Thảo luận:Tì-kheo

Bình luận mới nhất: 9 năm trước bởi Duyệt-phố trong đề tài "Tì kheo"
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

"Tì kheo" sửa

Thỉnh thoảng có tài liệu viết "tì kheo", đó có phải là "tỉ kheo" không vậy các bác?--Á Lý Sa| 08:12, ngày 27 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Đích thị "hắn". Tôi đã cho thêm vào phần âm dị dạng. Chà, tạo những redirect này chắc mệt dữ đây.--Baodo 08:16, ngày 27 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời
Anh Baodo và các bác cho hỏi thêm là tất cả các cách viết của tỉ-khâu đều có giá trị như nhau không (dù tính phổ biến có thể khác nhau), hay là chỉ có môt/vài cách viết được coi là "chính danh"?--Á Lý Sa| 08:21, ngày 27 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời
"Chính danh" thì có lẽ Tỉ-khâu hoặc Tỉ-khưu, vì mình có thể theo dõi nguồn chữ Hán và cách đọc(Phật giáo VN y cứ Đại tạng kinh chữ Hán làm chuẩn), còn dùng nhiều nhất có lẽ là Tì-kheo, Tỉ-kheo, đơn giản, vì kinh sách HT Minh Châu và Trí Tịnh dịch như vậy, và hiện nay Phật tử đăng lại trên mạng rất nhiều. Tôi rảnh chút sẽ gõ các từ dị dạng vào Wiki. --Baodo 09:22, ngày 27 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời
Thanh âm tiếng Hán không nhiều bằng tiếng Việt, mà lại còn thay đổi tùy theo từng vùng. Đó là lý do tại sao Trung Quốc phải dùng chữ viết để có thể cho các người khác vùng liên lạc với nhau. Theo sự hiểu biết của tôi thì hai chữ 比丘 có, ít nhất, 6 cách phát âm trong tiếng Việt: tỉ khâu, tì khâu, tỉ khưu, tì khưu, tỉ kheo, tì kheo. Đó là chưa nói đến các cách dùng "y" thay vì "i" như "tỳ" hay "tỷ". Cách đây hơn 10 tháng tôi có kể chuyện lúc tôi còn ở Việt Nam, có một quyển sách vật lý dùng chữ "điển", thay vì "điện", cho electricity! Hai thanh âm hỏi và nặng trong tiếng Việt có thể thành một trong nhiều cách phát âm tiếng Hán. Mekong Bluesman 09:33, ngày 27 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ nên chuyển tên trang thành tì kheo vì đó là tên trong tiếng Việt. Âm "tỉ khâu" là đọc theo chữ Hán nhưng trong Phật-học, rất nhiều chữ chỉ là gợi âm chữ không đọc sát theo âm Hán-Việt. Ví-dụ hiển-nhiên là "Nam mô A-di-đà Phật" (南無阿彌陀佛). Chính âm Hán-Việt phải đọc là Nam ... nhưng không ai đọc thế cả. Dân-gian đi hành-hương Hương-tích gặp nhau chào câu "Mô Phật", không nói "Vô Phật" bao giờ. Các vị sư tôi hỏi đều xưng là tì kheo không gọi là tỉ khâu. Duyệt-phố (thảo luận) 19:05, ngày 11 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Interwiki sửa

Tôi không chắc là bài ja:和尚 và bài zh:和尚 nói cùng đề tài với bài Tỉ-khâu này vì họ có chú thích upādhyāya bên cạnh. Các người biết tiếng Nhật và tiếng Hán hơn tôi nên xem lại hai liên kết đó. Mekong Bluesman 06:55, ngày 28 tháng 9 năm 2005 (UTC)Trả lời

Trang Trung văn ghi bậy thật! Tôi sẽ xoá link đến Hoà thượng đó, đợi sửa đúng mới link. (nội dung thì đúng tả Tỉ-khâu)
Quay lại trang “Tì-kheo”.