Thảo luận:Máy tính

Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Trần Nguyễn Minh Huy trong đề tài Điện toán dẫn vào máy tính?
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Untitled sửa

Máy tính usually refers to calculators. Computers are usually máy điện toán' or máy vi tính.

That's what has me confused. I've seen it both the ways you've mentioned, but I've also seen it as máy tính:
  • [1]: đồ họa máy tính
  • [2]: máy tính
  • [3][4]: máy tính
Hope that clears up my word choice. If you still believe that máy điện toán or máy vi tính are more appropriate translations, feel free to move the page accordingly. – Minh Nguyễn (talk, blog) 23:21, 21 Apr 2004 (UTC)


Tôi thấy nên cố gắng dịch ra tiếng Việt hết các phần đang được viết bằng tiếng Anh vì đây là Wikipedia tiếng Việt mình làm để cho tất cả cộng đồng người Việt đọc, không nên viết bằng tiếng Anh hoặc các tiếng khác. Chỉ những từ chuyên môn không hoặc chưa dịch được thì đành chịu thôi. Phan Ba

Nhiều khi một người đang dịch trang đó, cho nên bỏ cả phiên bản tiếng Anh vào đây cho tiện. Chắc đúng hơn là bỏ những đoạn mà vẫn chưa dịch trong comment như vậy:

<!-- This is in English. -->

 – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 01:40, 26 tháng 2 2005 (UTC)

Theo tôi, hiện nay ở Việt nam có xu hướng gọi computer trong tiếng Anh là máy tính hay máy vi tính. Rất ít người gọi nó là máy điện toán.

Còn calculator thì phần nhiều gọi là máy tính bỏ túi hay máy tính tay do kích thước nhỏ gọn của nó.

Trên thực tế, cho đến những năm 80 của thế kỷ trước ở Việt Nam hầu như chưa có computer (ngoại trừ một số chiếc tại Viện Khoa học Việt Nam), nhưng khi đó thì calculator đã tương đối phổ biến (do giá cả phù hợp với khả năng tài chính của người Việt Nam khi đó). Khi đó calculator được gọi là máy tính.

Đến những năm 90 thì computer đã bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến hơn trong các cơ quan, công sở và đến nay thì rất nhiều người kể cả học sinh, sinh viên cũng có thể sắm cho mình computer. Người ta bắt đầu gọi computer là máy tính hoặc dài dòng hơn một chút là máy vi tính. Vai trò của calculator bị lu mờ và người ta ít khi gọi nó là máy tính nữa do thực tế nó chỉ có thể thực hiện được một ít phép tính đơn giản với các số (cộng, trừ, nhân, chia v.v), ít năng lực hơn rất nhiều so với computer. Bây giờ người ta gọi nó là máy tính tay hay máy tính bỏ túi nhiều hơn để phân biệt với computer.

Trong các từ điển Anh - Việt hay Việt - Anh đều có một cách dịch calculator là máy tính. Điều này không sai, nhưng thực tế đã ít được sử dụng. Còn cách gọi computer là máy điện toán có lẽ phát sinh ra từ các viện khoa học. Tuy nhiên cách gọi này rất, rất ít người sử dụng.

Cũng như trong các thứ tiếng khác, ý nghĩa ban đầu của một từ có thể bị thay đổi theo thời gian. Do vậy máy tính đã chuyển nghĩa của nó từ calculator sang thành computer cũng không có gì là lạ.

Vì phần đông người sử dụng tiếng Việt hiện nay sinh sống tại Việt Nam nên tôi cho rằng dịch computer thành máy tính là chuẩn xác.

