nhưng đến giờ đã tìm ra lời kết luận đâu? Chắc bây giờ bạn đã hiểu ý tôi.
- Thực chất, tôi thấy có nhiều vụ trong bài là những vụ thanh trừng các nhân vật chính trị mà tôi chưa xem hết và có những trường hợp tôi chưa dám kết luận do chưa biết rõ bản chất sự việc (những vụ như ở Iraq hay sử phương Tây - tôi không thuộc rành rọt).--Trungda (thảo luận) 03:47, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Khái niệm Ám sát
sửa"Ám" trong "ám sát" mang nghĩa "ám muội", không rõ ràng minh bạch. Do đó chúng ta nên xem lại cụ thể, với những trường hợp bị giết do đảo chính, chỉ có thể gọi là sát hại (như Tổng thống Allende của Chilê, vua Iraq hoặc chính Đổng Trác cũng là một dạng bị đảo chính). Ám sát thường là cách làm làm lén, như đâm trộm, bắn trộm, đầu độc, cho nổ máy bay, đánh bom cảm tử bất ngờ... Việc Tào Tháo muốn đâm trộm Đổng Trác trong truyện Tam Quốc chính là định ám sát không thành còn Lã Bố giết Trác không phải là ám sát. Bởi vậy tôi xin bổ sung thêm vài ý vào khái niệm ám sát ở đầu bài viết.--Trungda (thảo luận) 03:47, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Trungda hơi nhầm tý, 暗昧 (Ám muội) mới là tối tăm lén lút, trái nghĩa với minh bạch; còn 暗 ám chỉ là thầm lén :D. Những cụm từ sau đôi khi được dùng để chỉ cùng một hành động, sự kiện xảy ra đối với một 'nhân vật quan trọng nào đó và mang màu sắc chính trị: ám sát, giết chết một cách bí mật, hành thích; mưu sát... Lưu Ly (thảo luận) 04:06, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Đúng vậy, Trungda không biết chữ Hán nên chỉ nói giảng giải theo kiểu "tiếng Hán bồi". May có bác Lưu Ly thạo chữ Hán chỉ rõ ra điều này. Tôi đã dùng đưa vào bài. Sẽ tốt hơn nữa nếu bác Lưu Ly tham gia thêm trực tiếp vào bài viết, chắc cái khái niệm sẽ "ngon" hơn.--Trungda (thảo luận) 04:10, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Khái niêm interwiki en:Assassination dùng rất đơn giản, giết các chính trị gia = ám sát. Tôi nghĩ chúng ta nên dùng khái niệm đó, thay vì việc phân tích từ gốc tiếng Hán (vốn bị biến nghĩa rất nhiều theo thời gian). Chứ rất nhiều vụ ám sát chính trị gia vẫn còn đang bàn cãi về hung thủ, động cơ gây án, wiki không thể xem xét hết được. Rungbachduong (thảo luận) 04:23, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Đúng vậy, Trungda không biết chữ Hán nên chỉ nói giảng giải theo kiểu "tiếng Hán bồi". May có bác Lưu Ly thạo chữ Hán chỉ rõ ra điều này. Tôi đã dùng đưa vào bài. Sẽ tốt hơn nữa nếu bác Lưu Ly tham gia thêm trực tiếp vào bài viết, chắc cái khái niệm sẽ "ngon" hơn.--Trungda (thảo luận) 04:10, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Đúng là trong tiếng Anh và tiếng Hán có những khái niệm không tương đương 100% nhưng người ta tạm dịch như vậy. Nếu chúng ta đã dùng từ "Ám sát" thì mục từ này phải được hiểu theo nghĩa chữ Hán (vì đã dùng ám là "lén" rồi). Còn nghĩa [en:Assassination]] là trong tiếng Anh. Đây là wiki tiếng Việt cơ mà! Chúng ta có thể nêu thêm khái niệm tương tự trong ngôn ngữ tiếng Anh vào cũng không thừa, nhưng không thể lấy đó làm khái niệm chuẩn, vì đây là tiếng Việt, ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn bởi tiếng Hán.