Thảo luận:Danh sách chòm sao

Bình luận mới nhất: 18 năm trước bởi Baodo trong đề tài Hiện Vương tòa
Dự án Thiên văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thiên văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thiên văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Thảo luận Bảng đối chiếu sửa

Xem thêm Thảo luận: Chòm sao

Tôi nghĩ nên để cột tiếng Anh trước, rồi đến cột Hán và Hán Việt, sau cùng là cột tiếng Việt. Nguyễn Thanh Quang 12:46, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

OK, nhưng đầu tiên phải có bảng Hán-Việt, sau đó nhờ Quang làm cái bảng giúp Vietlong. Chỉ có cách hợp tác này mới đúng chuẩn khoa học. --Baodo 12:52, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Nên cho Danh sách 88 chòm sao vào bên dưới bài Danh sách các chòm sao? Mục Bảng đối chiếu Anh-Việt-Hán? --Baodo 13:42, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Theo tôi nên hợp nhất vào bài Danh sách các chòm sao thành một tiểu mục "Bảng so sánh thuật ngữ" chẳng hạn. Nguyễn Thanh Quang 14:05, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Mọi người có thể đọc thêm Thảo luận Tiêu bản:Các chòm sao hiện đại. Mekong Bluesman 17:29, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Mekong Bluesman chờ tôi ráp Anh-Việt-Hán 88 chòm sao lại rồi sẽ có những sửa đổi chính xác hơn. Thảo luận Tiêu bản:Các chòm sao hiện đại có chỗ ráp sai đó. Người Trung Quốc viết và tả rất đúng với từ La-tinh, chỉ có mình diễn giảng lệch chút thôi. Chà, mới thấy dùng từ Hán-Việt mà không có chữ Hán bên cạnh nguy như thế nào. Mà lạ nhỉ, thế hệ này hình như không còn ý thức được tiếng Việt là văn tự có gốc biểu ý, không thuần ráp âm như Latinh... --Baodo 17:48, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

OK, tôi đi xem qua những thuật ngữ Hán-Anh (Latinh) thấy không sai nghĩa lắm. Tàu dịch sát nghĩa gốc Latinh, chỉ một vài từ bị lệch chút xíu, ví như Aquarius = người mang nước biến thành cái bình... Đề nghị mọi người sang trang Danh sách các chòm sao sửa tiếp, trang này có lẽ xoá được. --Baodo 20:55, ngày 09 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cột tiếng Anh của bảng đối chiếu này, sự thật, là cột tiếng Latinh. Người Anh, cũng giống như các văn hóa khác, có các chòm sao riêng của họ; ngay cả các chòm sao trùng hợp với 88 chòm sao trong danh sách này, nhiều khi họ có tên riêng (cái mà được gọi là Ursa Major có tên thuần Anh là the Plough - hay "Lưỡi cầy"). Do đó, cái bảng đối chiếu này chỉ cần 3 cột: Latin, Hán và Việt. Mekong Bluesman 02:17, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi muốn hỏi trong các tên Việt được viết vào trong bảng này có bao nhiêu tên được dùng phổ thông? Hay chúng chỉ là các đề nghị của các người viết để từ chối các thuật ngữ đã có trước? Tôi chưa nghe thấy ai dùng "chòm sao Mũ Miện Phương Nam" hay "chòm sao Đồng Hồ Quả Lắc"!!! Mekong Bluesman 11:27, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nếu cần biết tên của 88 chòm sao trong các ngôn ngữ phổ thông như tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Nga, mọi người có thể đọc Tiêu bản:Các chòm sao hiện đại và dùng các liên kết interwiki trong bài đó. Không cần phải mang hết các loại ngôn ngữ vào trong bảng này. Các ngôn ngữ Âu châu đều đựa vào các tên Latinh, các ngôn ngữ Đông Á, và tiếng Việt, đều dựa vào tiếng Hán trong lãnh vực này, nhiều hay ít.

Tôi đã viết bên trên, bảng đối chiếu này chỉ cần 3 cột: tiếng Latinh, tiếng Hán và tiếng Việt. Đừng làm nó trở thành khổng lồ một cách không cần thiết.