Vương Ngân Hà

Vương Ngân Hà nói: "Theo tôi, hiện nay ở Việt nam có xu hướng gọi computer trong tiếng Anh là máy tính hay máy vi tính. Rất ít người gọi nó là máy điện toán."
Tôi có một câu hỏi: Thế computer science ở Việt Nam gọi là khoa học điện toán hay là khoa học máy tính?
Mekong Bluesman

Theo tôi thì dịch là máy vi tính chính xác hơn là máy tính, nhất là nếu trong bài chính viết về computer, vì thật ra máy tính có nhiều nghĩa, có thể là máy vi tính, có thể là máy tính bỏ túi hay là các máy tính cơ học ngày xưa dùng để tính tiền. Có nên làm một trang giải thích các nghĩa có thể có của máy tính không? Rồi làm liên kết về bài máy vi tính, như vậy thì tôi thấy rõ ràng hơn. Còn nếu trong các bài khác muốn viết tắt là máy tính thì cũng được nếu trong khuôn khổ bài đó không có thể có sự hiểu lầm (làm thẳng một liên kết về bài máy vi tính).

Phan Ba- 28 tháng Hai 2005

computer science hiện nay tồn tại hai cách gọi là:

1. Khoa học máy tính

2. Khoa học điện toán

Chưa có ai làm phép tính thống kê để biết cách gọi nào thông dụng hơn, tuy nhiên trên Internet thì số trang Web tiếng Việt sử dụng cách gọi thứ nhất nhiều hơn, cách gọi thứ hai ít hơn rất nhiều và chủ yếu tìm thấy trong các trang Web của cộng đồng người sử dụng tiếng Việt ở nước ngoài.

Vương Ngân Hà

Cám ơn Vương Ngân Hà đã giải thích. Khi xưa, trong thập niên 1970, tôi cũng nghĩ như Phan Ba và gọi computermáy vi tính. Sau đó tôi thay đổi và dùng máy tính với các bạn Việt trẻ vì họ cũng dùng như vậy. (Hơn nữa, cái calculator độc nhất tôi còn giữ là cái HP 700 - mua năm 1975 hay 1977 - hết battery, đang đóng đầy bụi bên cạnh cái slide-rule - được cho năm 1958 hay 1960 - làm bằng tre cũ lắm!!!)
Trong bài Máy tính tôi thấy có nhắc đến vi tính học. Đây có phải là cách dịch thứ ba cho computer science không? Hay là cho electronics?
Slide-rule = thước tính kéo, có đúng không?
Mekong Bluesman

Computer science: Còn có thể gọi là vi tính học, khoa học máy vi tính, khoa học máy điện toán v.v do thực tế trong tiếng Việt chưa thống nhất cách dịch.

Slide-rule: hay gọi là thước lôga do trên thước này có thể lấy một số giá trị liên quan đến lôgarit (logarithm).

Vương Ngân Hà

Nếu tựa đề của bài viết về computer là máy tính thì các tựa đề cho các bài sau đây Vương Ngân Hà định dịch làm sao:

Phan Ba - 03/03/2005

Có lẽ đối với các mục từ như calculator, laptop v.v là theo như ý kiến của User: Phan Ba, còn mainframe thì hình như chưa có ai dịch sang tiếng Việt là gì cả. Các máy tính (cơ học) thì nói chung người ta vẫn gọi là máy tính cho dù chúng hoàn toàn không giống như các computer ngày nay. Cũng như những ngôn ngữ khác, một từ có thể có nhiều nghĩa và đôi khi nghĩa của chúng lại trái ngược nhau hoàn toàn.

Tôi hiểu ý của bạn Phan Ba là computer nên gọi là máy vi tính hay máy điện toán, tuy nhiên điều chủ yếu là chúng ta nên theo số đông, không phải mọi cái được cho là khoa học hơn hay chính xác hơn sẽ được cuộc sống chấp nhận. Điển hình là từ máy điện toán, bạn thử tìm trên Internet xem có bao nhiêu trang Web tiếng Việt sử dụng nó. Ngay cả cách gọi máy vi tính cũng vậy, không thể so sánh với cách gọi là máy tính. User: Vương Ngân Hà

mainframe
máy tính khổng lồ

:P – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 02:31, 4 Mar 2005 (UTC)

