Thảo luận:Chiến dịch Krym–Sevastopol (1941–1942)

(Đổi hướng từ Thảo luận:Chiến dịch Krym-Sevastopol (1941-1942))
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Minh Tâm-T41-BCA trong đề tài Thắc mắc
Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Thiếu tên đề mục sửa

Thế có cần đổi tên bài này là Xôváttôpôn ko? --minhhuy*=talk-butions 10:51, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bài này nên đổi tên là "Chiến dịch Krym (1941-1942)" vì trong nội dung của nó bao gồm cả hai trận chiến: Cuộc chiến tại Sevastopol và Cuộc chiến tại bán đảo Kershe. Tập đoàn quân 11 (Đức) phải công phá cả hai hướng này, do đó phân tán lực lượng và không thể đánh chiếm ngay Sevastopol. Chỉ sau 250 ngày khi Cụm quân Armonai của Tập đoàn quân 11 (Đức) đột phá được qua "Chiến lũy Thổ Nhì Kỳ", buộc quan dội Liên Xô phải rút sang bán đảo Taman thì mới tập trung được toàn lực để công phá Sevastopol. Do đó, đặt tên là Cuộc vây hãm Sevastopol (1941–1942) chỉ phản ánh được một nửa sự kiện. Ngoài ra, Meme123 (thảo luận · đóng góp) đã có một nhầm lẫn khi đưa khẩu en:Schwerer Gustav vào bài và bảo đấy là cao xạ Liên Xô. Đây là khẩu đại pháo của Đức đã dùng để bắn phá Leningrad, Brest và một số mục tiêu khác, trong đó có Sevastopol. Đề nghị bạn hãy nghiên cứu kỹ hơn các tài liệu có trong tay trước khi viết hoặc dịch bài. --Двина-C75MT 13:59, ngày 9 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đề nghị các thành viên tham gia viết bài này bổ sung nguồn cho dẫn luận nếu không muốn bị xóa nhữg đoạn đã viết. --Двина-C75MT 07:24, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Riêng với Meme 123, tôi xin nhắc lại, một số đoạn trong bài viết không chỉ được viết mà còn được dịch từ các ngôn ngữ khác. Vì vậy, khi đang trong giai đoạn dựng bài, mọi hành vi xóa các đoạn chưa dịch đều bị coi là vi phạm. Nếu tái phạm nhiều lần, sẽ bị coi là phá hoại. --Двина-C75MT 07:55, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Thắc mắc sửa

Trong mục "Kế hoạch tác chiến" có đoạn liệt kê không đầy đủ: trong đó có 2 tuần dương hạm, 6 tàu khu trục, tàu tuần duyên, 52 tàu thuyền phóng ngư lôi.Xin bổ sung số tàu tuần duyên là bao nhiêu? Volga (thảo luận) 08:09, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tài liệu hiện có trong tay chỉ nói gộp tàu khu trực với tàu tuần dương. --Двина-C75MT 03:52, ngày 4 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Còn nữa, cũng trong đoạn này, chức vụ của Philipp Sergeyevich Orchiabrskiy là phó gì? Volga (thảo luận) 08:10, ngày 3 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Cấp bậc hàm của ông này là "Phó đô đốc", chức vụ là Tư lệnh Hạm đội Biển Đen. --Двина-C75MT 03:52, ngày 4 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Khi tiến hành chiến dịch Blau thì cụm tập đoàn quân nam đã bị bãi bỏ và cho thành lập hai cụm tập đoàn quân mới, như vậy đoạn cuối bài có nói "Cụm Tập đoàn quân Nam của Đức phải tiến về Stalingrad và dãy núi Kavkaz" là không đúng.Volga (thảo luận) 03:14, ngày 4 tháng 2 năm 2010 (UTC)Trả lời

Kế hoạch Blau ban đầu không có dự kiến này. Chỉ thị số 41 của Hitler cũng không đề cập đến việc này. Vì khi đó, Stalingrad chỉ được coi là hướng phụ yểm hộ bên suờn trái Cụm tập doàn quân Nam. Hướng chính của Cụm tập đoàn quân này ban đầu là Kavkaz. Mãi ngày 12 tháng 7, khi phái hiện có thêm 3 tập đoàn quân dự bị của Liên Xô triển khai ở phía Tây khúc cong của Sông Đông, Bổ Tỏng tư lẹnh quân đội Đức Quóc xã mới chia Cụm tập đoàn quân Nam thành hai cụm: Cụm tập đoàn quân A (hướng Kavkaz) và Cụm tập doàn quân B (hướng Stalingrad). --Двина-C75MT 03:52, ngày 4 tháng 2 năm 2010 (UTC)--Trả lời

Quay lại trang “Chiến dịch Krym–Sevastopol (1941–1942)”.