Mekong Bluesman 12:12, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi đồng ý việc này, cách gọi các của các ngôn ngữ khác cũng dựa trên cơ sở Latinh cả và có tính chất diễn giảng, không cần thiết. --Baodo 13:18, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Các sửa đổi ngày 10/12/2005 từ mã số 220.231.119.199 là do tôi thực hiện. Không hiểu sao mọi lần không đăng xuất, cứ bật máy là sửa, nhưng lần này lại như vậy, không hiện tên thành viên. tôi sẽ bổ sung phần tiếng Nga.--Nguyễn Việt Long 12:19, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Theo tôi bảng này chỉ cần các cột: thứ tự, tên La tinh, dịch nghĩa tiếng Anh, [dịch nghĩa tiếng Pháp,] dịch nghĩa tiếng Việt, tên Hán Việt cho dễ nhìn và đối chiếu. Các thứ tiếng khác nếu độc giả quan tâm có thể tìm thông qua interwiki. Nguyễn Thanh Quang 14:05, ngày 12 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Theo tôi việc có một danh sách tên tiếng Việt cho các chòm sao là rất ần thiết. Tên tiếng Việt ở đây không phải là tên sử dụng sao cho tiện, có tên thì dịch, có tên thì để nguyên Hán - Việt. Mà nên cần có một danh sách tên tiếng Việt theo đúng ngữ nghĩa của từng chòm sao. Hiện nay rất nhiều cách gọi tên sai của ác chòm sao làm sai rất nhiều ý nghĩa của tên các chòm sao đó. Ví dụ Sagittarrius là Archer, tại sao người Việt hầu hết gọi là nhân mã, còn Centaurus - Centaurs thì lại thêm chứ "bán" vào đằng trước. Rõ ràng nếu ai đọc các sách tiếng Việt có lối viết này khi đọc sáng tài liệu tiếng Anh chẳng hạn sẽ gặp ngay chòm sao Centaurs và mặc dịnh nó là Sagittarius, còn gặp chòm Archer chắc sẽ chịu không hiểu nó là cái gì. Hay là xem bảng các chòm sao ở trang bên, tôi thấy dịch Taurus là con trâu chỉ vì tiếng hán của nó là Kim Ngưu thì có hợp lí không. Theo thàn thoại Hi Lạp thì nó là một con bò, rồi Coma Berenices, tại sao lại được dịch là tóc tiên trong khi nó vốn là "Tóc của Berenices"? Mặt khác, một bảng chòm sao đối chiếu các ngôn ngữ mà ngay trong cột tiếng Việt lại có cả tiếng thuần Việt và Hán - Việt lẫn lộn thì e rằng chưa ổn. Ví dụ Thủy xà thì dịch thành rắn nước, thế thì Linh Miêu tại sao không dịch ra là Mèo Rừng cho thống nhất.... Khoa học là của chung nhân loại, việc qui ước thì cần có một chuẩn và người phương Tây đã qui ước tên các chòm sao như thế nào thì chúng ta cần coi là chuẩn và cách dịnh cần làm sao cho chính xác và dễ hiểu. Rất nhiều tên Hán - Việt làm ý nghĩa các chòm sao này sai khác, nếu chỉ vì đã được dùng lâu năm mà "không nên thay đổi" thì theo tôi đó là một ý kiến không hợp lí nếu không muốn nói là tiêu cực (Đặng Vũ Tuấn Sơn - CLB Thiên văn học trẻ Việt Nam - VACA)

Dịch tên tiếng Việt sửa

Tôi muốn có tên chòm sao của các ngôn ngữ phổ biến nhất tại VN cho bạn đọc tra cứu. Không phải ai cũng có sự kiên nhẫn tra interwiki, nhiều khi người ta chỉ cần có ngay giải đáp để dịch hoặc hiểu một đoạn văn. Vả lại nếu tra cứu interwiki cũng không có liên hệ ngang giữa các ngôn ngữ, và nhìn cả 88 chòm sao trong 1 thứ tiếng dễ hoa cả mắt, nhầm lẫn.