--Trungda (thảo luận) 04:30, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Giờ nhờ ai có từ điển tiếng Việt thì kiểm tra hộ vậy. Chứ dựa hoàn toàn vào tiếng Hán cũng không phải điều hay, vì nhiều từ Hán Việt bị biến nghĩa đi khá nhiều theo thời gian, đểu cáng là từ điển hình. Tôi muốn dùng mục từ này tương đương mục từ en:Assassination là để giảm sự rắc rối cho bài viết, vì nếu cứ cố quy theo gốc tiếng Hán thì mục từ Ám sát cộng mục từ nào mới tương đương mục từ en:Assassination?? Rungbachduong (thảo luận) 04:36, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Tối nay (giờ Việt Nam) tôi sẽ kiểm tra thêm với từ điển tiếng Việt. Tuy vậy một vụ việc cụ thể có được coi là ám sát hay không sẽ luôn gặp phải vấn đề quan niệm về giá trị (ám muội với người này nhưng lại quang minhđối với người kia) với đồng thời phụ thuộc động cơ của người thực hiện ám sát mà nhiều trường hợp không rõ ràng. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 05:51, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- từ điển tiếng Việt có ngay thôi, ám sát hiện không hẳn dùng dùng hoàn toàn vào tiếng Hán (tiếng Hán còn đưa ra nhiều cách giải thích khác nữa cơ). Ám sát có nghĩa là gì, phải xuất phát từ "gốc" của nó, ngoài ra nó biến đổi như thế nào, ngay nay dùng như thế nào đó là những gì chúng ta ...đang viết. Lưu Ly (thảo luận) 05:52, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Đồng ý với Tieu ngao giang ho1970. Ví dụ Phạm Quỳnh thì bị giết chết nhưng được giải thích bằng nhưng ngôn từ khác nhau và không hề dùng từ "ám sát" đối với hệ thống truyền thông VN khi viết về cái chết này.Lưu Ly (thảo luận) 05:55, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Đồng ý với Lưu Ly, ngôn ngữ luôn vận động cùng với văn hóa nên bài viết cần phản ánh điều đó. Từ điển tiếng Việt tôi muốn dùng cuốn của ông Hoàng Phê vì cho là phù hợp nhất với cách hiểu hiện nay. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 06:01, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Tối nay (giờ Việt Nam) tôi sẽ kiểm tra thêm với từ điển tiếng Việt. Tuy vậy một vụ việc cụ thể có được coi là ám sát hay không sẽ luôn gặp phải vấn đề quan niệm về giá trị (ám muội với người này nhưng lại quang minhđối với người kia) với đồng thời phụ thuộc động cơ của người thực hiện ám sát mà nhiều trường hợp không rõ ràng. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 05:51, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Giờ nhờ ai có từ điển tiếng Việt thì kiểm tra hộ vậy. Chứ dựa hoàn toàn vào tiếng Hán cũng không phải điều hay, vì nhiều từ Hán Việt bị biến nghĩa đi khá nhiều theo thời gian, đểu cáng là từ điển hình. Tôi muốn dùng mục từ này tương đương mục từ en:Assassination là để giảm sự rắc rối cho bài viết, vì nếu cứ cố quy theo gốc tiếng Hán thì mục từ Ám sát cộng mục từ nào mới tương đương mục từ en:Assassination?? Rungbachduong (thảo luận) 04:36, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Nếu theo khái niệm trong tiếng Anh Assassination: "giết các chính trị gia = ám sát" thì trong tiếng Hán có từ tương đương mà sách cổ hay dùng là "hành thích". Việc hành thích có thể diễn ra trong đêm tối (lén lút) hoặc cũng có thể ngay giữa công đường (công khai), vậy tôi đoán rằng bài này đã được dịch từ tiếng Anh, và nguyên bản tiếng Anh đã viết trên tinh thần đó (giết chính trị gia, chứ không phải là giết lén), cho nên mới có những trường hợp trong bài là những vụ giết người không lén lút. Vậy thì theo tôi, trong trường hợp cần thiết, nên xử lý bài này theo 2 hướng:
- Giữ nguyên tên bài, loại bỏ những trường hợp không phải là "giết lén"
- Thay tên bài bằng từ thích hợp, và giữ nội dung cũ.
