Thảo luận:Hiệp định Paris 1973

Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Aristophana trong đề tài Thiếu nguồn

Untitled

sửa

Cho tôi hỏi có hiệp định Paris nào nữa không?Nếu có thì để 73 kô thì nên bỏ nó đi!--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 07:38, ngày 4 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có các hiệp định Paris khác, ví dụ Hiệp định Paris 1991 về vấn đề Campuchia. Tmct (thảo luận) 09:41, ngày 4 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trong phần Các mốc thời gian để đạt được Hiệp định Paris có từ kí bản nháp tôi kô rõ từ này có đúng kô, tôi nghĩ nó là kí tắt thì đúng hơn?--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 07:43, ngày 4 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không tìm thấy nội dung "kí bản nháp" trong bài?
Không biết thuật ngữ ngoại giao thế nào. Nhưng trong văn bản hành chính, "kí tắt" không dành cho "bản nháp", mà là chữ kí phụ của người cấp dưới vào bản chính thức.Tmct (thảo luận) 09:41, ngày 4 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời
Theo thể thức ban hành văn bản pháp lý trong luật hành chính của hầu hết các nước theo chế độ cộng hòa đại nghị, ký tắt (người Việt Nam hiện nay quen gọi là "ký nháy" hoặc "ký ruồi") là chữ ký nhỏ của người (hoặc người phụ trách nhóm) tham mưu soạn thảo văn bản đó đúng như Tmct giải thích. Ký nháy là đảm bảo của cấp dưới với cấp trên (là cấp ký chính thức) về tính chuẩn tắc của văn bản. Khi "ký nháy", cấp dưới phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về nội dung và hình thức văn bản.
Tuy nhiên, đối với Hiệp định Paris thì lại diễn ra điều trái ngược: đối với đoàn VNDCCH thì cấp trên làm tham mưu cho cấp dưới (ông Lê Đức Thọ là ủy vên Bộ chính trị nhưng chức vụ ngoại giao thì chỉ là cố vấn); đối với đoàn Hoa Kỳ thì ông Kissinger là cố vấn của đoàn về chức vụ ngoại giao nhưng lại là đặc phái viên của tổng thống Hoa Kỳ. Các thỏa thuận cơ bản và có tính quyết định do hai vị cố vấn của hai đoàn (Lê Đức Thọ và Kissinger) xây dựng trong các cuộc gặp riêng nên chữ ký của hai ông này mới có giá trị thực tế nhưng lại không có tính pháp lý vì hai vị này không phải là quan chức ngoại giao có thẩm quyền (về hình thức). Những người tham gia ký chính thức: Nguyễn Duy Trinh (VNDCCH), Rowger (Hoa Kỳ), Nguyễn Thị Bình (CPCMLTCHMNVN) và Trần Văn Lắm (VNCH) là những người có thẩm quyền ngoại giao (về hình thức pháp lý) nên chữ ký của các vị này bảo đảm tính pháp lý của hiệp định Paris nhưng các vị này lại không thể ký được khi mà hai cấp trên của họ chưa ký. Đây là đặc điểm của loại văn bản ngoại giao cấp II, trong đó, cấp dưới ký do thừa lệnh, thừa ủy quyền của cấp trên hoặc phạm vị thỏa thuận không đến mức cấp trên phải ký chính thức mặc dù cấp trên là người đưa ra chủ trương và nội dung thỏa thuận. --Sam-2MT 16:59, ngày 4 tháng 7 năm 2009 (UTC)-- Thảo luận
sửa

Con Cù Lần có nhờ kiểm tra một số link mà bạn ấy cho là không còn truy cập được. Nhờ mọi người cùng kiểm tra có kết quả chính xác. Thái Nhi (thảo luận) 09:05, ngày 1 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

 Y Xác nhận link chính không truy cập được. Bản phụ ở đây. Thái Nhi (thảo luận) 09:26, ngày 1 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
 Y Xác nhận link chính không truy cập được. Bản phụ ở đây. Thái Nhi (thảo luận) 09:26, ngày 1 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
  • [1] Hiệp định Paris (Lịch sử Việt Nam tập 3 - NXB Giáo dục)
 Y Xác nhận link chính không truy cập được. Chưa xác định được bài đã được di chuyển đi đâu. Thái Nhi (thảo luận) 09:26, ngày 1 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
 Y Xác nhận link chính không truy cập được. Bản phụ ở đâyở đây. Thái Nhi (thảo luận) 09:26, ngày 1 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
 Y Xác nhận link chính không truy cập được. Bản phụ ở đây. Thái Nhi (thảo luận) 09:26, ngày 1 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
 Y Xác nhận link chính không truy cập được. Bản phụ ở đây. Thái Nhi (thảo luận) 09:26, ngày 1 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
 Y Xác nhận link chính không truy cập được. Bản phụ ở đây. Thái Nhi (thảo luận) 09:26, ngày 1 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hình như chỉ có một mình Minh Tâm là truy cập được thôi, chắc bạn ấy xài mạng thế hệ mới. Con Cù Lần (thảo luận) 11:44, ngày 1 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tự đánh giá

sửa

Việc Việt Nam Cộng hòa thực hiện chiến dịch tràn ngập lãnh thổ từ đêm 24/01/1973 và hàng loạt kế hoạch quân sự trong toàn bộ năm 1973, đầu năm 1974 cho thấy rõ ràng VNCH không có thiện chí thực hiện Hiệp định