Như tôi đã nói, từ trước đến giờ hầu như chưa có tên tiếng Việt, chỉ mới có 1 vài cố gắng đặt tên cho chủ yếu là 12 còm sao hoàng đạo, còn thì toàn để nguyên tiếng Hán. Tệ hơn là nhan nhản các bài chiêm tinh đoán số trên sách báo dịch từ tiếng Tây và đặt tên (hoặc chép lại của nhau) Hán Việt "giả cầy" kiểu như Hải Sư, Dương cưu, Hổ Cáp, Nam dương, Bắc giải... Do đó không có chuyện "từ chối các thuật ngữ đã có trước", nếu hiểu thuật ngữ là những tên được đặt ra một cách nghiêm chỉnh cho người Việt.--Nguyễn Việt Long 14:47, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi không hiểu, và ngày càng cảm thấy không giải thích cho Nguyễn Việt Long được. Tại sao có sự đòi hỏi các thuật ngữ phải nghiêm chỉnh? Các thuật ngữ như software, hardware, firmware, sao lùn nâu, sao lùn trắng, phần mềm, phần cứng ... là các thí dụ.
Nếu cách đây không lâu, các người prescriptivist như Nguyễn Việt Long bắt buộc thì bây giờ chúng ta không có hàng loạt các thuật ngữ. Trong ngôn ngữ có rất nhiều rule nhưng cũng có rất nhiềù các exception -- viết là Hiệp Chúng Quốc mà cứ gọi là Hiệp Chủng Quốc, tên rõ là Hoàng mà cứ phát âm là Huỳnh, bắt đầu là colour mà biến thành color ...
Không, tôi không phản đối việc làm một bảng chuẩn - tôi đã làm việc này với Danh Sách Quốc Gia và bài đó có trang thảo luận dài hơn bài này nhiều. Tôi chỉ muốn nói khi làm các danh sách này thì điều kiện để đạt một consensus phải là điều kiện quan trọng nhất. Không ai trong cộng đồng này có đủ khả năng (ngoại trừ các trường hợp sai hoàn toàn như 2 + 2 = 5) nói cái nào là "đúng" và cái nào "sai" -- đặc biệt là trong lãnh vực ngôn ngữ.
Mekong Bluesman 15:15, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Mekong Bluesman viết: Tôi chưa nghe thấy ai dùng "chòm sao Mũ Miện Phương Nam" hay "chòm sao Đồng Hồ Quả Lắc"!!! Vậy bác đã nghe thấy người ta dùng tên gì để gọi chòm sao này? Nếu không nghe thấy gì cả có nghĩa là khái niệm này hầu như chưa xuất hiện, chưa có "lịch sử", ít ra là đối với quảng đại quuàn chúng & Mekong Bluesman. Tôi chỉ định đặt tên Đồng Hồ, nhưng có ai đó đã ghi Đồng Hồ Lắc vào đó, nghe hơi kỳ, nên tôi thêm [Quả] vào cho rộng đường dư luận.--Nguyễn Việt Long 15:01, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Một lần nữa tôi cảm thấy tôi cần nói rõ là tôi không phản đối. Tôi hỏi vì:
  • Nguyễn Việt Long là người biết về thiên văn học và là người Việt - hai thứ này có trên Wikipedia nhưng chưa có trong một người
  • Nguyễn Việt Long nghĩ là một số các thuật ngữ là "sai" - tôi đồng ý là chúng sai trong cách dịch nhưng các "sai" đó nếu được dùng bởi một số lớn người trong thời gian lâu thì, theo lối nhìn của ngôn ngữ học, không "sai" nữa
  • Nếu chúng ta hoàn toàn chưa có các thuật ngữ này (một việc mà tôi không có khả năng trả lời) thì chúng ta phải tạo ra từ mới. Lúc đó, theo tôi, nên dùng các từ càng gần gốc và gợi hình ảnh càng tốt để độc giả có thể hiểu; ví dụ "chòm sao Đồng Hồ" thay vì "chòm sao Đồng Hồ Quả Lắc" vì horologium tạo ra hình ảnh đồng hồ trước khi tạo ra đồng hồ quả lắc; ví dụ, dịch Taurus thành "trâu", thay vì "bò", vì trâu gần với các văn hoá Á châu hơn.
Xin đừng hiểu lầm tôi. Mekong Bluesman 15:30, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Có lẽ 2 bên chưa hiểu ý nhau lắm. Tuy nhiên tôi xin nói thêm cho rõ:

1. Có thể chấp nhận sáng tạo, phỏng dịch, nhưng không được sai như sư tử thành hải sư(2 loài khác hẳn nhau), hoặc những từ khó hiểu. Bản thân tôi không hiểu Hổ cáp là gì, nên chắc nhiều người khác cũng không hiểu. Trong khi đó đã có tên gọi chuẩn của TQ (H-V) là Thiên Hát /Hạt /Yết, nay ta thêm tên Việt để dần dần thay thế những tên khó hiểu. Hình như cụ Hoàng Xuân Hãn đã đặt thuật ngữ "hình học" thay cho "kỷ hà học" tương đối khó hiểu theo cách như vậy.

2. Cần phân biệt việc anh là người khởi xướng 1 tên gọi, 1 khái niệm với việc anh phải dịch hoặc đặt nhưng bám vào 1 tên gọi, 1 khái niệm người khác, nước khác đã khởi xướng. Bác nêu ví dụ software, hardware, firmware, sao lùn nâu, sao lùn trắng, (phần mềm, phần cứng dịch khá đạt software, hardware) là thuộc trường hợp khởi xướng, tha hồ đặt. Tôi tạm lấy ví dụ: "Big Bang" do 1 ông thiên văn người Anh phản đối thuyết ấy đặt ra. Như vậy ta không thể dùng Big Explosion để thay thế cho thuật ngữ kia hoặc dịch tào lao là "giao hợp lớn" hoặc "tiếng sập cực mạnh" mà phải gọi đúng nghĩa là "vụ nổ lớn". Chuyện ngôn ngữ biến âm (colour-> color) thì không thuộc phạm vi tranh luận ở đây. Tôi hiểu nghiêm chỉnh theo ý ấy--Nguyễn Việt Long 16:34, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hiện Vương tòa sửa

Không hiểu các bác lấy tên Hiện Vương tòa (Cepheus) ở đâu ra? Trong sách TQ chỉ ghi Tiên Vương tòa thôi. Với lại gọi như thế là "vi phạm" phả hệ "nhà Tiên": Tiên Vương Cepheus có vợ là Tiên Hậu Cassiopeia, đẻ ra Tiên Nữ Andromeda. Xin nói thêm là các sách VN thường gọi sai thành Thiên Vương và Thiên Hậu, lại dễ gây nhầm lẫn với hành tinh Thiên Vương (Uranus).--Nguyễn Việt Long 10:49, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Mời bác xem danh sách các chòm sao tại Wiki Trung văn. Hiện Vương tọa là 现王座. Nguyễn Thanh Quang 11:09, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vậy là chỉ mỗi Wiki Trung văn có thuật ngữ Hiện Vương tòa. Các từ điển TQ không có từ này.--Nguyễn Việt Long 11:49, ngày 12 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vậy Hiện Vương tòa là "ông vua hiện tại" hay "ông vua hiện đại"(?). Có nên để tên gọi này không? đề nghị Baodo cho biết ý kiến.--Nguyễn Việt Long 15:24, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi tra 1. Quốc Tế Anh Hán Đại Từ Điển (Trương Phương Kiệt chủ biên) và 2. Viễn Đông Anh Hán Đại Từ Điển (Lương Thật Thu chủ biên) thì đúng là họ chỉ nêu tên Tiên Vương toà, vậy dĩ nhiên lấy tên này là chính. Còn muốn để tên kia hay không thì tuỳ Việt Long. Vậy xem như tra rõ rồi. --Baodo 16:07, ngày 16 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Trâu và Bò sửa