Đúng là theo quan điểm phía này hay phía kia thì việc đó là quang minh hoặc không quang minh, nhưng đó cũng chỉ là với người chủ mưu mà thôi, còn hành động cụ thể (giết) thì trong tiếng Việt và tiếng Hán, "ám sát" luôn là hành động giết lén và/hoặc bất ngờ khiến người bị giết không trở tay kịp hoặc không kịp được bảo vệ. Chúng ta đang làm việc với nhau để xây dựng cho wiki tiếng Việt, chỉ nên đưa các khái niệm tương tự của ngôn ngữ khác vào để tham khảo, mở rộng vấn đề, còn cốt lõi vẫn phải nằm ở tiếng Việt. Cái cách hiểu "giết chính trị gia" trong tiếng Anh sai lệch khá nhiều với tiếng Việt, bởi vì chính trị gia thường là người quan trọng, do đó cách giết họ thường phải là giết lén, có lẽ vì thế mà một số trường hợp bị "đánh đồng". Nếu cứ theo khái niệm cứng nhắc này của tiếng Anh, thì việc vua Charles I của Anh bị mang ra pháp trường xử tử, Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần bị Tây Sơn bắt mang về hành hình cũng là ám sát cả sao??? --Trungda (thảo luận) 06:41, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Hơn nừa, nếu dùng "hành thich" theo nghĩa "giết các chính trị gia" thì làm sao chúng ta có thể giải thích trường hợp John Lennon, Thanh Nga, Georgi Ivanov Markov và hoàng gia của Nepal -- 3 trường hợp đầu không phải là các chính trị gia và trường hợp sau thì bị giết không phải vì lý do chính trị?!! Mekong Bluesman (thảo luận)
Vậy bà Benazir Bhutto có gọi là bị ám sát hay không?Cao xuân Kiên 06:56, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Đúng vậy, tôi đồng ý với anh Mekong Bluesman, do đó càng không thể bó hẹp trong nghĩa "giết chính trị gia". Còn vụ giết bà Benazir Bhutto thì: chủ mưu giấu mặt, và đánh bom, bắn súng bất thình lình, ắt hẳn là ám sát rồi. Có phải bà bị bắt và bị đem xử tử đâu?--Trungda (thảo luận) 07:35, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Trang wiki tiếng Trung 行刺 (hành thích) được redirect đến ám sát. Theo cách giải thích Trungda, tôi ủng hộ cách giải thích: những sự giết người có mục đích mà không cần bắt giữ đều gọi là ám sát. Xưa dùng dao kiếm nên gọi là hành thích, nay dùng bom, đạn...gọi là ám sát. Lưu Ly (thảo luận) 08:05, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Bài viết hiện tại không bó hẹp trong "giết chính trị gia" nên theo tôi chỉ cần thêm ý "không cần bắt giữ" của Lưu Ly là có thể chấp nhận được. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 10:42, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- "Ám sát" theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê là: giết người (thường là nhân vật quan trọng) một cách bí mật, có mưu tính trước. Nó cũng đồng nghĩa với "hành thích" và cả "sát hại"! Bài hiện nay đã có đủ những ý này, tuy nhiên theo tôi phải tùy động cơ mới gọi là ám sát còn nói chung thì là "sát hại". tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 16:06, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Tôi không phải là chuyên gia ngôn ngữ, nhưng nếu "ám sát" mà đồng nghĩa với "sát hại" thì