Vương Ngân Hà hiểu lầm ý của tôi rồi. Đối với tôi, dịch computermáy tính hay máy vi tính đều được hết (Tôi là dân ba phải mà!). Đồng ý với bạn là không nên dịch là máy điện toán. (Phải nói là dân hai phải mới đúng;-))

Ý tôi viết bên trên không phải là về dịch mà là về tổ chức các trang trong Wikipedia tiếng Việt. Có thể sẻ có người dùng Wikipedia tiếng Việt chỉ viết máy tính vào chổ tìm kiếm để tìm một trong các loại máy tính khác. Như vậy người dùng sẽ khó tìm ra các bài khác. Bởi vậy ý tôi là có hai các giải quyết:

  • Tựa của bài viết về computer đổi thành máy vi tính (hoặc chuyển nội dung bài sang trang máy vi tính). Sau đó làm một trang có Tựa (đầu đề) là máy tính, viết ít dòng chuyển hướng, thí dụ như là:
Máy tính có thể là:
Máy vi tính
Máy tính bỏ túi
Máy tính xách tay
Mainframe
Máy tính cơ học

Đây chỉ là ý kiến về tổ chức, sắp xếp các bài chung quanh chủ đề về các loại máy tính thôi, tạo thuận lợi cho người dùng Wikipedia tiếng Việt chứ không phải là ý kiến về dịch computer sao cho đúng.

Còn về mainframe thì tiếng Đức họ dịch là Großrechner - máy tính lớn (groß: to, lớn; Rechner: máy tính), tôi thấy dịch là máy tính lớn nghe hay hơn là máy tính khổng lồ. Có bạn nào rành cho thêm ý kiến xem sao.

Phan Ba - 04/03/2005

Tôi làm việc với máy tính (từ slide-rule hồi thập niên 1950 đến cái laptop hiện đang dùng) mainframe trong thập niên 1970. Theo sự hiểu biết của tôi thì main trong mainframe không chỉ nói đến kích thước. Main còn có nghiã là chính vì hồi đó các mainframes có nhiều terminals (dịch ra tiếng Việt làm sao?) để người dùng có thể viết hay dùng các programs (phần mềm?). Ngoài ra cũng còn có nhiều mini-computersanalog computers nối với mainframe nữa. Do đó, mainframe thường được xem là máy chính, còn các mini-computersterminals được xem là máy phụ.
Để kể thêm nữa -- sang đến thập niên 1980 thì các micro-computers trở nên thịnh hành, như Apple I, Apple II và IBM PC, và cũng được nối với mainframe để trao đổi documents (văn kiện?) và data (dữ kiện?). Từ đó các micro-computers đã trở nên quá tinh vi và thông dụng, tuy rằng chúng không còn micro nữa. Tôi nghĩ là máy vi tính bắt đầu từ đó vì vi có nghiã là micro.
Mekong Bluesman
  • Nói về thuật ngữ "máy tính" hay "máy vi tính", có một tranh cãi không kém phần hấp dẫn giữa các nhà ngôn ngữ học trên Talawas. Nếu ai quan tâm có thể theo dõi ở đây: [[5]]

Lã Việt

Cám ơn Lã Việt đã giới thiệu website của Talawas. Tôi hoàn toàn bị thu hút vào sự tranh luận về tiếng Việt, nhất là về cách dịch computer sang vi tính, trong website này. Những người này tranh luận hăng say lắm, những tranh luận tại Wikipedia Việt không bằng 1/10 những tranh luận ở đó về cách tranh luận, về các thí dụ cũng như cách "nói chạm" nhau rất kín đáo (veiled putting down of each other) của họ. Đây là những người nghiên cứu về ngôn ngữ và là người Việt nên họ bảo vệ các lập trường bằng các lời văn hoàn toàn Việt -- không như cách hành văn 1/3 Việt, 1/3 Tây phương và 1/3 không rõ nguồn gốc của tôi. Tôi phải thú nhận là họ dùng nhiều references trong văn chương Việt mà tôi không biết, nhất là khi họ "nói chạm" nhau, nhưng tôi vẫn đoán được.