Để người đọc tư đánh giá. Xixaxixup (thảo luận) 13:00, ngày 2 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Cái này trong nguồn sẵn có, nên cung cấp cho người đọcHaohaomyy (thảo luận) 16:33, ngày 2 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Đề nghị mở khóa bài Hiệp định Paris 1973 để bổ sung thêm một số thông tin

sửa

Hiện tại bài này còn thiếu các cơ chế giám sát việc thực thi hiệp định bao gồm: Hội nghị la celle saint cloud, Ủy ban liên hợp quân sự 4 bên; Ủy ban giám sát và kiểm soát quốc tế, Tổ liên hợp quân sự 4 bên, ban liên hợp quân sự 2 bên. Đề nghị các bạn mở khóa để cung cấp thêm thông tin. Mình cảm ơn.Edmartran (thảo luận) 01:08, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

Mời bạn chép nội dung bạn cần đưa vào và chỉ rõ chỗ cần chèn, tôi sẽ xem xét và đưa nội dung đó vào bài bằng tay. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 03:57, ngày 29 tháng 6 năm 2017 (UTC)Trả lời

em muốn thêm thông tin "Hội nghị Paris là hội nghị dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới với đỉnh cao là việc ký kết hiệp định Paris ngày 27-1-1973 chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hội nghị kéo dài năm năm với 501 cuộc họp công khai và hơn 40 cuộc tiếp xúc bí mật, hơn 500 cuộc họp báo và 1.000 cuộc phỏng vấn." [1]. Anh Tuanminh01 thêm giúp em với Lengkeng91 13:48, ngày 30 tháng 1 năm 2018 (UTC)

Khóa

sửa

Các BQV nên đổi mức khóa bài này để các thành viên lâu năm có thể sửa. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 04:43, ngày 26 tháng 4 năm 2019 (UTC)Trả lời

Nên đổi lại một ảnh tượng trưng khác

sửa

Ảnh tượng trưng có khả năng gây hiểu nhầm cho người đọc! VoThienChi (thảo luận) 18:18, ngày 27 tháng 3 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thiếu nguồn

sửa

Bài này thiếu nguồn. Có những đoạn dài mang tính nhận định nhưng không hề có nguồn như "Điều khoản này có nghĩa Hoa Kỳ công nhận chính thức các điều khoản Hiệp định Genève về sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, theo đó, Việt Nam là một quốc gia thống nhất, miền Bắc và miền Nam không phải hai quốc gia riêng biệt mà chỉ là hai vùng tập kết quân sự khác nhau. Tuy nhiên, do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được bầu lên bởi cuộc Tổng tuyển cử Toàn quốc vào ngày 06/01/1946 bất chấp sự chống phá của Thực dân Pháp, quân đội Tưởng Giới Thạch, đảng Việt Quốc và Việt Cách (tuy nhiên, sau đó Việt Minh vẫn nhượng bộ khi để cho 2 đảng Việt Quốc và Việt Cách tham gia chính phủ liên hiệp mà không qua bầu cử để đảm bảo đoàn kết dân tộc) nên nhiều ý kiến cho chính phủ Việt Nam Dân chủ có tính chính danh và hợp pháp cao hơn chính phủ Quốc gia Việt Nam - thành lập năm 1949 - vốn lên cầm quyền không qua bất kỳ 1 cuộc bầu cử nào trước năm 1946. Việc đồng ý Tổng tuyển cử năm 1956 là 1 bước nhượng bộ rất lớn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do với cuộc bầu cử năm 1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành người đại diện và bảo vệ hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam, có quyền tấn công các lực lượng vũ trang và hành chính được thành lập không tuân theo các quy định trong Hiến pháp năm 1946 trên toàn lãnh thổ 2 miền, bao gồm cả chính phủ Quốc gia Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng hòa - lực lượng vũ trang thực hiện kế thừa đối với lực lượng xâm lược của Thực dân Pháp. Việc đại diện của Pháp ký vào Bản Tuyên bố cuối cùng với Điều 7 quy định việc tiến hành Tổng tuyển cử vào tháng 7/1956 đã khiến cho chính phủ Quốc gia Việt Nam - bên kế thừa các nghĩa vụ của Pháp ở Việt Nam - phải có nghĩa vụ tiến hành Tổng tuyển cử năm 1956 dù muốn hay không.". Nhờ các bạn thêm nguồn hoặc xóa thông tin, nhận định không nguồn để nâng cao chất lượng bài. Aristophana (thảo luận) 14:04, ngày 15 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

  1. ^ “Nhân chứng của Hội nghị Paris kể chuyện”.
Quay lại trang “Hiệp định Paris 1973”.