tôi nghi ngờ! Sát hại chắc không phải là "giết lén". Sát hại có vẻ chỉ mang nghĩa giết nói chung, với hàm ý không phải là việc giết để trừng phạt (như kiểu xử tử, hành hình...) hay báo thù. Còn với định nghĩa "ám sát" trên mà bạn tieu_ngao_giang_ho1970 dẫn của Hoàng Phê, tôi nhất trí: giết người (thường là nhân vật quan trọng) một cách bí mật, có mưu tính trước. Nói cho dài dòng, vì "ám sát" là giết bí mật nên thường chia ra người chủ mưu giấu mặt và người đi giết thực hiện một cách lén lút, bất ngờ. Đôi khi, hai người hay là 1. Có khi, người chủ mưu có địa vị còn trên cả người bị giết, nhưng vì không muốn bị lộ mặt là mình giết người kia (vì sợ mang tiếng) nên người bị giết vẫn bị xem là bị ám sát. Còn "sát hại", tôi không thấy bao hàm đủ những nghĩa như thế.--Trungda (thảo luận) 01:41, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Như trên đã nói, tôi cũng nhất trí với Trungda rằng "ám sát" mà đồng nghĩa với "sát hại" thì không ổn. Bắt cóc hoặc bắt giữ rồi thủ tiêu hay giết chết cũng là "sát hại", giết một nhân vật quan trọng để cướp của cũng là sát hại nhưng không phải ám sát... Chắc tại cuốn từ điển của Hoàng Phê mà tôi có chưa phải là cuốn lớn, chỉ là cuốn có hơn 45,000 từ nên trong đó cũng không diễn giải được cho thật thấu đáo vì khuôn khổ có hạn. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 12:07, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Tôi xin loại bỏ ý "không cần bắt giữ" trong khái niệm đầu bài mà bạn thành viên nào đó đã tham gia, bởi vì "bắt giữ" để rồi mới giết chỉ là việc làm của kẻ mạnh với kẻ yếu, hoặc kẻ trên với kẻ dưới; còn ngược lại: kẻ dưới muốn giết kẻ trên hoặc kẻ yếu giết muốn kẻ mạnh làm sao bắt giữ trước nổi (nên kẻ yếu và kẻ dưới mới càng hay là thủ phạm của ám sát hơn kẻ mạnh và kẻ trên)??--Trungda (thảo luận) 15:15, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Tôi chưa nhất trí với Trungda về việc bỏ "không cần bắt giữ" bởi lẽ: mạnh yếu hay trên dưới về tổng thể khác với trong từng tình huống cụ thể, một người nhìn chung là yếu nhưng vẫn có thể bắt giữ người mạnh hơn nhờ bí mật, bất ngờ thực hiện khi có cơ hội thuận lợi. Cụm từ này nhằm phân biệt ám sát với bắt cóc rồi thủ tiêu hoặc sát hại. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 15:44, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Hi hi. Khái niệm "không cần bắt giữ" là tôi phát minh ra, khoan bàn đúng sai, nhưng xét nghĩ: có vụ nào mà bị đối phương bắt giữ sau đó bị giết mà gọi là AS hay không (con tin chẳng hạn), và ngược lại, có vị nào quan trọng "tự dưng" bị giết chết mà dư luận không nghi ngờ/đề cập đến AS hay không? Lưu Ly (thảo luận) 15:57, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)
"Cần", vấn đề là chữ "cần" này. Cần, tức là có đủ tư cách và sức mạnh mà làm cái việc bắt thì mới gọi được là "cần" hay ko cần. Thử hỏi việc giết Kennedy, người chủ mưu đủ tư cách nói chữ "ko cần bắt" ko? Và giả sử là có thấy là "cần" thật thì có làm nổi ko? Sao mà phải sai người bắn lén?
