Thảo luận:Phạm Tuân

Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi DHN trong đề tài Thể loại
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Phi hành gia vs. Nhà du hành vũ trụ

sửa

Theo tôi nhà du hành vũ trụ nên là mục từ chính vì là từ thuần Việt hơn phi hành gia, "nhà du hành vũ trụ" cũng sát nghĩa hơn với cosmonaut (latinh: cosmo- = vũ trụ; naut- = traveller = nhà du hành). Tương tự nhà du hành không gian cho astronaut. Nguyễn Thanh Quang 16:05, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nên dùng nhà du hành vũ trụ chứ không nên đặt ra nhà du hành không gian cho rắc rối. cosmonaut chỉ nhà du hành người Nga phiên theo cách gọi của Nga, astronaut chỉ nhà du hành Mỹ và phương Tây, tiếng Việt không nên bày đặt. Bởi nếu bày đặt thì taikonaut (chỉ người Trung Quốc), spationaute (Pháp) sẽ đặt là gì? Nguyễn Việt Long 15:59, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đây chỉ là vấn đề thuật ngữ, không thực sự quan trọng, dùng từ gì cũng được nhưng dùng sát nghĩa sẽ phản ánh là tên gọi lấy từ nguồn nào, đồng thời phong phú thêm từ vựng tiếng Việt. Nguyễn Thanh Quang 16:05, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi thấy "Nhà du hành vũ trụ" có gì mà gọi là thuần Việt. Trong thuật từ này có đến bốn từ Hán-Việt trong khi phi hành gia có ba từ Hán-Việt mà thôi!!!!!!! Lê Sơn Vũ 11:00, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Thuần Việt hơn ở góc độ ngữ pháp, ngoài ra còn có "nhà". Nguyễn Thanh Quang 11:10, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Lê Vũ Sơn viết ""Nhà du hành vũ trụ" có gì mà gọi là thuần Việt. Trong thuật từ này có đến bốn từ Hán-Việt...". Tôi không muốn thảo luận là giữa "phi hành gia" và "nhà du hành vũ trụ" thì cái nào đúng hơn. Tôi chỉ muốn nói là cụm từ "Nhà du hành vũ trụ" là Việt (hơn là Hán-Việt) và trong nó chỉ có 2 từ Hán-Việt. Nếu viết đúng theo syntax của Hán-Việt thì phải viết là "vũ trụ¹ du hành² gia³"; khi đổi thành Việt thì đổi ngược vị trí của các từ (³ trở thành "nhà" và có vị trí ¹, ² có vị trí ² mới và ¹ có vị trí ³) thành "nh๠du hành² vũ trụ³". Trong cụ từ đó, 2 từ Hán-Việt được dùng là "du hành" và "vũ trụ", mỗi từ được ghép lại từ 2 chữ Hán -- trong thập niên 1940-1950 tôi thấy có các người viết theo lối cổ thường dùng dấu nối cho các từ Hán-Việt ghép đó, như "du-hành" và "vũ-trụ". Mekong Bluesman 09:34, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ngoài ra, tôi cũng muốn nói thêm, "phi hành gia" cũng chỉ có 2 từ Hán-Việt (không phải 3). Nó bao gồm từ "phi hành" và từ "gia"; có thể đổi sang Việt bằng cách đổi ngược vị trí thành "nhà phi hành" (nhưng dạng này, như giải thích bên dưới của Nguyễn Việt Long, có thể làm cho người đọc nghĩ đến một người đang nấu củ hành -- tôi hoàn toàn không biết là nghĩa tôi vừa giải thích có thật hay không có thật nhưng nó làm tôi nghĩ như vậy). Các từ Hán-Việt có thể có dạng đơn dùng một chữ Hán (như "gia", "bát"...) hay dạng ghép dùng nhiều chữ Hán (như "phi hành", "hợp chúng quốc"...). Mekong Bluesman 14:47, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tiếng TQ, thì phi hành gia gọi là thái không nhân, Đài Loan gọi là yuánhangyuan du hành nguyên?, tôi ủng hộ phi hành gia vì nó ngắn hơn. Nhà du hành vũ trụ nghe lủng củng và không được chính xác cho lắm. Vả lại có nhiều người được đào tạo trở thành phi hành gia nhưng chưa bao giờ thật sự được du hành trong vũ trụ cả. --Saigon punkid 11:31, ngày 16 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Phi hành gia" thông dụng ở miền Nam Việt Nam và cộng đồng người Việt ở hải ngoại, còn "nhà du hành vũ trụ" thì thông dụng ở Việt Nam hiện nay hơn, tôi ủng hộ nhà du hành vũ trụ vì đuợc nhiều người sử dụng hơn. Lê Thy 11:36, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Khi tôi còn tại Việt Nam (trước giữa thập niên 1960) tôi nghe nhiều người dùng từ "phi hành gia". Khi dùng Google thì:
  • "phi hành gia" cho 344 hit [1]
  • "nhà du hành vũ trụ" cho 283 hit [2]
Như vậy là hai từ này tương đương trong cách dùng trên Internet, vì "phi hành gia" nhiều hơn nhưng không phải là đa số áp đảo.
Xem xét theo nghĩa thì "phi hành gia" chỉ nói là đó là một người làm việc bay (phi hành) nhưng không nói đặc biệt là bay vào vũ trụ.
Mekong Bluesman 15:02, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trả lời

sửa

1. Tiếng Hán yǔhángyuán (宇航员) nghĩa là "vũ hàng viên" = nhân viên hàng không vũ trụ.

2. Phi hành gia theo đúng nghĩa thì chưa chắc đã là astronaut: phi=bay, hành=du hành. Chứng cớ là người ta vẫn dùng phi hành đoàn để chỉ đội bay của máy bay (crew). Chẳng qua vì phi công đã dùng với nghĩa người lái máy bay, mà phi hành gia nghe "đẳng cấp" hơn nên mặc nhiên được hiểu là nhà du hành vũ trụ mà thôi.