Lạ nhỉ, nghe tới Ngưu ai cung liên tưởng đến con Trâu, mà thật ra là con Bò! Thuỷ ngưu mới là Trâu.
Nguyễn Quốc Hùng: Con bò — Ta còn hiểu là con trâu. Thật ra trâu là Thuỷ ngưu 水牛 — Tên một ngôi sao trong Nhị thập bát tú, tức sao Ngưu — Tên một bộ chữ Trung Hoa, tức bộ Ngưu. Theo ý Latinh thì đây là con bò, không phải con trâu đâu nhé! --Baodo 13:28, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Baodo nói đúng. Nếu "trâu" có nghĩa là buffalo và "bò" có nghĩa là cow thì ta sẽ thấy chỉ có 3 genus của buffalo: một ở châu Á, một ở châu Phi và loài bison ở Bắc Mỹ. Trong khi đó tên Latinh Taurus có nguồn gốc Âu châu - nơi chỉ có loài cow và không có loài buffalo. Mekong Bluesman 13:59, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Ở đây người ta đã có chút sáng tạo, dùng tên con vật gần gũi với đời sống của họ để phỏng dịch. Tôi tán thành cách này. Cũng như không nên dịch "tóc của Berenice" vừa dài lại phải giải thích Berenice là ai, người ta dịch Hậu Phát= tóc của Hoàng hậu, còn tôi bắt chước và dịch là "tóc Tiên", cốt ngắn gọn, đủ ý. Một số tên nhân vật thần thoại Hy Lạp cũng đã được giải quyết theo cách này.Nguyễn Việt Long 14:38, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Phiên thiết sửa

Vậy bác đã sửa lại thành Thiên Hát, theo tôi Thiên Hiết đúng hơn. Xin cho biết ý kiến. Nguyễn Thanh Quang 12:24, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Nếu viết chữ Hán 蠍, 蝎 với nghĩa con Bò Cạp thì không có âm Hát, chỉ có thể Hiết hoặc Yết. Đọc âm Hạt thì có nghĩa con mọt. Tôi có thể dẫn phiên thiết Khang Hi để đọc các âm trên. --Baodo 13:18, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Vậy các từ điển của VN tôi có trong tay, họ chỉ dịch 蝎 thành 2 âm hát, yết thì sao? Nếu 2 bên "kẻ 8 lạng, người nửa cân" thì nên theo các từ điển và sách tại VN, vì đa số bạn đọc sẽ dựa vào đây.

Không có tám lạng nửa cân như Nguyễn Việt Long nói đâu. Mà sao đoán tôi không dùng sách VN??? Tôi không những dùng đơn thuần, thấy soạn giả nào cẩu thả thì mở Khang Hi Tự Điển (và Từ Nguyên, Từ Hải) đọc theo phiên thiết của nó để kiểm tra lại (xem Phiên thiết Hán-Việt). Đây là những bộ TĐ tôi tham khảo Hán-Việt:
  1. Thiều Chửu, NXB TP HCM, 1997. (583 Hạt, Hiết)*****
  2. Từ Lâm Hán Việt Từ Điển, Vĩnh Cao & Nguyễn Phố, NXB Thuận Hoá 2001. (1153 Hạt, Yết)
  3. Từ điển Hán Việt, Ban Tu Thư Nghĩa Thục biên soạn, NXB Văn Hoá Thông Tin, 1999. (Hạt 1052)***
  4. Hán Việt Từ Điển, Nguyễn Văn Khôn, Khai Trí, Sài Gòn, 1960 (Hạt, Hiết 363).***
  5. Từ Điển Hán Việt Hiện Đại, NXB Thế Giới, 1994 (1996), duy nhất đọc Hát (trang 1055), và tôi đã kiểm lại là những người này dịch và phiên âm sai, chẳng biên soạn gì cả.
  6. Từ Điển Hán Việt, Trần Văn Chánh, NXB Trẻ TP HCM, 1999. (1788, 1793, Hiết)***
  7. Từ điển Hán Việt, NXH TP HCM, 2001, Giáo sư Phan Văn Các chủ biên. (1553, Hạt)****
  8. Từ Điển Trung Việt, NXB Khoa Học Xã Hội 1993. (1321 Hạt)****
  9. Hán Việt Tân Từ Điển Từ Điển, Nguyễn Quốc Hùng, Khai Trí, Sài Gòn. (265 Hiết, Yết)****
Như tôi biết, Nguyễn Việt Long dùng bộ Từ Điển Hán Việt Hiện Đại, NXB Thế Giới, 1994 (1996), có phải? Vậy có nhận ra lỗi lầm biên tập và những việc sao đi chép lại sai của nó chưa? (Mục tra cứu âm Hán-Việt sai số trang, đọc âm gom lại không biết cho dị dạng, bản in 1996). Cho tôi hỏi Nguyễn Việt Long tra thuật ngữ Anh-Hán dùng bộ TĐ nào? Xin tra lại những bộ bên trên ngoài Từ Điển Hán Việt Hiện Đại, NXB Thế Giới sẽ thấy còn 8 lạng nửa cân hay không. Thân mến --Baodo 15:42, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
Đúng là tôi dùng cuốn Từ Điển Hán Việt Hiện Đại, NXB Thế Giới, 1996, tái bản 2000. Ngoài ra còn cuốn "Hoa Việt Tự Điển" của Khổng Đức - Lạc Thiện - Long Cường, NXB Thanh Hóa, 1998 cũng phiên như vậy. Nhưng quả thực "Từ Điển Trung Việt", NXB KHXH, 1992 phiên là Hạt. Cuốn "Từ Điển Trung Việt" (hay Hán Việt tôi không nhớ rõ) của TQ hiện để ở cơ quan thì hình như phiên là hát, yết, để tuần tới tôi sẽ xem lại. Các sách nói đến chòm sao này thì tôi vẫn gặp là Hát hoặc Yết. Các bộ Anh - Hán và Hán - Anh của cơ quan, tuần tới tôi sẽ chép lại tên chính xác cho bác.--Nguyễn Việt Long 16:34, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi đã tra "Từ Điển Hán Việt" của Thương vụ ấn thư quán, Bắc kinh, 1997 chỉ phiên là hát.

