Thảo luận:Trần Bạch Đằng

Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Tran Quoc123 trong đề tài Nội dung bản tiếng Anh và tiếng Việt vênh nhau lớn?
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: A.V. (16 tháng 4, 2007). “Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng từ trần”. Báo điện tử VnExpress. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Ải Nam Quan sửa

Sách "Địa Dư các Tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư, và Đỗ Đình Nghiêm, xuất bản tại Hà Nội năm 1926," ghi nhận rằng ải Nam Quan ở ngay biên giới của Trung Quốc và Việt Nam. Theo Đại Nam Thống Nhất Chí biên soạn dưới triều vua Tự Đức, Trấn Nam Quan thuộc nội địa nước Tầu, đối diện Trấn Nam Quan là đài Ngưỡng Đức của Việt Nam. Qua bản địa dư chính thức của nhà Thanh trong bộ Đại Thanh Thống Nhất Chí in năm 1764, đời vua Càn Long, biên giới Việt Hoa chạy sát ngay trước cổng Trấn Nam Quan. Cho đến tháng 3 năm 1886 theo Hiệp Ước Thiên Tân (1885) Pháp thay mặt Việt Nam ký với Trung Quốc, chiếc cổng Trấn Nam Quan vẫn được xem là mốc biên giới giữa hai nước Việt Hoa.

Qua những dữ kiện lịch sử, ải Nam Quan là của Việt Nam tuy nhiên biên giới Việt Nam cũng chính thật bắt đầu từ chiếc cổng này như quan niệm của người Việt Nam "đất nước Việt Nam trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau." Thi hào Nguyễn Du khi đi công cán tại vùng biên giới Việt Trung cũng đã xác nhận: "Suốt ba trăm năm thẳng tới hiện nay. Hai nước chia đều nhau từ mặt chiếc lũy lẽ loi. Một cửa quan oai hùng trấn giữa muôn quả núi." Ải Nam Quan cũng là biên giới của Việt Nam, nơi chia tay của Nguyễn Trãi với cha là Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt sang Trung Quốc.

Ông Tố Hữu đã đi qua nhiều rồi và ứng khẩu thành thơ của ông được viết vào sách giáo khoa. 118.68.39.232 12:42, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

  • Già rồi thì nghỉ cho khoẻ, trước khi chết viết bài bậy bạ làm chi để hậu thế chê cười.
Sĩ khí rụt rè gà phải cáo
Sử xanh phủ nhận sạch trơn rồi.

Nghilevuong 07:25, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu Nghilevuong mà viết thư cho ông ta khi ông còn sống và bài chưa đăng thì có lẽ hay biết mấy :D. Lưu Ly 08:16, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Ăn cơm của vợ ngon hơn ăn cơm tù. Nghilevuong 08:45, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Lưu ý Wikipedia không phải là diễn đàn để đánh giá người khác hay thể hiện bức xúc cá nhân. Những thông tin trên đây có ích gì cho bài viết? Phần viết về ải Nam Quan rất không cân đối so với các phần khác, thông tin trích dẫn của ptdcvn.org và của cache Google không có giá trị, việc so sánh trong phần "Ải Nam Quan" khiến nó không phải bài bách khoa mà chỉ mang nặng tính chất một bài luận cá nhân. Nguyễn Thanh Quang 12:54, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đúng là không nên thể hiện bức xúc cá nhân trên wiki, xin lỗi nha. Nhưng lập diễn đàn đánh giá TBĐ trên wiki thì tôi đâu có dám. Cũng có một số người đánh giá TBĐ và wiki có ghi lại và đó là đánh giá của họ không phải đánh giá của Nghilevuong. Nhắc lại một lần nữa cho tất cả các bạn có quan tâm, Nghilevuong không dám nói gì đến Trần Bạch Đằng cả, được chưa nhỉ?
Thông tin mà Nguyễn Thanh Quang gọi là "trên đây" là thông tin gì? Anh em vì bất ngờ khi đọc được cái gọi là "nghiên cứu" Ải Nam Quan là của Tầu, do TBĐ viết, nên trêu đùa với nhau một chút. Bạn không cho đùa sợ tốn tài nguyên wiki thì thôi. Xin lỗi một lần nữa nha bạn. Tâm tình này không viết vào bài được vì đây chỉ là hai trự vô danh, viết ra cái điều mà đa số người Việt có lương tri đều nghĩ y như vậy.
Phần viết về ải Nam Quan rất không cân đối so với các phần khác như Nguyễn Thanh Quang nhận xét không là lỗi của Nghilevuong? Kẻ đốt đền không viết bài Ải Nam Quan thì sao hậu thế biết mà trích với dẫn. Ai có tài liệu bổ sung cho bài dài ra thì cứ việc, điều đó đâu liên quan gì tới cái công trình nghiên cứu "Ải Nam Quan là của Tầu" của TBĐ. Việc các phần khác chưa đủ dài đâu có liên quan gì tới một nội dung khác của bài. Wiki có tiền lệ gì về việc này chưa? Một số bài viết về các chính khách Việt Nam khác, tầm cỡ Thủ Tướng, Chủ tịch, Bộ trưởng cũng rất ngắn và hiếm thông tin về cá nhân, quan điểm, chính sách. Các bài đó đã bị các thành viên khác than phiền xem Thảo luận: Nguyễn Minh Triết, tại sao bài này có tư liệu để viết lại kiếm ra cái cớ không cân xứng để bài bác? Sao "quý vi" hoặc "quý cán bộ nghiên cứu" không viết thêm vào các phần khác cho dài ra, cho cân xứng? Có ai cấm đâu?
Thông tin trích dẫn ptdcvn.org và của cache Google không có giá trị với ai? Trần Bạch Đằng nói xấu người ta thì người ta nói lại chứ, báo trong nước không đăng thì báo bên ngoài đăng, nó không "oai" bằng báo trong nước, cái đó khỏi bàn. Chẳng thà bạn mượn cớ bảo nguồn dẫn này chưa đủ uy tín như báo Công An... vì không có biên tập, không có trụ sở hoặc ... ít ai công nhận hoặc ... bất kỳ ai bỏ ra một ít tiền là lập ra trang web ở Mỹ ...
Có cần treo bảng Thái độ trung lập cho mục Ải Nam Quan hay không? Có ai dám nói xấu Trần Bạch Đằng đâu. Bạn thử chỉ ra xem thành viên nào dám nói xấu. Trần Bạch Đằng viết cái gì thì người ta viết lại chứ có dám thêm bớt gì đâu nào? Nhưng quan điểm đó không giống các quan điểm khác thì phải được trình bày chứ. Cho dù đây không phải là nguyên tắc nhiều chiều theo kiểu Wikipedia: Thái độ trung lập thì việc trích dẫn các quan điểm khác về chủ quyền Ải Nam Quan của Tố Hữu & Hồ Chí Minh là chuyện bình thường. Phải nói là may mà hai vị ấy chết cả rồi , nếu hai vị mà còn sống thì họ chửi cho nát mả luôn ấy chứ (tôi đoán mò vậy chứ ai có tin thì tin mà không tin thì thôi). Còn nếu như quý vị thấy chưa có quan điểm nào ca ngợi TBĐ cũng như ca ngợi quan điểm "Ải Nam Quan là của Tầu" thì quý vị cứ thêm vào vài trự là đủ trung lập rồi. Treo bảng làm gì? Đâu có ai cấm quý vị bào chữa đâu?
"Nước Việt Nam liền một dải từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau" câu này có trong sách giáo khoa sử Việt Nam và là một thông tin người Việt nào cũng biết, sao ... lại muốn quên?
Sĩ khí rụt rè gà phải cáo
Sử xanh phủ nhận sạch trơn rồi.
"Nhưng nếu ai cũng ngại khó thì lịch sử Việt Nam đã không có Lê Lợi 10 năm nằm gai nếm mật để đánh đuổi sự xâm lược đô hộ của nhà Minh hay như Bà Trưng dám hy sinh lợi ích cá nhân để trả nợ nước…; để cho đất nước Việt Nam tồn tại phát triển, thống nhất liền một dải từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau như ngày hôm nay." xem bàiTỪ BỨC THƯ CỦA ÔNG LE DONG KHA: "Mấy lời góp ý trung thực liệu có khó nghe không?" 12:08' 25/02/2004 (GMT+7) Báo trong nước đó chứ không phải báo nước ngoài phản động à nha bạn Nguyễn Thanh Quang hoặc xem đây cũng nguồn trong nước nèmiền địa đầu Tổ quốc21:31',14/11/ 2005 (GMT+7)
Google cặp "Ải Nam Quan " + "Mũi Cà Mau" [2] sẽ có 10,100 for "Ải Nam Quan" + Mũi Cà Mau". (0.10 seconds) và rất nhiều trong đó là từ nguồn chính thức trong nước.
Tóm lại ý bạn Nguyễn Thanh Quang là sao. Ai muốn, cứ tha hồ mà ca ngợi ông Trần Bạch Đằng và dâng cái Mục Nam Quan cho Tầu, đó là tuỳ quan điểm riêng của ... và là chuyện riêng của ..., miễn sao có nguồn dẫn chứng và đừng xấu hổ là được.
Hay là bạn Nguyễn Thanh Quang đề xuất bộ giáo dục sửa hết sách giáo khoa đi, đồng thời đốt hết sách sử cũ, chận hết mạng nước ngoài, dẹp luôn internet, sau đó Trần Bạch Đằng sẽ thành nhà nghiên cứu vĩ đại thân thương, xứng đáng nhận truy tặng từ nưóc bạn huân chương "Nhà nghiên cứu hữu hảo". Hoặc lịch sử phản động bên ngoài sẽ ghi "Trần Bạch Đằng = Kẻ đốt đền ".
Một trong các bạn trẻ xóm tôi, sau khi tốt nghiệp đại học đã tình nguyện lên đường đi nghĩa vụ và chết vì pháo TQ tại biên giới phía bắc để lại người vợ chưa cưới. Anh ấy không biết "nghiên cứu, ngâm cứu" gì, chỉ biết cầm súng và chết cho câu "liền một dải ...".
Nghilevuong 04:23, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nếu không có dẫn chứng về bài báo của Trần Bạch Đằng về Ải Nam Quan như trong bài hiện tại thì toàn bộ phần này sẽ bị xóa vì thể hiện sự vu khống và xuyên tạc trắng trợn. Ngoài ra cần chứng minh trang ptdcvn.org là một trang web cung cấp thông tin đáng tin cậy, chứ không phải một diễn đàn bất khả tín (ban biên tập gồm những ai, hoạt động ở đâu, từ khi nào, có phép ở nước sở tại không, phóng viên lấy tin từ đâu...) vì tôi với thẻ tín dụng có thể mua domain và hosting để làm 10 trang web tương tự như ptdcvn.org với các đủ loại thông tin lá cải, lá chuối. Những chi tiết khác như: ai đốt đền, Ải Nam Quan thuộc về ai, xấu hổ hay không, ca ngợi Trần Bạch Đằng, đi nghĩa vụ, chết ở biên giới, để lại vợ chưa cưới là những chuyện không liên quan, xin miễn bàn. Nguyễn Thanh Quang 16:12, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ải Nam Quan sửa