3. Thành viên:Saigon punkid có phải người gốc Hoa không mà nói là "nhà du hành vũ trụ nghe lủng củng"? "Nhiều người được đào tạo trở thành phi hành gia nhưng chưa bao giờ thật sự được du hành trong vũ trụ cả" thì họ cũng chẳng phải là phi hành gia theo nghĩa astronaut mà bạn định dùng. Lúc đó từ này chỉ 1 nghề được đào tạo chứ không phải việc người đó bay vào vũ trụ hay chưa.

--Nguyễn Việt Long 18:14, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phi công Bùi Thanh Liêm tuy chưa bay vào không gian nhưng vẫn được gọi là "cosmonaut" đấy thôi! Saigon punkid 17:04, ngày 27 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

4. Một từ thuần Việt (Việt hóa hoàn toàn) đến mức nào được xét theo mấy tiêu chí sau:

  • Dùng theo trật tự ngữ pháp tiếng Việt
  • Có thể đứng độc lập thành 1 từ và ghép tự do với các từ Việt khác. Vì là 1 từ độc lập nên nó có mặt trong mục từ chính của từ điển. Ví như nó có "hộ khẩu" tiếng Việt trong khi từ chưa thuần Việt chỉ ở dạng "đăng ký hộ khẩu tạm trú" (KT1, KT2)
  • không có từ thuần Việt khác thay thế

Như vậy 2 từ "du hành" và "vũ trụ" tuy gốc Hán nhưng đã là từ Việt hóa hoàn toàn vì thỏa mãn cả 3 tiêu chí trên, trong khi từ "phi hành" không thỏa mãn. Chẳng hạn không có từ nào khác thay thế được từ "vũ trụ" hay "du hành", và chúng có mặt trong mục từ của từ điển. Trong khi đó "phi hành" (hoặc "phi" và "hành") không phải là 1 từ độc lập nên nó không có mặt trong mục từ từ điển và không thể ghép tự do với các từ Việt khác mà chỉ có thể đứng trong thành phần 1 từ phức như phi hành gia hay phi hành đoàn. Chẳng hạn, ta không thể đặt câu kiểu như "Anh ấy phi hành vào vũ trụ", trong khi có thể nói "Anh ấy du hành vào vũ trụ". Phi đứng một mình không có nghĩa là bay, mà chỉ có nghĩa "ngựa phi" hay "phi hành tỏi thơm phức"! Hành cũng không thể đứng 1 mình, mà phải ghép với các chữ khác mới thành 1 từ, ví dụ: hành động, du hành.

Xét như vậy thì "nhà du hành vũ trụ" thuần Việt hơn hẳn "phi hành gia".

--Nguyễn Việt Long 18:14, ngày 17 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bạn Nguyễn Việt Long nói không thể "bay vào vũ trụ" (phi) nhưng có thể "đi bộ vào vũ trụ" (du)? Đi chừng nào tới đây? Nói vui vậy thôi, tôi chịu thua!! Nhưng bạn nói ngựa "phi" và "phi" hành tỏi thì tôi cũng có thể nói tương tự là anh kia đang "vũ" điệu cha cha cha hay là anh làm gì mà đứng "trụ" cho mục từ "vũ trụ" của bạn. Lê Sơn Vũ 17:23, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tuy không "đi bộ vào vũ trụ" được nhưng có thể "đi bộ trong vũ trụ" (spacewalk), đúng ra là bơi trong vũ trụ! Thưc ra từ "du" không có nghĩa là "đi bộ", mà có nghĩa rộng là "đi" với nghĩa rong chơi, đi lại (xem [3]), dùng trong: du thuyền (rõ ràng đi trên nước), ngao du, giao du, du đãng, du lịch, du ngoạn... Từ "đồ" mới có nghĩa là đi bộ, xem [4].--Nguyễn Việt Long 14:44, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Phạm Tuân bắn hạ B52 trên không?

sửa

Xem thêm tại Thảo luận:Chiến tranh Việt Nam/Lưu 1#Chi tiết về Phạm Tuân. Mekong Bluesman 04:51, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Bài viết này viết rằng theo tài liệu lịch sử chính thức của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông bắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội..., chứ không khẳng định là mọi người đều công nhận. Điều đó là đúng cho đến bao giờ tài liệu chính thức của QĐNDVN nói rằng nó không phải vậy. Vương Ngân Hà 05:04, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đồng ý câu: theo tài liệu lịch sử chính thức của Quân đội Nhân dân Việt Nam.... Avia (thảo luận) 02:37, ngày 02 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi muốn nói rõ là tôi nối hai bài Thảo luận với nhau để cho những người có câu hỏi về vấn đề này có thể thảo luận tạo một chỗ. Mekong Bluesman 05:11, ngày 01 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Thể loại

sửa

Tôi đã dời bài này ra khỏi thể loại "Lịch sử..." vì đây là một nhân vật, không phải là một sự kiện. Nguyễn Hữu Dng 04:02, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời


Ai là phi công đầu tiên của Việt nam bắn rơi B52 và trở về an toàn. Có thể xem nhiều tài liệu chính thức để thấy đó là Nguyễn Đình Rạng thảo luận quên ký tên này là của 117.0.117.35 (thảo luận • đóng góp).

Quay lại trang “Phạm Tuân”.