Thuật ngữ Anh-Hán tôi dựa theo "Anh-Hán Đại Từ Điển" (A New English-Chinese Dictionary, 3rd Revised Edition), Thương vụ ấn thư quán, 2001. Cuốn này chỉ có Thiên Bình, Thất Nữ tòa, không có Thiên Xứng, Xử Nữ tòa.

"Hán-Anh Từ Điển" của Ngoại ngữ giáo học dữ nghiên cứu xuất bản xã (Foreign Language Teaching and Research Press, 1995 thì chỉ có Thiên Xứng, Thất Nữ tòa (mục chữ "Thiên").

Ngoài ra trong "Anh-Hán súc lược ngữ tổng hợp Đại Từ Điển" (English-Chinese Comprehensive Abbreviation Dictionary) có bảng phụ lục "Thiên văn tinh tòa, hằng tinh cập kỳ phù hiệu".--Nguyễn Việt Long 11:45, ngày 12 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Cho tôi xin chữ Nhăng trong "Thương Dăng /Nhăng toà (蒼蠅座)" nhé. Cũng có nguồn từ quyển Từ điển nổi danh vừa được nhắc đến. Âm Nhăng này chỉ xuất hiện ở đây và có lẽ "bị" suy thành con Nhặng chữ Nôm. Chỉ có bộ này và Trần Văn Chánh dùng một âm Nhăng (鞥 Dây cương), và ông Chánh cũng đọc bậy luôn!!! --Baodo 16:09, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Mỏ lớn sửa

Dịch ý sửa

Đỗ Quyên, Mỏ Chim Đỗ Quyên toà (杜鵑座), Cự Chủy Điểu toà (巨嘴鳥座)

Cự Chủy Điểu = Mỏ chim??? Chim mỏ lớn! Và nếu như vậy nên giữ tên Đỗ Quyên, con chim Cuốc có tiếng kêu bi ai. "Đỗ Quyên đề huyết viên ai minh"....
đúng là dịch ý , nhấn mạnh cái mỏ to và chỉ phải dùng 2 âm tiết. Nếu dùng Chim mỏ lớn thì e không cụ thể , chính xác về mặt khoa học, (phải gọi là chim tu-can bên châu Mỹ, ở châu Á không có), từ lại dài hơn.--Nguyễn Việt Long 16:53, ngày 10 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Chim mỏ lớn có phải con bồ nông không ? Seforadev 10:08, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Toucana là con chim toucan, còn con bồ nông là pelican. Tôi chỉ thấy có ba trang trên Google có cụm từ "chim mỏ lớn". Nguyễn Hữu Dng 10:15, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời
So với kích thước cơ thể thì quả thật mỏ chim toucan ấn tượng hơn pelican nhiều.Seforadev 11:41, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thêm danh sách sửa

Mọi người xem : http://thienvanvietnam.com/kienthuc/Cac_Chom_Sao/Ban_Do_Sao/DanhSach88ChomSao.doc Và đối chiếu. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:00, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Email cua Tran Tuan Tu: "Chao ban

Minh la` Tran Tuan Tu, thanh vien Cau lac bo Thien Van Hoc Tre Viet Nam (VACA), cam on ban da gui thu cho mi`nh.

