Thảo luận:Đẹp

Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Anh Dino trong đề tài Sửa đổi

Untitled sửa

Bài này phải viết lại, vì xem ra "cái đẹp" ở đây chỉ là...cái đẹp, diễn giải theo chủ quan, chứ chưa có định nghĩa nào với đúng tư cách của nó, chẳng hạn: cái đẹp là phạm trù mỹ học chỉ đối tượng (tự nhiên, con người, tác phẩm nghệ thuật) mang lại cho người tiếp nhận cảm giác khoái lạc về mặt thẩm mỹ, biểu hiện dưới những hình thức cảm tính. Khương Việt Hà (thảo luận) 15:12, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đúng rồi, nó là đối tượng nghiên cứu của Mỹ học mà, tôi thêm thể loại mỹ học vào cũng có ý như vậy, tiếc là không có thời gian để phát triển tý chút.tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 15:54, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời
Định nghĩa cái đẹp thông qua cảm nhận về thẩm mỹ, nhưng khái niệm thẩm mỹ tôi sợ lại được định nghĩa thông qua cái đẹp mất thôi. 203.160.1.74 (thảo luận) 11:01, ngày 3 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi thì có rất nhiều tài liệu mỹ học, triết học, văn học nói đến cái đẹp, nhưng thật đáng tiếc là thời gian này tôi khá bận, có lẽ đến lúc nào đó tôi sẽ viết các phạm trù mỹ học (cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, cái bi, cái hài v.v.), ngay cả bài này chắc chắn là phải viết lại. Khương Việt Hà (thảo luận) 16:05, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi cũng có mấy món đó nhưng hiện tại thì chịu rồi, bạn cố đi, tôi đã phải treo thể loại "Thành viên vắng mặt", chỉ có thế ghé thăm WP tý chút thôi. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 16:43, ngày 14 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Sửa đổi sửa

Tôi sửa xong mới biết bạn Flavia cũng sửa đổi. Nếu Flavia không đồng ý có thể quay lại bản cũ.--Paris (thảo luận) 11:28, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cảm ơn, hai cô gái cô nào cũng đẹp cả. Tính lấy hình Venus để vào nhưng Venus có lẽ không phù hợp ở đây. FlaVia 11:49, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Xin hỏi nguồn nào nói bức tranh của Vermeer là đặc trưng cho vẻ đẹp Phương Tây? RBD (thảo luận) 12:12, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nó không đặc trưng, mà vẻ đẹp Tây phương thường được hiểu như vậy: da trắng mắt xanh. Thôi để tôi kiếm lại tư liệu rồi lại đưa vào. Cảm ơn bạn đã nhắc nhở. FlaVia 12:17, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Một khái niệm triết học trừu tượng không nhất thiết cần có hình minh họa. Khương Việt Hà (thảo luận) 13:35, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Ở tranh minh họa, cứ nên viết là sóng lớn (theo tên tiếng Anh great waves). Còn sóng lừng là loại sóng tương đối ổn định truyền từ vùng biển khác đến, chứ không phải loại sóng chồm lên tung bọt trắng xóa trong một trận bão. Chien (thảo luận) 12:16, ngày 21 tháng 1 năm 2009 (UTC)Trả lời


Chúng tôi định nghĩa cái đẹp như sau:

Cái đẹp là phạm trù mỹ học trung tâm, phản ánh giá trị thẩm mỹ tích cực của các sự vật hiện tượng, mang lại khoái cảm vô tư trong sáng cho con người[1].


Phạm trù mỹ học là khái niệm rộng nhất, chung nhất, phản ánh những mặt, những mối liên hệ chủ yếu và phổ biến nhất của các hiện tượng thẩm mỹ.

Vậy thì phạm trù cái đẹp là nhận thức ở trình độ cao nhất, sâu sắc nhất về các vẻ đẹp nói chung. Nó cho thấy bản chất, quy luật vận động của các vẻ đẹp đó. Đồng thời nó cũng cho thấy quy luật nhận thức của con người, của xã hội về chúng.

Nó là trung tâm bới vì mọi hoạt động của con người khi vượt qua tầm thực dụng đều cố gắng vươn tới nó. Trong lý luận nghệ thuật và trong mỹ học, nó cũng làm chuẩn để xây dựng các phạm trù mỹ học khác như cái bi, cái hài, cái cao cả. Trong nghệ thuật nó là nguyên nhân nảy sinh và là mục đích cơ bản hướng tới của mọi dòng nghệ thuật chân chiính, mọi nghệ sĩ đích thực.

Nó tích cực vì là cái mà mọi người đều mong muốn, yêu thích...

Về phương diện chủ quan thì nó phải gây khoái cảm cho con người một cách vô tư trong sáng.

Khi có thời gian, tôi sẽ viết tiếp hiện tượng đẹp nó phải thế nào.

Nguyễn Văn Đại (thảo luận) 01:52, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)<Nguyễn Văn Đại: Mỹ học Mác - Lênin, Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia,2002, tái bản 2006/>Nguyễn Văn Đại (thảo luận) 01:52, ngày 4 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cái đẹp là phạm trù mỹ học trung tâm, phản ánh giá trị thẩm mỹ tích cực của các sự vật hiện tượng, mang lại khoái cảm vô tư trong sáng cho con người[1].


Phạm trù mỹ học là khái niệm rộng nhất, chung nhất, phản ánh những mặt, những mối liên hệ chủ yếu và phổ biến nhất của các hiện tượng thẩm mỹ.

Vậy thì phạm trù cái đẹp là nhận thức ở trình độ cao nhất, sâu sắc nhất về các vẻ đẹp nói chung. Nó cho thấy bản chất, quy luật vận động của các vẻ đẹp đó. Đồng thời nó cũng cho thấy quy luật nhận thức của con người, của xã hội về chúng.

Nó là trung tâm bới vì mọi hoạt động của con người khi vượt qua tầm thực dụng đều cố gắng vươn tới nó. Trong lý luận nghệ thuật và trong mỹ học, nó cũng làm chuẩn để xây dựng các phạm trù mỹ học khác như cái bi, cái hài, cái cao cả. Trong nghệ thuật nó là nguyên nhân nảy sinh và là mục đích cơ bản hướng tới của mọi dòng nghệ thuật chân chiính, mọi nghệ sĩ đích thực.

Nó tích cực vì là cái mà mọi người đều mong muốn, yêu thích...

Về phương diện chủ quan thì nó phải gây khoái cảm cho con người một cách vô tư trong sáng.

Khi có thời gian, tôi sẽ viết tiếp hiện tượng đẹp nó phải thế nào. Anh Dino (thảo luận) 09:31, ngày 8 tháng 5 năm 2018 (UTC)Trả lời

  1. ^ Nguyễn Văn Đại: Mỹ học Mác - Lênin, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2002, tái bản 2006
Quay lại trang “Đẹp”.