Để thu ngắn lại một chuyện dài, sau khi đọc nhiều lần các bài tranh luận tôi thấy từ máy vi tính bị tấn công mạnh lắm, và có vẻ lung lay. Tuy nhiên điều đó không có nghiã là từ máy tính được những người này chấp nhận hoàn toàn -- họ có vẻ chỉ xem nó là the best of all devils thôi. Điều đáng ngạc nhiên, tuy không làm tôi ngạc nhiên tí nào, là từ máy điện toán được nhắc đến vì sự chính xác của nó.

Mọi người nên đọc để xem lối nhận xét của tôi có đúng không.

Mekong Bluesman

Tôi đồng ý với ý kiến của Phan Ba là có lẽ nên thêm một câu đại loại như: Bài này viết về máy tính (tiếng Anh là computer), trong Wikipedia tiếng Việt còn có các bài khác viết về máy tính bỏ túi (máy tính tay) (tiếng Anh là calculator), máy tính xách tay, mainframe và máy tính cơ học vào phần mở đầu của bài này.

Tôi không thể vào trang mà Lã Việt giới thiệu, có lẽ nó bị khóa đối với tôi.

Vương Ngân Hà

Nếu Vương Ngân Hà muốn và nếu hoàn toàn không có gì trở ngại, nguy hiểm hay phiền phức cho Vương Ngân Hà, tôi có thể gửi một vài bài.

À, còn thêm một chuyện nữa: từ trọng trường (dùng cho gravitational field) có trong tiếng Việt. Tại website của Talawas có một bài nói về sự khác biệt giữa khối lượngtrọng lượng. Từ trọng trường được nhắc đến trong bài này. Do đó tôi có ý định dịch escape velocity trở lại thành vận tốc thoát khỏi trọng trường. Vương Ngân Hà, và mọi người, cho biết ý kiến.

Mekong Bluesman

Cảm ơn bác Mekong Bluesman đã có nhã ý gửi cho tôi một vài bài trong tranh luận về computer của trang Web Talawas.org. Nếu không quá phiền phức, bác có thể gửi vào hộp thư vuong_ha123@yahoo.com. Escape velocity dịch là vận tốc thoát ra khỏi trọng trường cũng được, tuy nhiên trong tất cả các sách giáo khoa vật lý hiện hành ở Việt Nam đều định nghĩa nó là vận tốc vũ trụ cấp 1 (2, 3 v.v). Các sách về thiên văn ở Việt Nam khó kiếm lắm nên tôi cũng không biết chính xác gọi nó là gì trong các tài liệu này. Vương Ngân Hà


1.Sau đây là đề nghị bổ xung thêm trong bài máy tính: BUS khái niệm này không thấy nhắc tới nhưng nó khá quan trọng liên lạc từ CPU với các bộ phâ.n khác như bộ nhớ (memory), kho dữ liệu (storage), và các thiết bị xuất nhập (I/O)

2. Về talawas, vì lớn lên và tốt nghiệp sư phạm trong nước nên tôi nghĩ tôi hiểu các tranh luâ.n về "vi tính" trong đó; thật ra, ý cuả tôi là nó hơi xa thực tế: những người tham gia có lẽ đã không thống nhất với nhau về một chuẩn mực cho việc dùng chữ và dịch thuật. Để cho 1 tranh luận có kết quả thì việc tối thiểu đầu tiên là: dựa trên nên` tảng hay tiền đề thống nhất naò ?