Như tôi đã bổ sung trong phần định nghĩa: ám sát có thể là người yếu giết người mạnh và ngược lại; có thể là người trên giết người dưới và ngược lại; cho nên phải loại bỏ mấy chữ "ko cần bắt giữ" cho khái quát hơn, vậy thôi. Nếu nói "ko cần bắt giữ" thì luôn là người trên giấu mặt giết người dưới hoặc người mạnh giấu mặt giết người yếu rồi; thế thì sẽ mất đi một nửa còn lại của thủ phạm và nạn nhân! Tôi không phải cảnh sát nhưng không có ý định bỏ lọt một nửa rất đáng ngờ kia! Và, chính cái kẻ yếu và kẻ dưới lại mới hay là thủ phạm đấy!--Trungda (thảo luận) 16:00, ngày 4 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Như tôi và Lưu Ly đã nói, cái "không cần bắt giữ" là để phân biệt ám sát với bắt cóc rồi sát hại. Trungda nói về chữ "cần" cũng có lý nên theo tôi hợp lý nhất là "không kèm theo bắt giữ" hoặc ngắn gọn hơn "không bắt giữ". Mong các bạn cho ý kiến để đi đến thống nhất. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 07:21, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Ok. Không có khă năng bắt giữ; có khả năng nhưng không bắt giữ...Tieu ngao giang ho1970 chọn "không bắt giữ" cũng được. Lưu Ly (thảo luận) 07:32, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)
- Vậy ta chờ ý kiến đồng thuận của Trungda rồi sẽ sửa. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 07:51, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Khái niệm cần có sự khái quát, nếu chúng ta đi vào một cái "ngõ" hay "ngách" cụ thể nào đó thì lại phải kèm theo hàng loạt ý để loại trừ cái này, cái kia ngay. Chúng ta hãy hiểu cho đúng với nhau rằng: "ám sát" bao hàm nghĩa giết nhân vật quan trọng một cách lén lút, bất ngờ và có mưu tính, thế thôi. Việc giết người nào hội đủ những yếu tố đó thì gọi là ám sát, nếu không thì không phải là ám sát (không bất ngờ, không lén lút hoặc không giết người quan trọng). Nói đến việc "bắt giữ", tôi có cảm giác là chúng ta bị bó trong cái tư duy của chính quyền giết công dân (trên giết dưới - như cách nói của tôi) hoặc "xã hội đen" (thì lại mang nghĩa "bắt cóc" chứ không phải "bắt giữ"). Cũng như đã nói "nhà sư ăn chay" là đương nhiên hiểu rằng loại trừ những món gì rồi, bất cứ lúc nào rồi, cần gì phải nói "sư ăn chay, từ thứ 2 dến chủ nhật hàng tuần, 7/7 ngày, 24/24 giờ...". Rõ ràng ta thấy cái đuôi "từ thứ 2..." là thừa đúng không? Vậy thì không cần đề cập tới mấy chữ "bắt" hay không nữa. Chắc hai bác Lưu Ly và tieu_ngao_giang_ho1970 hiểu ý tôi chứ?--Trungda (thảo luận) 16:54, ngày 5 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Ngô Đình Diệm bị ám sát?
sửaTheo tôi thì Ngô Đình Diệm bị sát hại thì đúng hơn là ám sát, vì hành động giết hại ông ta gắn liền với cuộc chính biến.Tran Quoc123 (thảo luận) 11:20, ngày 28 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Cần dẫn chứng (??!)
sửaBài này phần chính thì ngắn, phần phụ thì dài (đến nỗi tách ra riêng một bài được).
Nhiều liệt kê trong bài (nếu không có dẫn chứng tại từng liên kết bên trong) có lẽ thuộc loại cần dẫn chứng.
Vậy có nên xếp vào thể loại: Thiếu dẫn chứng được không ?.Truong Manh An (thảo luận) 07:27, ngày 3 tháng 1 năm 2008 (UTC)
Lén lút?
sửaVụ mưu sát Julius Caesar và Lincol được thực hiện công khai và mọi người đều biết thủ phạm là ai.Rommel (thảo luận) 12:15, ngày 17 tháng 8 năm 2008 (UTC)
Cần xếp lại
sửaÝ kiến của Rommel chính xác. Chính vì vậy cần rà soát lại những thống kê trong bài viết này và loại bớt những trường hợp như vậy. Có khá nhiều trường hợp chỉ đơn giản là giết nhân vật quan trọng chứ không hề có yếu tố "lén lút" hay "bất ngờ", như thế không thể liệt kê vào bài.
Cũng không phải tự dưng trong bài dùng động từ "giết" với người này và "ám sát" với người kia - rõ ràng là có sự khác biệt về hoàn cảnh bị giết. Thạt khó hiểu là cả những người "bị giết khi bị đảo chính" hoặc "bị thuốc, bắn, đập và nhận chìm cho tới chết" cũng được đưa vào đây.