{{POV}} Với tư cách là một nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng có một quan điểm mới về biên cương tổ quốc thông qua bài "Ải Nam Quan và những kẻ đốt đền" để phê phán Trần Khuê đăng báo Công An ra ngày 7 tháng 9 năm 2002 như sau:

"Lẽ ra, bạn đọc không cần bận tâm với những gì tôi sắp nói, song gần đây, các nhóm chống Việt Nam lưu vong ở ngoài nước hè nhau dùng đủ mọi phương tiện để loan truyền cái mà chúng gọi là “ chính quyền Cộng Sản Việt Nam dâng đất cho Trung Cộng“, lấy cớ từ bài viết ngớ ngẩn của một Trần Khuê nào đó có nội dung liên quan đến hội đàm và thỏa thuận biên giới trên bộ và trên biển giữa hai nước."

Vì theo ông:

" Từ trước tới nay chúng ta thường nói: Nước Việt Nam dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Câu này đương nhiên thiếu chính xác, nhưng nhân dân ta đã quen dùng, dẫn đến một đinh ninh rằng ải Nam Quan thuộc lãnh thổ Việt Nam"
"Nếu Ải Nam Quan là của Việt Nam thì cửa ải phải mang tên là "Ải Bắc Quan" (cửa ải Bắc) chứ sao cửa ải Việt Nam lại ngó về phía Nam."

Và như vậy cộng đồng người Việt hải ngoại và những nhà đấu tranh đối kháng trong nước là những kẻ "đốt đền" đã đánh mất niềm tự hào dân tộc khi hùa theo học giả Trần Khuê bịa đặt chuyện liên quan đến các văn kiện nhượng đất và biển của Việt Nam cho Trung Quốc để bôi nhọ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trần Bạch Đằng cho rằng lãnh thổ Việt Nam không phải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau mà khởi đầu từ điểm cực Bắc của Việt Nam là Lũng Cú tỉnh Hà Giang, nằm trên huyện Đông Văn, thuộc vĩ độ 23°24’ Bắc chạy dài đến điểm cực Nam tại Xóm Mũi, Rạch Tàu, tỉnh Cà Mau thuộc vĩ độ 8°30’ Bắc. Riêng ải Nam Quan thuộc vĩ độ 22° thấp hơn Lũng Cú trên một độ.

Song cũng có những quan điểm khác với Trần Bạch Đằng về Ải Nam Quan như:

Ta đi tới không thể gì chia cắt
Từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau (sách giáo khoa)
"Như việc xây dựng lại con đường sắt Hà Nội – Mục Nam Quan mà nhân dân Việt Nam gọi là "Con đường hòa bình, hữu nghị" chính là một thành tích rõ rệt nhất."[1]

Dựa trên các cứ liệu lịch sử sau một số người trong và ngoài nước đánh giá về Trần Bạch Đằng là không tốt, là gian dối...:

  • Đến thời nhà Hồ, Nam Quan vẫn được gọi tên là Ải Pha Lũy. Mãi đến khi nhà Minh lấy cớ phù nhà Trần nhằm xâm lược Đại Ngu (thế kỷ 15), Minh Thành Tổ mới đặt tên cho ải Pha Lũy là Trấn Nam Quan để tỏ uy quyền và cả dã tâm của họ: Cửa ải đè nén phương Nam.
  • Sách Địa Dư các Tỉnh Bắc Kỳ của Ngô Vi Liễn, Phạm Văn Thư và Đỗ Đình Nghiêm, xuất bản tại Hà Nội năm 1926, ghi nhận rằng ải Nam Quan ở ngay biên giới của Trung Quốc và Việt Nam.
  • Theo Đại Nam Thống Nhất Chí biên soạn dưới triều vua Tự Đức, Trấn Nam Quan thuộc nội địa nước Tầu, đối diện Trấn Nam Quan là đài Ngưỡng Đức của Việt Nam.
  • Qua bản địa dư chính thức của nhà Thanh trong bộ Đại Thanh Thống Nhất Chí in năm 1764, đời vua Càn Long, biên giới Việt-Hoa chạy sát ngay trước cổng Trấn Nam Quan.
  • Cho đến tháng 3 năm 1886 theo Hiệp ước Thiên Tân (1885) Pháp thay mặt Việt Nam ký với Trung Quốc, chiếc cổng Trấn Nam Quan vẫn được xem là mốc biên giới giữa hai nước Việt-Hoa.
  • Trần Khuê đã viết lên mạng như sau:
"Trần Bạch Đằng đã dùng lối chơi đòn phủ đầu lập lờ đánh lận con đen của một cây bút đầy kinh nghiệm và không phân biệt được trách nhiệm của hai bộ Chính Trị và hai Đảng"[2]

"Trần Bạch Đằng là những người thích đùa nhưng lại là đùa cợt trên vận mệnh quốc gia, vừa đùa vừa chụp mũ "kẻ này động cơ không hay" hoặc mỉa mai "kẻ kia nhẹ dạ" vừa bạo tay, bạo gan bắt bớ, quản chế..."[3]

Chú thích sửa

  1. ^ Báo Nhân Dân số 482 ngày 28/6/1955 hoặc Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, trang 8.
  2. ^ Đối thoại với ông Trần Bạch Đằng về Ải Nam Quan
  3. ^ [1]


Đoạn trên do ông nghilevuong viết không mang tính trung lập, tôi bỏ vào đây để mọi người biểu quyết xem có đáng đưa vào không. Đoạn trên vừa lệch lạc với đoạn đã có (như ý kiến của ông Nguyễn Thanh Quang), lại phiến diện trên quan điểm những người chống Trần Bạch Đằng (thậm chí viện dẫn cả Trần Khuê, người trực tiếp tranh luận với Trần Bạch Đằng--> không khách quan), kéo dài lê thê (thực chất là copy lại từ mấy trang web hải ngoại).

Nếu muốn viết, theo tôi chỉ cần vài dòng là đủ.