3. Ở dây vì ngành coputer phát triển tại Mỹ mạnh nhất nên tôi đề nghị dùng toàn bộ các từ gốc là Anh ngữ sau đó tìm cách chuyển ngữ sang tiếng Việt để tránh sa đà vào các tranh luận đôi khi chỉ làm mất nhiều thì giờ. MỖi khi có chữ nào nghi ngờ hoặc giả nó là chữ mới thì bạn có thể làm ơn mở ngoặc đơn và để vào đó chữ nguyên gốc tiếng Anh để cho các ba.n khác nếu thấy có từ nào thích hợp hay đúng hơn mà đề nghị điều chỉnh

4. Chữ "máy tính" thì ngày nay ám chỉ "máy vi tính", theo tôi (đã ho.c làm quen về ngan`h này từ 1979 trong saigon và rời VN năm 1991 đồng thơì vẩn còn tham gia rất nhiều các forum về computer trong nước) từ "máy tính" là cách gọi ngắn gọn cuả chữ "Máy tính điện tử". Còn các calculator ít có ai xem nó là máy tính mà thường dùng từ "máy toán" hay "máy tính toán" (và nhiều người dùng hẳn chữ calculator) Hoàn toàn dồng ý với việc cho rằng chữ "vi" ở đây từ chữ micro dùng chỉ kích thước "vi mô" (nhỏ). Do đó dùng từ "máy tính" là hợp lý không ngại bị lầm lẫn

User:Nhanvo

Tôi thấy nhiều người bắt đầu gọi calculator là "máy tính tay", còn máy tính thì đã gắn với nghĩa computer rồi.

Avia 00:13, 15 tháng 4 2005 (UTC)

ý kiến về công việc sọan thảo cho có hiệu quả sửa

Thưa các bạn, Theo tôi nhận thấy công việc sẽ có hiệu quả hơn nếu chúng ta có thể giảm được sự chồng lắp công việc trên các term bằng cácnh như sau: - người M khi muốn soạn thảo một số term XYZ nào đó thì đề nghị ghi hết ra (tạm gọi là đăng kí)trong trang đầu tiên có đề cập đến các term đó. Do đó các bạn còn lại đọc được bảng đăng kí này NPQ sẽ tránh không làm việc trên các term mà bạn M đã chọn và có thể đăng kí các term nào khác chưa có ai đăng ký. - Khi M đã hoàn tất một term X thì các bạn khác NPQ có thể đóng vai trò người phản biện (auditor) để mà xem xét lại tính chính xác của term X và có thể cho đề nghị điều chỉnh nếu cần Nhanvo 14:33, 14 tháng 4 2005 (UTC)

Ý của bạn cũng hay, nhưng tôi đề xuất cách làm như thế này để cho phù hợp lại với kết cấu của Wiki. Thứ nhất, bạn M muốn viết 3 mục là X, Y, Z thì bắt buộc phải dựng mới các mục này. Bạn viết phần định nghĩa (khái niệm) của nó, các đề mục mà bạn định viết. Bạn viết xuống dưới cùng từ sau {{đang viết}} đồng thời bạn có thể để lại 1 câu ở phần thảo luận của mục từ này là bạn đang viết nó, ký tên bạn vào. Lưu ý, bạn nên tạo cả những từ đồng nghĩa, từ viết tắt của term đấy và redirect nó đến term bạn đang soạn thảo. Đồng thời, bạn nên nhét term bạn vào đúng các catelogy để ng khác dễ tìm kiếm hơn. Nếu bạn đang dịch term từ 1 ngôn ngữ khác thì thay vì dùng template đang viết bạn dùng {{đang dịch |ngôn ngữ = tiếng Anh}} . Vietbio 20:50, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Lưu trữ - chương trình? sửa

Tôi không biết dịch stored-program computer sang cụm từ gì cho đúng, nhưng dịch thành máy tính lưu trữ - chương trình nghe không ổn, nếu không muốn nói là có thể làm lạc hướng người đọc. Stored-program computer là loại máy tính đã có chương trình (program) của chúng được lưu trữ (stored) sẵn. Mekong Bluesman 06:55, 7 tháng 5 2005 (UTC)

