Thảo luận:Lê Văn Tám

Bình luận mới nhất: 1 năm trước bởi Ubtytyty trong đề tài Nguồn báo xưa

Thái độ trung lập sửa

"Anh hùng", "kháng chiến chống Mĩ", "Mĩ-Ngụy"... bài này rõ ràng không tuân theo quy định Thái độ trung lập ở đây, cho nên hoặc nó phải được viết lại hết để hợp với dự án này, hoặc nó phải bị xóa. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 05:32, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nên xóa (cần đưa ra Wikipedia:Biểu quyết xoá bài):
+ không thể lẫn lộn giữa "Anh hùng kháng chiến chống Mĩ" với "Lê Văn Tám". Lê Văn Tám chỉ là 1 người trong nhiều anh hùng. Nếu ai tìm AHKCCM thì lại đưa đến LVT.
+ Bài Lê Văn Tám cần được viết sau.

--An Apple of Newton 05:49, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC) Lê Văn Tám là thời chống Pháp, không phải Mỹ. Tuy nhiên, một số người cho đây chỉ là "nhân vật tưởng tượng" nhằm mục đích tuyên truyền.Vương Ngân Hà 06:12, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi cũng biết điều này nhưng chưa được 1 tài liệu nào khẳng định. Do đó, vẫn nên có bài về nhần vật (dù là tưởng tượng) này.--An Apple of Newton 06:46, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị xóa bài này và viết một bài chung chung về những nhân vật "trẻ em anh hùng" trong hệ thống tuyên truyền của Việt nam như Kim Đồng, Lê vân Tám, và các anh hùng lấp lỗ châu mai v.v.... Đây là một tập hợp các nhân vật có lẽ không có thực nhưng được nêu lên trong quá trình tuyên truyền chống Pháp, Mỹ v.v.... Người đọc sẽ hiểu rõ hơn các nhân vật này từ đâu mà có. Còn viết một cách tuyên truyền lộ liễu như bài hiện tại thì hoàn toàn không có giá trị gì cho mục đích của bách khoa toàn thư. CXK 06:59, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC)

(có nguồn nói chống quân lực Hoa Kỳ/quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong chiến tranh Việt Nam), Câu này chứng tỏ sự không nhất quán về con 1 con người tưởng tượng!

15.235.153.102 18:54, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi chưa thấy nguồn nào nói là chống Mỹ cả. Vì thế câu trong bài viết cần đưa ra nguồn cụ thể. Vương Ngân Hà 00:00, ngày 20 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thứ nhất, bài này không nên xoá vì đủ tiêu chuẩn để được viết trên Wikipedia. Thứ 2, về thái độ trung lập trên Wikipedia thường được hiểu là tôn trọng ý kiến của thiểu số. Do đó, tôi viết lại bài theo hướng: viết theo thông tin đa số tiếp nhận, có viết rõ ràng các ý kiến trái ngược và những "bằng chứng" bảo vệ những ý kiến này. Hy vọng mọi ng đồng ý với sự sửa đổi của tôi. Vietbio 22:17, ngày 19 tháng 4 năm 2006 (UTC) Đề nghị thêm chữ "giai thoại" trong đầu đề. Chữ này có thể cho ngụ ý không rõ LVT có thật hay không. CXK 00:05, ngày 20 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

Những thông tin cần thảo luận sửa

  1. Vì sao một cậu bé bị biến thành cây đuốc sống bị cháy hàng nghìn độ như vậy mà còn có thể chạy được! - điều này có vẻ vô lý.
  2. Kho xăng là nơi bảo vệ cẩn mật, làm sao có thể tiếp cận dễ dàng ? cấm hút thuốc sao có thể hút thuốc châm lửa tự do được
  3. Xăng được đóng trong "Tét" chống va đập và chống lửa, việc mở nút không phải dễ dàng đối với người lớn thì làm sao kho dầu có thể cháy?

cùng thảo luận để giải tỏa những thắc mắc--Duongdttt 11:24, ngày 21 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời

  1. Cậu bé mặc vải thật dầy, nhiều tầng, nhiều lớp, mang tấm cách nhiệt.
  2. "Cẩn mật": phụ thuộc vào tiêu chuẩn của "cẩn mật".
  3. Có thể có xăng ở ngoài "tét"
Có thể cậu đã hoàn thành luận chứng khả thi trước đó.
Tài liệu tham khảo: 1.
--Á Lý Sa (thảo luận) 11:39, ngày 21 tháng 4 năm 2006 (UTC)Trả lời
Giống như là một câu chuyển hoang tưởng.--Kd 07:55, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Lê văn Tám là nhân vật trong truyện sửa

 
Sholokhov đã xóa thảo luận này của 203.210.230.190 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 11:11, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời
 
Sholokhov đã xóa thảo luận này của 70.253.80.131 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 11:11, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