195.175.37.70 05:39, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nhất trí, chỉ cần vài dòng là đủ. Lưu Ly 05:52, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Không nhất trí chút nào. "Đoạn trên do ông nghilevuong viết không mang tính trung lập" Nghilevuong sau khi đưa vào bài một đoạn văn có nguồn dẫn chứng thì mất luôn bản quyền và trong đó đâu có nói "cái ý kiến gì" của Nghilevuong mà trung lập với không trung lập? Người giấu tên 195.175.37.70 hãy chỉ chỗ nào là không trung lập và hãy hiểu rằng một thành viên giấu diếm cái nick của mình thì không có quyền bỏ phiếu cũng như cắt một đoạn văn ra yêu cầu bỏ phiếu. Wiki khuyến khích thảo luận đồng thuận wiki đâu phải là nơi dành cho thử nghiệm dân chủ số đông?
Người giấu tên 195.175.37.70 hãy chịu khó đăng nhập và chờ 10 ngày sau hãy đòi xóa hoặc bỏ phiếu nhé, nhớ tạo ra 10 sửa đổi hoặc lộ tên thật cho bà con biết đi, ở đâu ra mà biết bài này đang thảo luận hay vậy? Mắc cỡ gì nữa?
Do việc làm sai luật của một thành viên vô danh nên tôi hồi phục sửa đổi, đây không phải là do tôi bảo thủ cái mà mình góp phần tạo ra mà là tôi tôn trọng wiki. Thành viên nào có tài khoản hơn 10 ngày cứ việc thảo luận rõ tại sao muốn xóa thông tin có nguồn dẫn chứng, lý do? Cộng đồng wiki sẽ bỏ phiếu sau.
Việc viện dẫn Trần Khuê là bình thường. Tố HữuHồ Chí Minh không phải là những người chống Trần Bạch Đằng, hai ông chết lâu rồi trước khi ông Trần Bạch Đằng viết bài Ải Nam Quan và những kẻ đốt đền. Hãy học lại sử trước khi xóa bài.
Lưu Ly đề nghị vài dòng thế nào? Cụ thể? Lưu Ly & Nguyễn Thanh Quang được quyền sửa bài mà.
Nghilevuong 06:30, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Tôi đề nghị là vì bài báo được cho là của TBĐ đăng trên báo công an số ra 7 tháng 9 năm 2002 là số báo tôi chưa đọc và mọi người cũng khó kiểm chứng (cho dù là sự thật), trừ khi đi vào thư viện nào đó mà lục. Việc dẫn nguồn các báo khác để dẫn chứng một phần nội dung bài viết của TBĐ (trên báo Công an) là một việc làm không khuyến khích ở wiki, vì các báo đó cũng chỉ trích dẫn một phần nội dung mà thôi, như thế là không công bằng, vì đây là vấn đề nhạy cảm. Cho dù cả các báo đều kiểm chứng được, nội dung này cũng nên chuyển qua bài Ải Nam Quan thì thích hợp hơn.Lưu Ly 07:09, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Lưu Ly viết "là số báo tôi chưa đọc và mọi người cũng khó kiểm chứng (cho dù là sự thật), trừ khi đi vào thư viện nào đó mà lục" câu này đúng, tôi đã cố tìm trên mạng cả những đường link khác trong nước nhưng không có. Việc kiểm chứng trong thư viện là việc của người muốn kiểm chứng, cho dù tôi hoặc Lưu Ly có vào thư viện kiếm ra tờ báo đó thì cũng chẳng xác định được với wiki là nó có thật. Không phải việc khó kiểm chứng là tương đương với việc nghi ngờ nguồn thông tin, song có thể viết chính xác hơn như là "theo XXX thì báo Công an TPHCM ngày 7/9/2002 đã đăng bài "Ải Nam Quan và những kẻ "đốt đền"", điều đó tôi đồng tình với Lưu Ly.
"nội dung này cũng nên chuyển qua bài Ải Nam Quan thì thích hợp hơn" : một người đã viết bài trên báo nói lên quan điểm của mình thì phải viết ngay trong bài của người đó chứ? Người đọc sẽ biết quan điểm của Trần Bạch Đằng khi đọc bài Trần Bạch Đằng chứ không phải biết quan điểm của va nhờ có đọc bài Ải Nam Quan. Tất nhiên bài Ải Nam Quan có nhắc tới quan điểm của Trần Bạch Đằng thì tôi không phản đối.
Về việc có thể Trần Bạch Đằng không viết cái bài nghiên cứu dở hơi nào đấy, mà bị người ta vu cho, để rồi Wiki đăng cứ như Trần Bạch Đằng có viết thật cái bài nghiên cứu bán nước đó (theo quan điểm của Tố Hữu hihi! không phải quan điểm của nghilevuong) thì tôi cũng đồng tình nốt. Chúng ta có thể viết đoạn này ở dạng không rõ ràng, gần như tin đồn, cho tới khi tìm ra nguồn chắc chắn tin cậy hơn rằng Trần Bạch Đằng quả thật có viết lên Báo Công An. Một thành viên wiki nào đó (Casa, tại sao không?) quen thư viện có thể vào mượn xem báo lưu trữ, rồi dùng điện thoại di động chụp lén một phát, thế là khỏi cãi.
Nghilevuong 07:35, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
OK. Vậy là thống nhất. Tạm thời nó sẽ được gán bảng Tiêu bản:Tính xác thực. Lưu Ly 07:52, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
OK, Đồng thời bỏ luôn bảng Thái độ trung lập, nếu muốn thì thêm vài đoạn ông Lê Công Phụng biện hộ nhân dân người già Lạng Sơn gì gì đó vào nào thì là Ải Nam Quan do Trung Quốc lấn chiếm lâu rồi cho thêm phần nhiều chiều. Song cái link của báo điện tử Đảng Cộng sản ( http://www.cpv.org.vn/tccs/022001/6_lecongphung.htm - Bài tóm tắt sự kiện, Tạp Chí Tư Tưởng Văn Hóa số 3, 2001- http://www.cpv.org.vn/anpham/tutuong/032001/13_kyhiepdinh.htm) có chứa nội dung đó. Tôi kiểm tra đã bị chết, mà dùng trang mạng bên ngoài [3]hoặc cache [4] thì lại có người cắt cớ bảo không đứng đắn! Không đủ uy tín!? Khó. Nghilevuong 08:11, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi nghĩ là có tiêu bản "Đang trong vòng tranh luận" và có các dẫn chứng (tuy có cái chỉ là cache) thì phần "Ải Nam Quan" có thể có tại bài này và, do đó, không nên được xóa đi. Tuy nhiên, tôi đồng ý là phần đó hơi dài đối với bài; khi có thời giờ tôi sẽ viết lại phần đó. Mekong Bluesman 13:11, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trả lời nghilevuong (hay vuonglenghi)? sửa

Ông nghilevuong ạ,trong trả lời trước,tôi đã cố tình không nhắc đến ông ("tác giả" của cái đoạn thêm vào đó), nhưng thấy ông được thể làm già (có thể cậy mình già cả chăng) nên tôi buộc phải trả lời ông như sau :

hãy hiểu rằng một thành viên giấu diếm cái nick của mình thì không có quyền bỏ phiếu cũng như cắt một đoạn văn ra yêu cầu bỏ phiếu. Wiki khuyến khích thảo luận đồng thuận wiki đâu phải là nơi dành cho thử nghiệm dân chủ số đông?

Không có quy định nào một thành viên vô danh lại không được sửa xoá bài viết cả . Cái gì thấy sai thì phải sửa . Thành viên vô danh đúng là không được biểu quyết xoá, nhưng hoàn toàn có thể sửa bài và đề nghị mọi người biểu quyết . Ông không thấy rằng , ở trên đó , các ông bà Nguyễn Thanh Quang và Lưu Ly phản đối cái đoạn thêm vào của ông không ? Chả lẽ ông lại không đủ trí khôn để hiểu điều đó . Ông Mekong Bluesman cũng cho rằng cái đoạn ông thêm vào một cách vô lối quá dài , không thể phù hợp . Với 4 phiếu đưa ra ( tính cả 1 cái phiếu bảo thủ của ông ) thì là 2 chống 1 trắng 1 ủng hộ , có thể thấy là cái đoạn ông thêm vào là không phù hợp . Ông biết thành ngữ Đầu voi đuôi chuột chứ ? Cái đoạn ông thêm vào chính là một cái đuôi con chuột dài ngoằng vào một cái mình con voi cân đối .

Ông thừa biết thế nhưng cố tình không chịu hiểu.

Người giấu tên 195.175.37.70 hãy chịu khó đăng nhập và chờ 10 ngày sau hãy đòi xóa hoặc bỏ phiếu nhé, nhớ tạo ra 10 sửa đổi hoặc lộ tên thật cho bà con biết đi, ở đâu ra mà biết bài này đang thảo luận hay vậy? Mắc cỡ gì nữa?

Ở đâu tôi biết à , đầu óc tôi không quá u mê như đầu óc cuả ông đâu , mà phải đến 10 ngày ( hay vài tháng , síc ) mới hiểu được các quy tắc ở wiki . Tôi thấy cái đoạn đuôi chuột của ông lù lù ở thay đổi gần đây thì vào , có gì mà phải lạ ?

Việc viện dẫn Trần Khuê là bình thường. Tố HữuHồ Chí Minh không phải là những người chống Trần Bạch Đằng, hai ông chết lâu rồi trước khi ông Trần Bạch Đằng viết bài Ải Nam Quan và những kẻ đốt đền. Hãy học lại sử trước khi xóa bài.

Ông lải nhải cái luận điểm này và mang đi khắp nơi , nhằm viện dẫn cho lý lẽ của ông . Ông hiểu nhầm rồi . Tôi muốn nói cái luận điểm của hội chống Trần Bạch Đằng sử dụng Tố Hữu và Hồ để mang ra chống Trần . Ông sử dụng lại cái luận điểm đó . Ông đã đọc bài của Trần chưa , hay chỉ Ếch ngồi đáy giếng , Nghe hơi nồi chõ mấy cái trang mạng (thậm chí còn lấy cache ra để làm dẫn chứng) . Trong bài của Trần viết về hai cái ải Nam Quan , cũ (là ải Nam Quan xưa ) và mới , ông đã chứng thực , phản bác được cái luận điểm đó chưa , hay chỉ Tát nước theo mưa những luận điệu đó ??? Những kẻ không hiểu ( hoặc cố tình không hiểu và xuyên tạc về mốc giới trên bộ Việt Nam Trung Cộng )
Đến Trần Khuê, ban đầu thì theo Trần Khuê , khi bị phản đối thì thành theo một người được coi là Trần Khuê . Nực cười thay!!! Ngày mai tôi lập một trang web , viết lên rằng : nghilevuong là một con người bảo thủ cố cựu , đầu toàn đậu phụ và bụng thì toàn chất thải , kí tên Trần Khuê thì ông cũng có thể tự hào rằng : theo một người được coi là Trần Khuê nhận xét tôi rằng ... hay sao ? Những cái gì không có dẫn chứng , viết xàm mà cũng có thể đưa vào cái gọ ilà từ điển chăng ???