Có thể gọi là "máy tính có sẵn chương trình" hay "máy tính có chương trình lưu sẵn". Nguyễn Thanh Quang 09:41, 7 tháng 5 2005 (UTC)
Có thể dịch là máy tính lập trình sẵn. Avia 04:25, 9 tháng 5 2005 (UTC)

Câu 16 phần các Nguyên lý cơ bản sửa

Bạn nào đó đã chữa thành 1 câu cụt sai văn phạm Việt Nam: Trong phần lớn các máy tính ngày nay. Trước hết, mọi vấn đề sẽ được chuyển thành các yếu tố toán học bằng cách diễn tả mọi thông tin liên quan thành các số theo hệ nhị phân (hệ thống đếm dựa trên các số 0 và 1 hay còn gọi là hệ đếm cơ số 2

Tôi sẽ chỉnh lại câu này. còn mấy câu kia thì dùng cách nào cũng được

Làng Đậu

HÌnh CPU sửa

tôi có thể chụp hình 1 con CPU Pentinum III đưa lên cho nếu như hình cũ ai đó đăng lên bị lấy đi vì v/đ bản quyền. LĐ

Microcontroller nghĩa là gì? sửa

Nếu dịch sát nghĩa của tiếng Việt thì chữ này có hai phấn: MicroController

(1) Micro có nghĩa là nhỏ li ti (tiếng Hán Việt gọi là Vi). Chữ này liên-quan đến một từ ngữ trong đơn vị đo chìu dài là micrometer (bằng một phần triệu của mét: 0.000001 m) (2) Controller có nghĩa là bộ phận dùng để kiểm-soát (tiếng Hán-Việt gọi là Điều Khiển hay là Khiển).

Theo thiễn ý của tôi thì nên gọi là Bộ vi khiển, thay vì gọi là Bộ vi điều chỉnh.

Như vậy thì chúng ta có thể định nghĩa danh từ Microcontroller như sau:

Microcontroller là bộ phận điện-tử, gọi tắt là Bộ vi khiển, được dùng trong kỹ-thuật lưỡng-số để điều khiển các bộ phận khác.

thảo luận của Thành viên:Langthang1975, 15:32, ngày 12 tháng 5 năm 2006,chuyển nội dung từ Bộ vi điều chỉnh

Tôi ủng hộ "Bộ vi điều khiển". (Tmct 23:25, ngày 12 tháng 5 năm 2006 (UTC))Trả lời

Tớ cũng đồng ý với Tmct, từ này nghe thông dụng. Công nhân áo hồng (thảo luận) 14:32, ngày 2 tháng 6 năm 2009 (UTC)Trả lời

Microcontroller hay μC trong các trường đh kỹ thuật ở VN có môn học về nó và gọi tên là "vi xử lý". majjhimā paṭipadā Diskussion 19:30, ngày 28 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Điện toán dẫn vào máy tính? sửa

Không hiểu sao khái niệm điện toán lại dẫn vào máy tính vậy? 2 cái này là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau mà? Bên wiki tiếng Anh thì computingcomputer là 2 trang khác nhau hoàn toàn. Như vậy ở tiếng Việt cũng cần 2 trang tách biệt để phân định rõ ranh giới giữa điện toán và máy tính, tránh trường hợp một số ngộ nhận rằng điện toán là máy tính, hay nói cách khác là ám chỉ ngành công nghệ thông tin thảo luận quên ký tên này là của Khuongcomputer (thảo luận • đóng góp).

Nếu cảm thấy như vậy là không phù hợp, bạn hãy mạnh dạn sửa theo ý mình để giúp cho bài hoàn thiện hơn. Cảm ơn bạn đã đóng góp cho Wikipedia. --minhhuy (talk) 13:13, ngày 12 tháng 6 năm 2012 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Máy tính”.