LVT là nhân vật bịp, trước đây tôi có coi trong báo Thế Giới(nay là Thế Giới và Hội Nhập) thuộc Bộ Ngoại giao VN quản lý cũng có đăng bài 2 kỳ xác nhận LVT là nhân vật tưởng tượng Khangkhang 07:45, ngày 30 tháng 5 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi cứ thắc mắc là hai cái thảo luận sặc mùi diễn đàn và hận thù như thế này sao vẫn cứ tồn tại trên wikipedia suốt hai năm trời nhỉ ? Chuyện gì đang xảy ra vậy ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:11, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mọi người đều bị trúng ngải chăng? :)-- nói chuyện(+)-đóng góp 11:18, ngày 15 tháng 10 năm 2009 (UTC)Trả lời

Diễn đạt theo kiểu wiki sửa

Bài này được viết ngược với cách làm việc thông thường ở Wikipedia. Cho tới nay những tài liệu chính thức vẫn công nhận đây là nhân vật có thật, vậy mà Wiki thì mặc nhiên coi đó là anh hùng giả tưởng. Liên kết ngoài cũng toàn tới các trang theo chiều hướng đó. Cánh trình bày đúng ra phải công nhận nhân vật này, sau đó thêm thông tin về những nghi ngờ qua các bài viết của tác giả có uy tín. Còn lại để người đọc tự đánh giá! Nếu không ai có ý kiến khác, tôi sẽ sửa hoàn toàn bài viết. Sparrow 23:56, ngày 28 tháng 5 năm 2007

Sparrow thảo luận nghe có lý lắm.
Song cần đính chính một chút. Một số thành viên khác vẫn quen dùng wiki như thể là một tổ chức có định hướng nào đó thông qua một phiên bản cụ thể như: "vậy mà Wiki thì mặc nhiên coi đó là anh hùng giả tưởng". Xin hỏi có wiki nào đó thật không? Đừng vin vào một phiên bản nào đó mà cho đó là quan điểm của Wiki, tội chết.
"Cánh trình bày đúng ra phải công nhận nhân vật này,...": trình bày đúng là trình bày thế nào? Nếu có thảo luận tôi e sẽ có nhiều người nói rằng "trình bày đúng" phải là huyền thoại, rồi sau đó mới tới thông tin tuyên truyền anh hùng. Sẽ có tranh cãi, sẽ có bỏ phiếu cho cái sự đúng. Đề nghị "phải công nhận nhân vật này" : để làm gì? Chúng ta công nhận thì có giá trị gì?
Góp ý: Sparrow nên viết thanh thản như chẳng có chuyện gì về nhân vật này một cách khéo léo. Như:" Lê Văn Tám là một nhân vật được biết đến rộng rãi như một thiếu niên anh hùng có thật trong kháng chiến chống Pháp của Việt Nam thông qua các câu chuyện kể của cán bộ, các sách báo kháng chiến của Việt Minh{{Cần chú thích}} và nó còn được lưu truyền một cách chính thức cho đến tận ngày nay trong sách giáo khoa để các em thiếu nhi học tập tấm gương của một thiếu niên anh hùng, đã xả thân vì nghiệp lớn giải phóng dân tộc"...
Sau này, vào khoảng thời gian ... người ta bắt đầu lan truyền rằng đây là một nhân vật thần thoại được tạo ra vì mục đích tuyên truyền{{Cần chú thích}}, người sáng tạo ra Lê Văn Tám được cho là ...
Hãy xem tôi có công nhận hay phản bác gì về sự tồn tại của Lê Văn Tám hay không nếu viết như trên. Meomeo 11:41, ngày 7 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tài liệu vs Tài liệu sửa

Theo tài liệu này thì Lê Văn Tám có thật Về cây đuốc sống Lê Văn Tám Trần Trọng Tân là người có tên tuổi !thảo luận quên ký tên này là của Tuantintuc17 (thảo luận • đóng góp).

Nhưng vẫn thua giáo sư Phan Huy Lê đấy. Xem: GS Phan Huy Lê: Trả lại sự thật hình tượng Lê Văn Tám của GS. Chưa kể cái cách bác Trần Trọng Tân dùng người ta gọi là dẫn nguồn thứ 3 (nguồn tổng hợp viết sau), trong khi GS Phan Huy Lê dùng nguồn thứ 2 (nguồn được viết ngay thời gian đó) và dẫn lời một người trực tiếp lo mảng này lúc đó. Chưa kể bác Trần Trọng Tân chẳng hề chuyên ngành về sử và đã được công nhận kiểu Giáo sư Phan Huy Lê, bác đơn giản làm trong cơ quan nhà nước lo về truyền thông thôi[1].--Pts.OF.Athrty (thảo luận) 04:22, ngày 3 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nhân vật này đã xác định là hư cấu vậy sao không ghi vào bài cho rõ?16:51, ngày 13 tháng 6 năm 2010 (UTC)

Rút cuộc nhân vật có thật hay không? --> Chắc chắn đây là nhân vật hư cấu

Nguồn báo xưa sửa

Bạn Saruman dẫn nguồn từ báo Quyết chiến số ngày thứ sáu, 19 tháng 10 năm 1945, một tờ báo rất xưa, nếu thật sự bạn có tờ báo này thì xin chụp lại đưa lên cho mọi người kiểm chứng. Con Cù Lần (thảo luận) 06:33, ngày 20 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Làm gì có mà đăng lên --> Lê Văn 8 mãi mãi là nhân vật hư cấu – Ubtytyty (thảo luận) 08:57, ngày 12 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Lê Văn Tám”.