Tiếp đến cách viết bài của ông, ông tung ra một đoạn, bô bô bảo rằng nó có trên mạng, cái gì ở trên mạng cũng có thể đưa vào từ điển chăng ??? Ông dán cái duôi chuột vào, và thách thức cộng đồng xoá nó đi. Ông có lẽ không hiểu biết gì về cách soạn từ điển. Những cái gì đang trong vòng tranh cãi thì người soạn đưa vào thảo luận, đợi đến khi cộng đồng đồng thuận thì mới đưa vào. Đằng này ông làm hoàn toàn ngược lại, vứt đánh tòm một bãi ra giữa sân, rồi sau đó chờ người quét dọn. Nực cười!

Tôi đã xem lich sử viết bài của ông, và xem một thành viên Vuonglenghi (chắc cũng là nick khác của ông - một người mà dùng hai nick, phục vụ cho mục đích của mình, không biết mục đích đó có đen tối hơn ẩn nick không nhỉ ???). Vuonglenghi (chắc là ông) là người Hoa gốc Việt, còn ông chỉ chuyên viết bài về chủ đề chiến tranh (xung đột) Trung Việt. Cớ gì ông căm thù Trung Cộng thế, họ hàng ông bị Mao Trạch Đông tống cổ khỏi Trung Hoa, hay bị hồng vệ binh chèn ép ? Hay mục đích ông là khơi gợi hiềm khích chính trị giữa Việt Nam và Trung Cộng, để đem lại phần thiệt thòi cho Việt Nam. Tôi thấy ông cố gắng thêm vào đoạn thơ của Tố Hữu trong bài Tố Hữu một cách lạc lõng để minh hoạ cho mục đích, lý luạn của ông mà thấy tệ quá, ai mà chả biết đoạn thơ đó, thêm vào mà làm gì ??? ÔNg viết bài Lê Công PHụng, một thứ trưởng theo bình thường là không đủ tiêu chuẩn có bài, chắc chỉ để thoả mã n mấy dòng cuối cùng: là trưởng phái đoàn Việt Nam đàm phán thất bại , bán đất cho Trung Cộng: vinh dự quá nhỉ! Không hiểu mục đích cá nhân của ông ở nhữun bài đó là gì ??? Bôi nhọ, hạ thấp Việt Nam hay kích thích hiềm khích người dân Việt Nam (ở đây là độc giả wiki) với bọ n Trung Cộng

Tôi cũng căm bọn Trung Cộng, khi nuốt Hoàng Sa, Trường Sa, lấn biên giới đất biên giới biển với Việt Nam (và cả những nước khác), nhưng làm theo cái cách của ông đang làm thì tôi không làm. Sao ông không đề ra những kế sách để Việt Nam có thể lấy lại những rẻo đất đó (trên những blog, forum về Trường Sa chẳng hạn ?) mà lại thực hiện toan tính đen tối vậy ?

Do vậy, tôi buộc phải tuyên bố, xoá phần Ải Nam Quan để thành viên biểu quyết và tạo lại một đoạn nếu thấy cần thiết!!!! 195.175.37.70 08:42, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Viết thêm: ngoài ra ông lạ icòn hàm hồ cho rằng tôi là ông Quang, cậy già cả lên mặt dạy đời ông ta. Tôi nghĩ ông già lú lẫn rồi, tôi không tên là Quang. Và những đoạn viết ở nơi khác (ví dụ bài Dương Thu Hương) không phải tôi viết, nếu ông biết không là tôi mà cứ gán ghép thì là vu khống. Còn nếu ông không biết thì thôi, bỏ qua cho ông vì sự kém hiểu biết. 195.175.37.70 08:47, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu chưa trung lập thì sửa lại cho trung lập, còn bỏ đi một sự thật sẽ là khiếm khuyết.Dpwiki 09:38, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời
Theo Nguyễn Thanh Quang thì : "Nếu không có dẫn chứng về bài báo của Trần Bạch Đằng về Ải Nam Quan như trong bài hiện tại thì toàn bộ phần này sẽ bị xóa vì thể hiện sự vu khống và xuyên tạc trắng trợn." Theo Lưu Ly thì: "Việc dẫn nguồn các báo khác để dẫn chứng một phần nội dung bài viết của TBĐ (trên báo Công an) là một việc làm không khuyến khích ở wiki, vì các báo đó cũng chỉ trích dẫn một phần nội dung mà thôi, như thế là không công bằng, vì đây là vấn đề nhạy cảm.". Còn theo thành viên 195.175.37.70 thì: "Trong bài của Trần viết về hai cái ải Nam Quan , cũ (là ải Nam Quan xưa ) và mới , ông đã chứng thực , phản bác được cái luận điểm đó chưa".
Xin thưa, hiện chưa ai tìm ra và đọc được bài của ông Trần viết trên báo Công An TPHCM ngày 7/9/2002 (trong đó có Nghilevuong,Nguyễn Thanh Quang và cả Lưu Ly). Vài người đang bàn nhau làm sao kiểm chứng cái tin ông Trần có viết bài những kẻ đốt đền là thật hay giả đây. Cứ e ngại là ai đó dựng đứng nói xấu ông Trần. Vì vậy xin bạn làm ơn cho biết "ông Trần" viết về hai cái ải Nam Quan cũ và mới là thế nào? Những việc khác như lập blog, forum về Trường Sa, đề ra những kế sách để Việt Nam có thể lấy lại những rẻo đất đó, từ từ chúng ta sẽ trao đổi, bàn bạc sau. Phải gặp người có thiện chí, có tâm huyết thật sự thì tôi mới dám trao đổi chuyện riêng tư. Nghilevuong 02:15, ngày 19 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nội dung bản tiếng Anh và tiếng Việt vênh nhau lớn? sửa

Em thấy trong bản tiếng Anh của bài viết này, tuy ngắn, nhưng nhấn mạnh vào vai trò của Trần Bạch Đằng trong Tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968 và sau đó là lãnh đạo căn cứ của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Sài gòn, trong khi bản tiếng Việt không đề cập về vấn đề này. Đây có phải sự vênh lớn giũa hai bài viết không? Tran Quoc123 (thảo luận) 23:59, ngày 10 tháng 6 năm 2008 (UTC)Trả lời

Phần mới đưa vào không có nguồn sửa

Trần Bạch Đằng: sóng vỗ miên man đến bạc đầu

TS.Hoàng Văn Quang

Nhìn ông lão trạc tám mươi nằm trên giường bệnh, nhiều việc phải nhờ người nhà và cô thư ký, ít ai nghĩ rằng, ồng là một trong “tam kiệt họ Trần” của xứ Nam bộ. Tên tuổi ông gắn liền với những trang sử hiển hách của mảnh đất thành đồng. Ông là Trần Bạch Đằng, người đã cùng nhân dân miền Nam từng trút sóng lên đầu thù suốt hai cuộc kháng chiến thần thành của dân tộc.