1. Ve danh sach ten cac cho`m sao: Trong ban danh sach mi`nh soan cho thienvanvietnam.com, thong tin ve moi cho`m sao bao gom "ten tieng Latin" va` "Y' nghia cua ch`om sao". Vi` theo khai niem co dien, "cho`m sao" la` 1 tap cac ngoi sao cu`ng voi hi`nh anh sinh vat, do vat tuong tuong duoc gan cho chu'ng. Vi' du: + Taurus la` "Con Bo`" vi` no lien quan den truyen thuyet ve na`ng IO bien tha`nh bo` cai' , Aries la` "Con Cuu" vi` no lien quan den truyen thuyet ve con cuu co ca'nh va` bo long va`ng, ... (TT Hy Lap) + Perseus - Dung Si Perseus, Hercules - Dung Si Hercules, Andromeda - Cong chua Andromeda, Cepheus - Vua Cepheus, Cassiopeia - Hoang Hau Cassiopeia, ... vi` day la` ten nhung nhan vat trong TT Hy Lap + Cac chom` sao do nhung nha` thien van can dai dat ten, mi`nh dich tuong ung voi hi`nh anh tuong tuong ga'n cho chu'ng: Normal - Cai e^ke, Indus: nguoi Indian, ...

Chi tiet mi`nh da trinh bay trong hai bai viet:

  1. Su hinh thanh ten goi 88 chom sao Thien Van Hoc hien dai
  2. Truyen thuyet Hy Lap va ten 1 so cho`m sao

Ban co the xem 2 bai viet tren tai dia chi: thienvanvietnam.com/kienthuc.htm -> Cac cho`m sao

2. Ve cuoc thao luan va xay dung Wikipedia: Minh rat muon duoc tham gia thao luan ve van de 88 chom sao noi rieng, cung nhu rat muon duoc gop phan xay dung noi dung Thien Van Hoc tren Wikipedia. Tuy nhien, tu gio den cuoi nam, mi`nh rat ban nen co the chua tham gia duoc ngay, ban co the cho m`inh biet cach dang ky' thanh vien va` mot so quy dinh chung khi gui ba`i cho Wikipedia duoc khong ? Mi`nh se co gang tham gia tu nam sau.

Ha Noi ngay` 12/12/2005

Tran Tuan Tu"

Hiệp hội Thiên văn Việt Nam sửa

Theo những gì tôi biết thì hiện nay chưa có một tổ chức tên gọi như vậy. Tuy nhiên tôi có thể sai. Ai biết rõ hơn xin xác nhận lại điều này giúp.

Nếu chưa có chúng ta có thể vận động để thành lập tổ chức này; nó sẽ giữ các tiêu chuẩn về tên gọi và giảm thiểu những khó khăn khi viết bài thiên văn tiếng Việt. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:27, ngày 11 tháng 12 năm 2005 (UTC)Trả lời

Email của Tuấn Sơn "Chao` anh! Ve` mat danh nghia~ thi` o VN co 1 hoi thien van do GS Pham Viet Trinh lam` chu tich nhung hien nay khong hoat dong, do do to chuc cua bon em la` duy nhat, cung` cac CLB con ra doi` o cac dia phuong do su huong dan cua bon em nua."

Nhân Mã và Cung Thủ sửa

Trong bài này nói chung và rất nhiều bài khác cùng đề tài nhầm lẫn giữa Nhân Mã (Centaurus) và Cung Thủ (Sagittarius).Cnapta 08:48, ngày 1 tháng 1 năm 2018 (UTC)

Quay lại trang “Danh sách chòm sao”.