Khái niệm bên en:wiki khác biệt ở điểm này và vi.wiki cần chỉnh cho phù hợp nội dung. Nếu không, cần đưa những người bị giết không phải là "lén lút" và "bất ngờ" xuống 1 danh sách riêng bên dưới, theo quan niệm của phương Tây. --Trungda (thảo luận) 04:33, ngày 1 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Tôi tạm che những trường hợp bị giết không thấy phản ánh yếu tố "lén lút" và "bất ngờ". Khi xác định rõ từng trường hợp này, sẽ bỏ che.--Trungda (thảo luận) 11:16, ngày 1 tháng 3 năm 2009 (UTC)
- Tôi mở ra lại rồi. Theo tôi, những vụ giết người này khó quy vào một định nghĩa. Lincoln bị coi như ám sát vì thực sự không thế biết được ai chủ mưu. Lịch sử chỉ ghi là Booth tự mình tìm đến và bắn Lincoln, không ai biết chắc là có tập đoàn nào (? Liên minh miền Nam) lén lút phía sau. Cao xuân Kiên 08:29, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Có thể quy được. Chỉ cần lén lút và bất ngờ. Lincohn có thể coi là bị ám sát. Những trường hợp trong bài ghi "bị giết" rất cần có bài chi tiết về nhân vật (Hoặc ai đó biết về cuộc đời nhân vật có thể xác định thông tin chi tiết về cái chết) rằng cách những người này bị giết là bất ngờ và lén lút mới có thể "mở". Những trường hợp gọi chung chung là bị giết, có thể gây lầm lẫn rằng người này bị xử tử (công khai), bị vây ráp giết hại... ko hề lén lút hay bất ngờ.--Trungda (thảo luận) 09:03, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)
- Cần phân biệt những trường hợp "mập mờ", giả sử bị em giết (nêu khá nhiều trong bài). Nếu em đầu độc hay sai người lén bắn anh thì là ám sát; nhưng nếu em đảo chính (thắng lợi), bắt giam anh rồi chĩa thẳng gươm vào ngực mà đâm thì là sát hại, còn đâu là ám sát nữa? Những trường hợp chỉ nói "bị giết" như vậy hiên nhiên là chưa rõ ràng.--Trungda (thảo luận) 09:23, ngày 22 tháng 6 năm 2009 (UTC)
Danh sách còn thiếu và mang tính chủ quan
sửaTheo tớ danh sách này còn thiếu và còn mang tính chủ quan (ví dụ một vụ với người này thì là quan trọng, với người kia thì không). Nên có một tiêu chuẩn để đưa các vụ ám sát vào danh sách này chăng? Công nhân áo hồng (thảo luận) 04:15, ngày 3 tháng 7 năm 2009 (UTC)
Vụ Ngô Đình Diệm không biết nên có trong danh sách ám sát hay không? Theo tôi hiểu thì đây là một vụ hạ sát thẳng, đảo chính lật đổ chứ không phải là ám sát theo cách hiểu là hành thích lén lút. Còn vụ Thanh Nga là một vụ án hình sự giết người trong lúc dằng co cướp đoạn tài sản, chuyên án do thiếu tá Trịnh Thanh Thiệp chỉ đạo và đã đăng đầy đủ, tường trình đầy đủ trên báo Tuổi trẻ, không phải là một vụ ám sát, nên tôi lấy ra. Sa Long Cương (thảo luận) 00:41, ngày 24 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Tách bài
sửaCác thảo luận bên trên cho thấy, danh sách vụ ám sát có nhiều tiềm năng phát triển và thảo luận, có lẽ thích hợp để tách thành bài riêng. Điều này cũng sẽ giúp bài Ám sát phát triển theo chiều sâu và khai thác nhiều khía cạnh hơn trong tương lai, không chỉ là danh sách như phiên bản hiện tại. Xin đề nghị tách danh sách sang Danh sách vụ ám sát nếu không ý kiến khác.118.68.194.74 (thảo luận) 03:38, ngày 21 tháng 7 năm 2024 (UTC)
- Bài còn khá ngắn, tách bây giờ chưa hợp lý.42.116.184.61 (thảo luận) 21:35, ngày 27 tháng 7 năm 2024 (UTC)