Người đi theo dặm dài đất nước Trần Bạch Đằng tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại ấp Bến Bạ, xã Thạnh Hưng (nay là Hoà Hưng) quận Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang. Quê ngoại ông ở Mặc Cần Dưng - Long Xuyên (nay thuộc tỉnh An Giang). Gia đình ông thuộc hạng trí thức theo Nho học xưa. Ông nội Trương Gia Tuân có thời làm tri phủ Bình Thuận, sau thấy triều đình thối nát, đã cáo quan về quê làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cho thiên hạ. Thân sinh ra Trần Bạch Đằng là người giỏi chữ nghĩa cũng không chịu ra làm quan, nối nghiệp cha làm nghề bốc thuốc, viết liễn thuê. Vì người cha dính dáng tới Thiên Địa hội nên cả gia đình Trần Bạch Đằng bị triều đình xử phạt không được ở một nơi cố định quá 5 năm. Chính vì vậy, ngay từ khi mới 5 tuổi, Trần Bạch Đằng đã phải theo cha mẹ tha hương khắp nơi. Cuộc đời Trần Bạch Đằng là một chuỗi dài những truân chuyên, vất vả. Khi thì ông ở Rạch Giá, lúc về Biên Hoà, nay đây mai đó. Cũng may, gia đình dù nghèo, vẫn cố lo cho ông ăn học. Để được nhận vào lớp, ông phải dùng giấy khai sinh của một đứa trẻ khác cùng tuổi. Do bản tính hiếu động, cộng thêm tội dùng giấy tờ giả, Trần Bạch Đằng mấy lần bị đuổi học. Cha ông lại phải chạy vạy lo lót mỗi khi chuyển trường mới. Với bản tính hiếu học, đi tới đâu Trần Bạch Đằng cũng tìm sách để đọc. Có lẽ nhờ vậy mà ông sớm bộc lộ sự hiểu biết hơn bạn bè cùng trang lứa. Sau khi kết thúc bậc sơ học, Trần Bạch Đằng không được thi tiếp lên bậc trung học do lệnh cấm của chính quyền. Nhờ sự dìu dắt của bà cô và người dượng (vợ chồng ông Trần Hữu Độ, một nhân sĩ thời đó), đặc biệt là sự giúp đỡ của đồng chí Nguyễn Oanh (Bí thư thành uỷ Sài Gòn) nên Trần Bạch Đằng nhanh chóng trở thành cán bộ của Đảng, khi đó ông mới 16 tuổi. Thực hiện chủ trương vô sản hoá cán bộ, Trần Bạch Đằng xin vào làm tại Sở cao su Xa Cam. Chưa được một tháng ông bị đuổi việc vì đánh một tên Pháp trong trận đá bóng. Cũng may, ngay sau đó ông xin được một chân dạy học tại một trường tư. Được nửa năm, trường đóng cửa, Trần Bạch Đằng lại rơi vào cảnh thất nghiệp. Ông về giúp việc cho vợ chồng người cô và văn phòng Xứ uỷ. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Trần Bạch Đằng nhận chỉ thị tham gia phong trào Thanh niên tiền phong, xây dựng Đoàn thanh niên cứu quốc, tổ chức Hội truyền bá quốc ngữ, công đoàn... Đây là sự chuẩn bị lực lượng của Đảng, khi thời cơ đến sẽ tiến hành tổng khởi nghĩa. Thời kì diễn ra Cách mạng tháng Tám, Trần Bạch Đằng lãnh đạo nhân dân khu vực ngã Sáu (Sài Gòn) đứng lên cướp chính quyền (24.8.1945). Niềm vui độc lập chẳng được bao lâu thì quân Pháp trở lại chiếm Sài Gòn và một số vùng phụ cận. Bộ máy chính quyền Việt Minh vừa thành lập đã phải chuyển lên vùng chiến khu. Trần Bạch Đằng được giao phụ trách Tuyên huấn của Trung ương cục. Đầu năm 1949, ông cùng các đồng chí Phạm Hùng, Hà Huy Giáp được cử ra Việt Bắc dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II. Khi tới địa phận Dốc Mỏ - Tuy Hoà (nay thuộc tỉnh Khánh Hoà) Trần Bạch Đằng không may rơi vào tay giặc. Kẻ thù giam ông ở Nha Trang một thời gian, sau đó chuyển về Catina Sài Gòn. Tại những nơi này ông bị tra tấn hết sức dã man nhưng địch không khai thác được thông tin gì ở người chiến sĩ kiên trung. Sau hơn nửa năm bị giam ở nhiều nhà tù khác nhau, ngày 11.11.1949, ông cùng 42 chiến sĩ vượt ngục thành công. Bắt liên lạc được với đồng đội, ông về hoạt động tại vùng giải phóng khu 9. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc sự thống trị của thực dân Pháp. Đất nước chia đôi, Trần Bạch Đằng quay trở lại Sài Gòn hoạt động, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn. Do chế độ Ngô Đình Diệm đàn áp khốc liệt những người theo kháng chiến, Trần Bạch Đằng lại phải rút về chiến khu Dương Minh Châu. Tại đây, ông tiếp tục được Đảng giao nhiệm vụ phụ trách Tuyên huấn, trực thuộc Xứ uỷ. Trong chiến dịch Mậu Thân (1968), Trần Bạch Đằng đã tham gia chỉ đạo đưa một cánh quân lớn từ căn cứ Đồng Tháp Mười về đánh chiếm Sài Gòn. Cuối năm 1969, Trần Bạch Đằng, đại diện cho nhân dân Sài Gòn, được gọi ra Bắc để chứng kiến giây phút cuối cùng tẩm liệm Bác Hồ. Giận mình không được gặp Bác lúc còn sống, Trần Bạch Đằng đã làm hai câu thơ bày tỏ nỗi niềm trước thi hài vị cha già dân tộc: Chửi thù rồi lại giận ta Xét câu hiếu đạo quả là con hư! Duyên nợ với trường văn trận bút Khi còn học lớp Nhì (2é.année) Trần Bạch Đằng thường đến nhà ông Trần Quang Nghiêm lục lọi tủ sách. Gặp gì đọc nấy, ông nghiền ngẫm từ những tờ báo nổi tiếng thời đó như Nam Phong, Phụ nữ tân văn, Phong hoá cho đến những cuốn sách có tính chất khảo cứu như Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, những tác phẩm văn học của Lan Khai, Từ Ngọc, sách của Tân văn hoá tùng thư do ông Trần Hữu Độ xuất bản. Nhờ hiểu biết sớm, Trần Bạch Đằng được đề cử giữ chân Chủ bút cho tờ báo do mấy người bạn cùng lớp gây dựng. Tờ báo đề cập đến đủ thứ: Chuyện sinh hoạt trong lớp, chuyện các thầy, chuyện căng - tin, thể thao... Trần Bạch Đằng giữ mục “Văn tuyển”, mỗi kì đăng một chuyện ở cuối báo, thường là chuyện võ hiệp. Tờ báo “sống” được gần 1 năm thì bị nhà trường phát hiện, bắt đóng cửa. Từ đây, nghề báo như một cái nghiệp vận vào suốt cuộc đời ông. Tháng 12 năm 1945, khi Trần Bạch Đằng đang làm chính trị viên của bộ đội Bình Đằng thuộc mặt trận số 4 (Nam Sài Gòn) thì ông được lệnh cùng một số đồng chí gây dựng Thành uỷ Sài Gòn (lấy danh nghĩa Uỷ ban cán bộ Việt Minh Sài Gòn - Chợ Lớn). Khi Thành uỷ ra báo Chống xâm lăng, đồng chí Trịnh Đình Trọng được cử làm Chủ nhiệm, Trần Bạch Đằng (lúc này phụ trách Tuyên huấn) kiêm nhiệm chức Thư kí toà soạn. Báo ra số 1 ngày 1.1.1946, được viết bằng bút sắt lên giấy sáp, sau đó căng lên khuôn in, dùng ru - lô lăn đều. Chống xâm lăng ra 4 trang, khổ trung bình, tháng 1 kì, sau tăng lên tháng 2 kì, rồi hằng tuần. Trên tờ báo này, Trần Bạch Đằng thường viết xã luận, bình luận thời sự. Báo ra được vài tháng thì Pháp chiếm được một số địa bàn trọng điểm của Nam bộ, trong đó có Sài Gòn. Dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ và mặt trận Việt Minh, phong trào Báo chí Thống nhất ra đời, hoạt động rất rầm rộ, qui tụ được gần 20 tờ báo. Trần Bạch Đằng vừa làm cho Chống xâm lăng, vừa tham gia chỉ đạo phong trào này. Sang năm 1947, tình hình bắt đầu căng thẳng, chính phủ Lê Văn Hoạch lên cầm quyền, đàn áp báo chí dữ dội. 17 tờ báo của phong trào Báo chí Thống nhất bị đóng cửa trong 1 ngày. Trước tình hình đó, giữa năm 1947, báo Chống xâm lăng phải rời lên chiến khu. Trần Bạch Đằng về vùng Đồng Tháp Mười, làm việc ở văn phòng Xứ uỷ và Kì bộ Việt Minh. Từ 1947 - 1951, ông kiêm thêm vai trò phụ trách một số tờ báo của Thanh niên cứu quốc Nam bộ, Liên đoàn thanh niên Nam bộ. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra công khai trở lại (dưới tên gọi Đảng Lao động Việt Nam), Trần Bạch Đằng được Trung ương Cục phân công làm Chủ nhiệm tờ Nhân Dân miền Nam (thay đồng chí Lưu Quí Kì chuyển sang làm Giám đốc Sở Thông tin Nam bộ). Tờ báo là cơ quan ngôn luận chính thức của Trung ương Cục. Ngoài việc làm cho tờ báo này, Trần Bạch Đằng còn giữ nhiều cương vị quan trọng như Xứ đoàn trưởng Thanh niên cứu quốc Nam bộ, phó Ban Dân vận, phó đoàn Kiểm tra Trung ương Cục, phó Ban Tuyên huấn... Khi phụ trách Nhân dân miền Nam, Trần Bạch Đằng còn có nhiệm vụ ra thêm phụ san Tiểu thuyết nhân dân và tờ Việt - Xô. Lúc đầu Nhân dân miền Nam ra mỗi tháng 2 kì, sau, do được trang bị nhà in Trần Phú, tăng cường nhân lực, báo ra hàng tuần với lượng phát hành khá lớn. Hầu như số nào Trần Bạch Đằng cũng có bài đăng trên các tờ báo này. Có thể kể ra đây một số bài tiêu biểu của ông: Hoan hô Đại hội Đảng Cộng sản Liên - xô lần thứ 19 (số 31 ngày 1.2.1952), Quốc hội Việt Nam - tổ chức tối cao của chính quyền nhân dân dân chủ Việt Nam (số 34 ngày1.2.1953), Vấn đề lão thực số 36+37 (ngày 1.4.1953), Tỉnh táo đề phòng, tăng cường giáo dục tư tưởng, đoàn kết chặt chẽ toàn Đảng, toàn dân, tiến lên giành thắng lợi vinh quang của cuộc chiến đấu (số 44 ngày 1.8.1953).... Các bài viết thời kì này của Trần Bạch Đằng tập trung vào việc tổng kết thực tiễn cách mạng, đề cao tình đoàn kết hữu nghị giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Liên - Xô, Trung Quốc. Ngoài ra các bài viết của ông còn bàn về phát triển kinh tế nông nghiệp, về thuế, về dân quân tự vệ, về thanh thiếu niên, phụ nữ, trí thức, tôn giáo, đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.... Có thể nói phụ san Tiểu thuyết nhân dân ngay từ khi ra đời đã chiếm được tình cảm của bạn đọc, của các nhà văn cách mạng. Nhiều bài viết trên tờ báo này đến nay vẫn có người nhớ như: Tây đầu đỏ, Bên rừng cù lao Dung của Phạm Minh Tày (nhà văn Sơn Nam), Chiến đấu viên họ Trần của Việt Hùng (nhà văn Hùng Lí)... Còn tạp chí Việt - Xô do Trần Bạch Đằng làm chủ nhiệm (ông thường có bài với bút danh Trương Chí Công) vì những khó khăn riêng, ra được vài số thì ngừng phát hành. Những tờ báo trên khi đặt dưới sự quản lí của Trần Bạch Đằng, đều có sự cải tiến mạnh mẽ. Số lượng phát hành không ngừng tăng lên. Ông sử dụng cả bộ đội, học sinh làm lực lượng phát hành, hạn chế đến mức thấp nhất sự bao cấp của Trung ương Cục. Nhờ sự ủng hộ của đồng bào, đời sống của anh em làm báo được cải thiện rõ rệt. Thực hiện chủ trương tinh giản bộ máy cho phù hợp với tình hình chiến tranh, năm 1954, báo Cứu quốc Nam bộ sáp nhập với Nhân dân miền Nam. Bộ máy được tăng cường, nhiệm vụ cũng nặng nề hơn.Từ thời điểm này, Nhân dân miền Nam trở thành cơ quan ngôn luận chính của cách mạng tại các vùng tự do Nam bộ. Nhờ được bổ sung thêm Thiếu Sơn, Dương Tử Giang, Triệu Công Minh, Anh Đức, Trần Văn Khương, Hữu Tùng... Nhân dân miền Nam là tờ báo qui tụ được nhiều nhân tài Nam bộ, tiếp tục làm tốt vai trò thông tin, hướng dẫn dư luận, giáo dục đạo đức cách mạng cho quần chúng nhân dân. Sau Hiệp định Giơ - ne -vơ, theo các điều khoản đã kí kết, nhiều cán bộ tập kết ra Bắc, một số người về địa phương nằm vùng, Nhân dân miền Nam tự đình bản, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Nhà in Trần Phú chia làm hai, một chuyển về Sài Gòn làm cơ sở in ấn của Xứ uỷ, một phần chuyển về Cà Mau. Trần Bạch Đằng nhận quyết định ở lại miền Nam, phụ trách tuyên huấn. Thời kì này, ông tham gia quản lí rất nhiều tờ báo, cả bí mật lẫn công khai. Đáng chú ý nhất là các tờ Nhân loại, Ban mai, Tiếng chuông, Sài Gòn mới, Thần chung, Dân chủ... Một số tờ Trần Bạch Đằng chỉ đạo chung, có tờ ông trực tiếp viết bài. Nội dung chính là chống phân ly, đòi tự do dân chủ, tự do ngôn luận, đấu tranh bảo vệ văn hoá dân tộc... Nhờ sự giới thiệu của đồng chí Triệu Công Minh, Trần Bạch Đằng nhận lời phụ trách trang thời sự cho tờ Buổi sáng của Mai Lan Quế. Để hợp pháp hoá hoạt động công khai, Trần Bạch Đằng được Triệu Công Minh lo lót cho tấm thẻ nhà báo dưới cái tên Lê Văn Ba. ở tờ báo này ông thường kí bút danh Văn Lê. Mục Tổng tào lao của ông rất được bạn đọc yêu thích (Tổng ở đây dùng để ám chỉ Tổng thống Ngô Đình Diệm). Ngoài tờ Buổi sáng ra, gây ấn tượng cho bạn đọc lúc đó còn có tờ Nhân loại với các bài xã luận của Trần Bạch Đằng, bình luận thời sự của Tân Đức, thơ Viễn Phương, truyện ngắn của Lê Vĩnh Hoà, Văn Phụng Mỹ... Sau khi đã gây dựng được cơ sở vững chắc tại các vùng tự do, Đảng chủ trương xuất bản tờ Hoà bình thống nhất, cơ quan ngôn luận của Xứ uỷ Đảng Lao động Việt Nam Nam bộ. Báo được giao cho Trần Bạch Đằng phụ trách chung. Hoà bình thống nhất in rô-nê-ô, 8 trang, khổ lớn, đăng tin tức các vùng tự do, tố cáo tội ác của Mĩ và tay sai, đấu tranh đòi cải cách dân sinh, ca ngợi miền Bắc XHCN.... Hoà bình thống nhất là tờ báo bí mật phát hành theo hệ thống Đảng ở Sài Gòn và một số tỉnh Nam bộ. Từ năm 1956, khi mối mâu thuẫn giữa gia đình họ Ngô với Mĩ, giữa Ngô Đình Diệm với Bảo Đại và các thế lực tôn giáo đã tạm lắng, Diệm quay ra đàn áp cách mạng. Hàng nghìn cơ sở Đảng bị phá vỡ. Nhiều chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giết hại. Ngày nào miền Nam cũng có đầu rơi máu chảy. Báo chí của Đảng, của các cá nhân, tổ chức, yêu nước, tiến bộ cũng nằm trong hoàn cảnh chung đó. Đa số im hơi lặng tiếng hoặc cho đăng những bài vô thưởng vô phạt. Có tờ thì tự giải tán. Tờ Nhân loại bị rút giấy phép. Trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền Sài Gòn, Xứ uỷ đã ra chỉ thị cho tờ Hoà bình thống nhất tạm thời đóng cửa. Các nhà báo cách mạng ai bị lộ thì chuyển lên các chiến khu, số còn lại thì chuyển nghề khác chờ thời cơ. Trần Bạch Đằng cùng các cơ quan đầu não của Xứ uỷ phải tạm lánh sang Nam Vang (Phnompênh - Campuchia). Cuối những năm 1950, Trần Bạch Đằng được bầu làm Tổng thư kí của Hội những người kháng chiến cũ. Hội chủ trương ra tờ Vùng lên phát hành từ Phnompênh về đến Sài Gòn, Báo in Stencil khổ to do Nguyễn Văn Hiếu trình bày, Trần Bạch Đằng đảm nhiệm các mục xã luận, bình luận. Ngay trong số 1, báo đăng lời hiệu triệu những người kháng chiến cũ đoàn kết chống lại chế độ Mĩ - Diệm. Vì tình hình chung lúc đó, tờ báo chỉ hoạt động cầm chừng, không mở rộng được phạm vi hoạt động. Đầu năm 1960 trở đi, khi tình hình chính trị đã bớt gay gắt, các cơ sở cách mạng dần được phục hồi, Xứ uỷ quyết định trở về Việt Nam. Các vùng giải phóng lúc này đã được mở rộng, lực lượng cách mạng ngày càng lớn mạnh, từng bước giành lại thế chủ động tại các vùng nông thôn. Đây chính là lúc báo chí cần làm tốt vai trò của mình. Được sự ủng hộ từ Trung ương, Xứ uỷ Nam kì gấp rút đầu tư cơ sở vật chất xây dựng Đài Phát thanh Giải phóng, củng cố Thông tấn xã Giải phóng, gây dựng lại hệ thống báo chí cách mạng. Ngoài việc chỉ đạo chung, Trần Bạch Đằng còn tham gia viết bài cho hàng loạt tờ báo như Đài Phát thanh Giải phóng, nội san Học tập, báo Tiền phong, báo Giải phóng... Ông kí nhiều bút danh, nhưng nhiều hơn cả là những cái tên Trần Quang, Đại Nghĩa. Từ những năm này cho tới khi thống nhất đất nước (1975), Trần Bạch Đằng là một trong những người có công rất lớn đối với sự nghiệp phát triển báo chí cách mạng Nam bộ. Tháng 4.1965, Trần Bạch Đằng được bầu vào Khu uỷ, tiếp tục phụ trách khối Tuyên huấn. Thực hiện chỉ thị của Đảng, Trần Bạch Đằng chỉ đạo báo chí tập trung vào một số nội dung đấu tranh