Thảo luận:Sao Hỏa

Bình luận mới nhất: 2 năm trước bởi Ikidkaido trong đề tài Sao Hỏa là gì ?
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Thiên văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thiên văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thiên văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.
Dự án Sao Hỏa
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Sao Hỏa, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Sao Hỏa. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “NASA lại thăm dò sao Hoả!”. VietNamNet. 22/11/2005. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Dẫn chứng và Liên kết ngoài sửa

Hiện nay bài này không có nguồn dẫn chứng và tại Liên kết ngoài có nhiều website của các báo. Những thành viên biết về độ uy tín của các báo đó nên kiểm tra chúng và bỏ các nguồn thiếu uy tín (không phải bài báo nào cũng là nguồn uy tín). Tôi không biết về các bào đó nên không giúp được. Mekong Bluesman (thảo luận) 18:27, ngày 11 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời



Theo thông tin thì áp suất khí quyển của Sao Hỏa quá thấp (=0,01 lần Trái Đất), như vậy trong bài nói "bầu khí quyển tương đối dầy" có đúng hay ko? Riêng tôi thấy nó quá loãng. 113.22.161.150 (thảo luận) 03:04, ngày 29 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Về "Kinh độ của điểm nút lên" và "Acgumen của cận điểm" của quỹ đạo sao Hỏa sửa

Tôi thấy Kinh độ của điểm nút lên là 49,562 độ và Acgumen của cận điểm là 286,537 độ có vẻ không hợp lý bởi vì nếu đúng như vậy thì suy ra góc giữa hướng từ tâm Mặt Trời đến điểm xuân phân và hướng từ tâm Mặt Trời đến điểm cận nhật của sao Hỏa sẽ xấp xỉ 336 độ (vì góc giữa 2 mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất và sao Hỏa khá nhỏ) Nhưng như ta đã biết, các thời điểm khoảng cách Trái Đất đến sao Hỏa ngắn nhất (khoảng 55-56 triệu km) đều vào cuối tháng 8 (khoảng 24-25 tháng 8).Từ đó suy ra hướng từ Mặt Trời đến điểm cận nhật của sao Hỏa cũng gần trùng với hướng từ Mặt Trời đến Trái Đất ngày 25 tháng 8.Vậy góc giữa hướng từ Mặt Trời đến điểm xuân phân (21 tháng 3) và hướng từ Mặt Trời đến điểm cận nhật của sao Hỏa chỉ khoảng 156 độ thôi.Điều này mâu thuẫn với kết quả 336 độ ở trên. Vậy các số liệu về Kinh độ của điểm nút lên và Acgumen của cận điểm của quỹ đạo sao Hỏa là chưa chính xác (hay là lập luận của tôi sai ?) Kính mong quý vị nào am hiểu về vấn đề này giải đáp cho.Xin chân thành cảm ơn !113.183.202.85 (thảo luận) 03:50, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Về tên gọi của bài viết "Sao Hỏa hay Hỏa tinh" sửa

Tôi nhận ra rằng "Sao" là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn, đủ lớn để xảy ra quá trình phản ứng tổng hợp hạt nhân, ngoài ra các "Sao" có cấu tạo cơ bản từ các hạt Hidro, Heli. Tạo ra nhiều nguồn bức xạ như bức xạ điện từ, bức xạ hạt. Có khả năng tự phát sáng và độ sáng của sao được xác định nhờ bán kính và nhiệt độ bề mặt của nó. "Tinh" hay hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để nó có hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó gây nên, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để có thể diễn ra phản ứng nhiệt hạch (tức không thể diễn ra). Hành tinh khối lượng đủ lớn để cho chính lực hấp dẫn của nó thắng được lực liên kết điện từ giữa các phân tử, làm cho hành tinh đạt đến trạng thái cân bằng thủy tĩnh. Hệ quả là mọi hành tinh đều có dạng cầu hoặc phỏng cầu. Vì "Mars" là một hành tinh đá (Terrestrial planet), có bề mặt chắc cứng, khối lượng khá thấp, trọng lượng riêng cao, chứa nhiều sắt và các kim loại nặng. => Chúng ta nên sửa đổi "Sao Hỏa" thành "Hỏa Tinh" hay "Hành tinh thứ 4 trong Hệ Mặt Trời" vì Hỏa Tinh đáp ứng đầy đủ điều kiện là một hành tinh chứ không phải một "Sao" hay "Ngôi sao" như Mặt Trời. Sửa đổi này nhằm tránh gây người khác hiểu nhầm mà còn chính xác về mặt khoa học. HAQ/Anthonyquoc 12:31, ngày 13 tháng 3 năm 2019 (UTC)

Sao Hỏa là gì ? sửa

Sao Hỏa là hành tình thứ tư trong hệ mặt trời và là hành tinh bé thứ hai trong hệ mặt trời sau – 2405:4803:B399:1190:18CC:C432:F3:9A3F (thảo luận) 13:29, ngày 5 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Mình vẫn chưa hiểu câu hỏi thảo luận của bạn?
Ý bạn là câu "Sao Hỏa là hành tình thứ tư trong hệ mặt trời và là hành tinh bé thứ hai trong hệ mặt trời" khó hiểu hay sao? –  Ikid Kaido  05:02, ngày 6 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Sao Hỏa”.