chính: Kêu gọi quần chúng nhân dân đoàn kết ủng hộ cách mạng, đòi Mĩ về nước, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, thực hiện tự do dân chủ, bảo vệ và phát huy văn hoá dân tộc... Ông cùng các đồng chí đang hoạt động trong nội thành xây dựng các cơ sở ấn loát in truyền đơn, tờ rơi, xuất bản các tờ Ngọn cờ Gia Định, Tri thức mới. Đồng thời ông cũng tìm cách giác ngộ những kí giả, những chủ báo tiến bộ, yêu nước tạo điều kiện cho các nhà báo cách mạng tham gia viết bài. Ông còn động viên những người chưa có tên trong sổ đen của địch ra báo công khai. Đáng kể trong số này có các tờ Hồn trẻ của Thành Đoàn thanh niên, Tin văn của Đảng uỷ văn hoá văn nghệ. Trong số báo chí yêu nước, cách mạng thời kì này đông đảo nhất vẫn là loại báo bán công khai. Trần Bạch Đằng rất ủng hộ cho các hội, đoàn thể ra báo như Tổng hội sinh viên, Tổng đoàn học sinh, các trường học, tổ chức phụ nữ, tổ chức văn hóa, các nghiệp đoàn lao động. Loại báo này len lỏi khắp nơi, chính quyền Sài Gòn không làm gì được đành làm ngơ. Nhiều cảnh sát còn bí mật phát hành báo hộ học sinh, sinh viên. Đối với loại báo này Trần Bạch Đằng chủ trương “không tính hay, dở, miễn không chống cách mạng”. Ông còn chỉ đạo các tổ chức chính trị như Mặt trận quốc gia tiến bộ, Lực lượng bảo vệ văn hoá dịch các thông cáo, tuyên bố của cách mạng ra tiếng nước ngoài phát tán rộng rãi như một dạng báo. Đất nước thống nhất, non sông liền dải. Có thể nói, để có được chiến thắng 30.4.1975, công lao của báo chí là không nhỏ, trong đó có vai trò vô cùng tích cực của Trần Bạch Đằng. Trước cuộc sống bộn bề của vùng đất mới được giải phóng, với cương vị thường trực Ban Tuyên huấn TW cục, ông lại lao vào lo toan cho đài Truyền hình phát sóng, mở rộng quy mô hoạt động cho thông tấn xã Giải phóng, xuất bản gấp tờ Sài Gòn giải phóng. Ngoài những tờ báo trên, ông cộng tác đắc lực, thường xuyên với Đại đoàn kết, Văn nghệ, sau này có thêm Tuổi trẻ TP HCM, Công an TP HCM... Bề bộn công việc như vậy, nhưng cứ tối thứ bảy ông lại vận bộ bà ba, chít khăn rằn tới nhà văn hoá thanh niên diễn thuyết trước đám đông hàng nghìn người. Có những người tuần nào cũng đến dự, không phải để nghe ông nói chuyện, mà để chiêm ngưỡng người hùng, thần tượng của họ. Do làm việc quá căng thẳng, lao lực, cộng thêm di chứng của các trận đòn thù trước đây, sức khoẻ Trần Bạch Đằng suy sụp rất nhanh. Năm 1977 Nhà nước buộc ông phải sang Liên Xô sau đó là Hunggari, Đức chữa bệnh. Khi về nước ông ở lại miền Bắc một thời gian khá dài. Tại đây ông đã có dịp đi khắp các huyện Bắc bộ, kể cả những địa bàn xa xôi hẻo lánh như Mèo Vạc, Hồ Ba Bể, Bản Trang, Vũ Thắng. Nhiều vùng đất đã để lại dấu ấn sâu đậm trong các bài viết của ông. Có những bài ký nổi tiếng như ở vùng cao Việt Bắc được đăng 5 kỳ trên báo Nhân dân (từ số 8639 ra ngày 5.1.1978 đến số 8643 ra ngày 10.1.1978), hiện tượng này trên báo Nhân dân là không có nhiều. Có những đoạn của bài báo tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng, nóng bỏng nhưng đáng tự hào, trân trọng: “Lần thứ hai tôi lên thăm khu gang thép Thái Nguyên, đứa con đầu lòng của nền sản xuất cơ khí vượt muôn vàn khó khăn với niềm tự hào: Tự chính lòng đất đã sinh ra thỏi thép Việt Nam. Tôi hiểu thêm một ít bước đường công nghiệp hoá của chúng ta. Chúng ta nuôi thép bằng máu thịt, giống như chúng ta tạo lập cơ nghiệp trải qua bao thế hệ. Những dấu vết đổ nát vì bom đạn, những ngôi nhà đơn sơ dành cho công nhân, những luống rau ngay bên lò cao, những người thợ và kỹ sư thiếu ăn suốt ngày trong độ nóng... chỉ cho tôi cái gì là gian khổ để Tổ quốc được giàu mạnh”... Có thể nói, dưới thời bao cấp chứng kiến những khó khăn chất chồng của đất nước, nhìn những khuôn mặt võ vàng vì thiếu ăn, bệnh tật, Trần Bạch Đằng không cầm lòng được. Đảng - Nhà nước ta vừa tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, ngay lập tức Trần Bạch Đằng lao vào tìm hiểu lĩnh vực kinh tế. Ông hiểu rằng phát triển tuy không phải là con đường duy nhất, nhưng là quan trọng nhất để đưa nước ta thoát khỏi đói nghèo. Nhiều bài báo của ông sau này (1990) được nhà xuất bản Sự thật tập hợp lại trong cuốn Bút ký kinh tế bàn về các vấn đề: Chiến lược phát triển nông thôn, chính sách kinh doanh, khai thác nguyên liệu, du lịch, kinh tế đối ngoại, tiền lương... Có thể kể ra đây vài bài tiêu biểu: Suy nghĩ tản mạn về kinh tế đối ngoại, Chuyện đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, Hàng không - chiếc chìa khoá đầu tiên, Phú Quốc nhất định xứng đáng với tên của mình, Đồng lương - Thời cơ xây dựng chính sách mới... Nếu như Bút ký kinh tế chỉ là những cảm quan của riêng ông về một lĩnh vực hết sức rắc rối, phức tạp và chưa mang tính khoa học cao, thì ở cuốn An ninh kinh tế và kinh tế thị trường Việt Nam (Nxb Công an nhân dân ấn hành năm 1999) Trần Bạch Đằng trong những phần viết riêng đã chứng tỏ ông là một chiến lược gia có tầm nhìn xa trông rộng. Trong cuốn sách do ông chủ biên này Trần Bạch Đằng có cái nhìn hết sức tỉnh táo trước nền kinh tế thị trường, có những phán đoán của ông đã đi trước thời đại hàng chục năm. Nhờ có tính khoa học cao mà cuốn sách đã được dịch sang tiếng Anh, phát hành rộng rãi ở một số nước. Năm 1978 Trần Bạch Đằng trở lại TP HCM, đây là thời điểm Sài Gòn nói riêng, cả nước nói chung đang gặp phải những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Người dân thiếu ăn trầm trọng, có nhiều nơi phải ăn hạt “bo bo” trừ cơm, công nghiệp trì trệ, hầu như phải trông chờ vào viện trợ của các nước XHCN, xuất khẩu gần như là con số không. Pôn pốt – Yêngsary quấy rối biên giới Tây - Nam, nạn “Thuyền nhân” đẩy nước ta vào thế khốn đốn. Trong tình hình đó, Trần Bạch Đằng liên tục viết bài cho các báo Nhân dân, Sài Gòn giải phóng, Tin sáng tố cáo âm mưu phá hoại của kẻ thù, động viên nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn. Với cương vị phụ trách thường trực Ban dân vận TW, Trần Bạch Đằng đi khắp nơi, viết bài phản ánh đời sống mọi mặt của địa phương, góp phần ổn định tư tưởng người dân. Chiếc máy chữ của ông hầu như không có thời gian ngừng nghỉ. Cũng trong thời gian này ông đã cho xuất bản hai cuốn tiểu thuyết, trong đó Ván bài lật ngửa được chuyển thành kịch bản phim dài 8 tập, là bộ phim dài tập đầu tiên của điện ảnh Việt Nam. Trần Bạch Đằng viết rất nhiều. Bản thân ông cũng không nhớ nổi mình đã viết bao nhiêu bài báo, sử dụng những bút danh gì. Việc sưu tầm lại các bài đã đăng trên báo của ông là hết sức khó khăn, nhất là đối với giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Có những tờ báo bí mật ông tham gia giờ không thể tìm được, chúng chỉ còn cái tên trong hồi ức của ông, trong hồi ức của bạn bè, đồng đội ông hồi đó. Riêng từ ngày thống nhất đất nước đến nay ông đã viết hàng nghìn bài báo đăng trên hàng chục tờ báo từ Trung ương đến địa phương. Các bài báo đề cập đến nhiều lĩnh vực, nhưng tựu chung lại, tập trung chủ yếu ở 3 mảng đề tài: Thanh niên, Công an nhân dân và chống tiêu cực. Đã có lần ông bộc bạch: “Tôi yêu thế hệ trẻ bởi vì tôi yêu tuổi trẻ của chính tôi, dù đó là thời kỳ đầy dấu vết thô sơ”. Nhân kỷ niệm 65 năm thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam, Trần Bạch Đằng đã có bài báo để đời cho mình và cho đời. Đến nay, bài báo này vẫn còn được nhiều người tìm đọc. Ngoài viêc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của thanh niên đối với đất nước, ông bày tỏ nỗi băn khoăn, trăn trở trước những nỗi khó khăn của lớp trẻ đang phải vật lộn vượt qua: “Hàng ngày, quanh thanh niên là một xã hội tiêu thụ “bất cứ giá nào”, chế độ nhập hàng tiêu thụ thả cửa, kèm theo một không khí quảng cáo ồ ạt, gợi thèm muốn... thì khó tránh thanh niên lao vào hưởng thụ. Cả chuyện vụ lợi trong học hành – học dở, học dớt vẫn “trúng tủ” - tất yếu đẻ ra một đội ngũ bất tài vô hạnh lại đầy... tiền đồ”. Rồi ông đặt ra câu hỏi nặng như đá, như chì “Lớp trẻ trước kia đã từng dám bơi ngược giữa ngàn thác lũ và đã về đến đích, vậy còn lớp trẻ hiện nay, chẳng lẽ lại phó mặc cho dòng đời xô đẩy?”. Còn nhiều, nhiều lắm những bộc bạch, lời khuyên của một “chiến sỹ già đối với đám hậu sinh. Lời nhắn nhủ khi nghiêm khắc, khi ân cần quý giá như châu, như ngọc cả. Có thể kể ra đây một số bài tiêu biểu: Tiêu chuẩn của thanh niên thời đại ngày nay, Thanh niên - bạn là ai?, Đánh giá thanh niên - một vấn đề thời sự, nghề cán bộ đoàn, Nguyện vọng của một Đoàn viên sắp “cổ lai hy”... Nếu như khi đất nước còn ngập chìm trong khói lửa chiến tranh, anh bộ đội cụ Hồ luôn hiển hiện trong các bài báo của Trần Bạch Đằng, thì trong thời bình ông lại gửi gắm niềm tin vào lực lượng công an nhân dân. Trong suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc, với cương vị công tác đặc biệt của mình, Trần Bạch Đằng luôn được “nằm gai nếm mật” với những con người mà sau này họ đã trở thành những tên tuổi lẫy lừng của ngành công an như các đồng chí Trần Quốc Hoàn, Phạm Hùng, Lê Thanh Vân, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm, Nguyễn Tài... Những con người này đã để lại trong ông niềm tin về đức độ, tài năng. Niềm tin ấy giờ được ông chuyển sang cho lớp chiến sỹ trẻ, những người đang ngày đêm đổ xương máu, trí tuệ bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ cuộc sống bình an cho nhân dân. Bài viết về lực lượng công an nhân dân của Trần Bạch Đằng kể có đến hàng trăm. Những bài báo được nhà xuất bản Công an nhân dân tập hợp lại in trong cuốn Thanh kiếm và lá chắn (2004) chỉ chiếm một phần nhỏ trong số đó. Có thể nói hiếm có nhà cách mạng lão thành nào dành tình cảm tin yêu, trân trọng đối với ngành công an như ông. Mỗi bài là một nỗi trăn trở, một phát hiện về khía cạnh nào đó của ngành này. Khi thì ông tâm tình, vỗ về, lúc thì khắc khoải, động viên anh em vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Ông như người anh cả dạn dày sương gió truyền lại cho đàn em còn non dại những kinh nghiệm mà mình đã trải qua trong một hành trình đầy bão táp, phong ba. Tuy vậy, trong các bài viết của mình, Trần Bạch Đằng không bao giờ sử dụng thứ ngôn ngữ cao đạo của đấng bề trên. Bao giờ chúng cũng thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội. Trong bài Nghề công an, ông viết: “Chọn nghề công an, tức là chọn trách nhiệm, chọn phần gian khổ trong sự nghiệp xây dựng đất nước, tức gắn chặt đời mình với nghĩa vụ. Một lần chọn có nghĩa là không dứt ra được nữa, cho đến khi hết khả năng phục vụ. Chọn tức là yêu, hơn cả yêu, đam mê. Không đam mê thì tốt nhất đừng chọn công an, không phải một ngành kinh tế, không phải một ngành biểu diễn. Lợi và danh không có duyên với ngành công an. Làm kinh tế còn có lợi ích thứ ba, làm công an chỉ có một lợi ích: Giữ cho mọi công dân bình yên ngay khi họ ngủ. Biểu diễn văn nghệ được vỗ tay, làm công an không thể để tiếng hoan hô kích động...”. Nếu không phải người có đạo đức trong sáng, không yêu ngành công an, Trần Bạch Đằng khó có thể viết lên những lời gan ruột như thế. Nhưng cũng có lúc ông tỏ ra giận dữ trước những tiêu cực của ngành này. Giận dữ đấy nhưng không ghét bỏ được. Đó là thứ giận dữ trước đứa con hư. Những bài báo viết bằng trái tim như trên của Trần Bạch Đằng còn nhiều, nhiều lắm có thể kể thêm ra đây tên vài bài báo tiêu biểu: Lại bàn thêm xung quanh nghề công an, Công an nhà mô phạm, Công an nhà giáo dục, Công an nhà cải tạo... Bài nào cũng là máu, là thịt của ông. Chúng như những bậc thang nhỏ nhoi đưa con người ta đến với những bến bờ hạnh phúc. Tuy đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, Trần Bạch Đằng đâu có được một ngày trọn vẹn hưởng thú vui bên con cháu. Ông vẫn từng giờ, từng phút dõi theo tình hình đất nước. Ông vui trước những đổi thay của đất nước, nhưng cũng ngay lập tức quên hết những bệnh tật đang mang trong mình, ông bày tỏ sự phẫn nộ trước những thói hư, tật xấu, tiêu cực của xã hội. Năm 2004 khi xảy ra vụ nhận hối lộ ở Bộ Thương mại, Trần Bạch Đằng viết bài Vụ Mai Thanh Hải – không cá biệt. Chỉ cần qua cái tiêu đề này người đọc cũng có thể hiểu Trần Bạch Đằng muốn nói về vấn đề gì. Ông coi cha con Mai Văn Dâu phạm tội chỉ là hệ quả tất yếu của một quá trình đổ vỡ đạo đức xã hội. Lối viết quen thuộc của Trần Bạch Đằng là phê phán, phơi bày để cảnh báo. Cái mà ông nhắn tới bao giờ cũng thuộc lĩnh vực nhạy cảm nhất. Ông không kiêng dè ai bất cứ thứ quyền uy nào. Đây là thứ bản lĩnh chỉ những người lính cách mạng chân chính mới có. Ông thẳng thắn quy trách nhiệm: “Bộ trưởng Trương Đình Tuyển là một trong những người được dư luận chung đánh giá, ngoài tinh thần tận tuỵ, ngoài khả năng quản lý ngành thương mại quốc gia, là một cán bộ gương mẫu ở Bộ Thương mại cũng như ở tỉnh Nghệ An. Song thắc mắc của nhiều người - trong đó có thắc mắc của tôi - là tình hình như thế (Vụ Mai Văn Dâu) sao lại kéo dài trước mắt đồng chí Bộ trưởng”. Trước sư việc bán độ của một số cầu thủ của U23 Việt Nam tại SeaGames Philippines, Trần Bạch Đằng tỏ thái độ phẫn nộ “Giữa lúc mọi người dân Việt Nam dù đang sinh sống ở đâu cũng đang cố gắng hết sức mình vượt mọi khó khăn và vươn lên tầm cao mới trong cuộc chạy đua cực kỳ khẩn trương vì dân giàu nước mạnh thì với những hạng người bán rẻ tất cả để thu nhiều nhất lợi lộc, quyền thế, đúng là tội ác khó dung tha...” Thay mặt nhân dân cả nước ông yêu cầu “Đã đến lúc, theo tôi chính Thủ tướng Chính phủ và Ban khoa giáo TW cần xắn tay áo vào một vụ, ta gọi đích danh “Chuyên án bóng đá SeaGames Philippines”. Malaysia từng khốn khổ giống như ta đang khốn khổ, nhưng Chính phủ Malaysia quyết tâm làm sạch bóng đá và bóng đá Malaysia phát triển. Chắc ở Việt Nam tình hình không đến nỗi khó hơn Malaysia”. Những lời tâm huyết trên không riêng gì Trần Bạch Đằng, nhiều người làm báo khác cũng viết được. Điều đáng nói là chúng lại được thốt lên từ miệng một ông già đang ngày càng gần đất xa trời, đang phải từng ngày từng giờ từng phút chống chọi với bệnh tật. Chúng như những sợi tơ vàng cuối cùng mà con tằm cố nhả ra để chau chuốt cho đời. Chúng ta biết ơn và mong muốn ông được nghỉ ngơi. Nhưng không hiểu sao, mỗi khi giở tờ báo lúc sáng sớm, ai trong chúng ta cũng ước ao được đọc thấy cái tên Trần Bạch Đằng ký ở cuối bài báo nào đó. Cái tên thật nhỏ bé, dung dị và cũng đầy kiêu hãnhr

Quay lại trang “Trần Bạch Đằng”.