Thảo luận:Triệu Vũ Vương

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Trần Anh Mỹ trong đề tài Triệu Đà thật sự cho con trai Trọng Thủy ở rể An Dương Vương?
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Về hàng sửa

Về hàng là cách nói khi Triệu Đà vào tận Tràng An "nộp mình" chầu vua Hán. Đây chỉ là sự thần phục từ xa, nên tôi sửa đổi tên đề mục bài này--Trungda 04:26, 13 tháng 10 2006 (UTC)

Niên đại sửa

Triệu Đà trị vì, lập nước Nam Việt, xưng vương... vào năm 207, 206, 204 hay 203 trước Công nguyên? Trong bài, mỗi đoạn viết một khác. Avia (thảo luận) 01:46, ngày 9 tháng 11 năm 2007 (UTC)Trả lời

"Hán Việt dung hợp" sửa

Sau khi tới thủ phủ Long Xuyên (ngày nay là thị trấn Đà Thành huyện Long Xuyên) nhậm chức, Triệu Đà áp dụng chính sách "hoà tập Bách Việt" đồng thời xin Tần Thuỷ Hoàng di dân 50 vạn người từ Trung Nguyên đến vùng này, tăng cường chính sách "Hán Việt dung hợp" (hòa lẫn Hán và Việt).

Theo tôi thì vào thời Tần chưa có khái niệm người Hán thì làm sao có chính sách "Hán Việt dung hợp" được nhỉ ?Lecoeurl (thảo luận) 13:07, ngày 23 tháng 1 năm 2008 (UTC)lecoeurlTrả lời

Hôm nay ngày 18 tháng 12 năm 2012, tôi đóng góp 2 ý kiến sau: 1- Trước thời Tần Thuỷ Hoàng đã có khái niệm người Hán rộng rãi khắp vùng có văn hoá Hán, nói tiếng Hán, viết chữ Hán, và họ khao khát một nước Hán thống nhất. Vì thế họ đã phò lên vị Hoàng Đế Đàu Tiên của người Hán. Đó là nhà Tần. 2- Triệu Đà nói "Hán Việt dung hợp" nhưng không đem người Việt vào Trung Nguyên, mà lại đưa ngưòi Hán vào Nam Việt. Hành động đó cũng là hành động người da trắng đến châu Á và châu Mỹ. Kết quả là người Hán "khai hoá" người Việt, mà có cách gọi khác là "đồng hoá ra người Hán" hay "Hán hoá." Triệu Đà đã thành công trong ý đồ đó, và thành công trong việc lừa bịp người Việt mê tín y hàng nghìn năm sau nữa.Anhmytran (thảo luận)

Thọ sửa

Triệu Đà có thật là sống thọ 120 tuổi không? --118.71.144.254 (thảo luận) 01:17, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì như vậy. Theo Sử ký, không nói năm sinh, nhưng ông được giao cầm đầu 50 vạn người xuống Nam năm 214 TCN, mất 137 TCN. Như thế thì ít nhất khi làm tướng lãnh 50 vạn người cũng phải ngoài 20 tuổi => khi mất ít ra cũng 100, không ngoa.--Trungda (thảo luận) 08:56, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Gia phả sửa

http://www.vietnamgiapha.com/XemGhiChu/1820/huong_hoa.html vừa đọc bên đây, ko bít đúng hay sai Darkmoonblue (thảo luận) 08:48, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Không đáng tin. Vua Hùng đâu có mang họ Nguyễn? Giả thuyết này đã có ý kiến bác bỏ, đơn cử bài: "Triệu Đà mà là con cháu vua Hùng ư?" của Phan Duy Kha (2003). Sử liệu cổ nhất là Sử ký đã khẳng định quê ông ở Chân Định (Hà Bắc - TQ, nước Triệu cũ thời Chiến Quốc)--Trungda (thảo luận) 08:59, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Ý kiến IP sửa

Theo Sử ký của Tư Mã Thiên thì nước Nam Việt của Đà tồn tại tổng cộng 93 năm và bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN. Vậy tính ngược lên (theo cách tính của người Trung quốc) ta biết được Đà lập nước Nam Việt vào năm 203 TCN. Hơn nữa, cuối năm 207 TCN nhà Tần mới bị diệt, Đà nhân đó mới đánh chiếm Quế Lâm và Tượng quận. Vả lại khoảng cách từ Nam Hải đến Tượng quận khá xa, giao thông lại khó khăn, từ lúc hành quân đến khi đánh chiếm được Quế Lâm và Tượng quận phải hàng năm trời thì làm sao Đà lập nước ngay trong năm 207 TCN được. Vậy Đà lập nước năm 203 TCN.

Năm sinh Triệu Đà sửa

Theo wiki tiếng Anh, và wiki tiếng Trung thì Triệu Đà sinh năm 211 trước công nguyên mà, sao wiki tiếng Việt tới 257, trước tới 17 năm? Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 00:26, ngày 4 tháng 7 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nam mô a di đà Phật! Thiện tai! Thiện tai! Đà chỉ sinh năm 232 TCN thôi (cùng tuổi với Hạng Vũ). Theo Sử ký và Hoài Nam tử thì sau khi Đồ Thư( Tuy) chết mới sai Đà đem quân đóng giữ đất Việt. Sau khi lập 3 quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng năm 214 TCN, Đồ Thư( Tuy)tiếp tục tấn công sâu vào lãnh thổ người Việt, bị thất bại và chết. Năm 213 TCN Đà mới mang quân xuống trấn giữ và chuẩn bị mở cuộc tấn công mới. Vậy Triệu Đà thọ 95 tuổi ( 232 TCN-138 TCN. Còn vì sao trong thư gởi Hán Văn Đế năm 179 TCN Đà lại nói " Lão phu ở Việt đã 49 năm..." thì tôi có một chyên đề về tuổi thật của Triệu Đà. Xin liên hệ congluan75@gmail.com. Chào!

Năm 257 TCN là căn cứ theo Đại Việt sử ký toàn thư - tài liệu gần như duy nhất nói về năm sinh của Triệu Đà. Chưa rõ căn cứ nào nói tới năm 232 TCN (cùng tuổi Hạng Vũ), thực ra năm này cũng không có lý vì khi đó ông mới 18 tuổi, không phải người hoàng tộc thì khó mà "thành đạt" tới mức được lãnh trọng trách cầm đầu số người lớn như vậy (thời cổ 50 vạn là dân số 1 châu lớn). Còn từ câu "Lão phu ở Việt đã 49 năm..." chưa rõ ghi trong sách nào; dù có thì chỉ có thể suy ngược lại rằng "lão phu Đà" ở Việt 49 năm, nhưng khi đến Việt "lão phu Đà" bao nhiêu tuổi thì... "lão" lại không nói nên chẳng ai rõ.
Còn nữa, Đồ Thư đi từ năm 218 TCN (Hoài Nam tử ghi), còn Triệu Đà năm 214 TCN mời được sai đi (Sử ký), bởi thế không rõ căn cứ nào mà trong bài ghi Triệu Đà là phó tướng của Đồ Thư?--Trungda (thảo luận) 10:07, ngày 8 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Triệu Đà thật sự cho con trai Trọng Thủy ở rể An Dương Vương? sửa

Hôm nay ngày 02/03/2017. Đây hẳn là truyền thuyết. Triệu Đà không có con trai nào tên là Trọng Thủy cả. Chuyện ở rể cũng không có. Ngay An Dương Vương và Mỵ Châu cũng không có sử sách đáng tin nào ghi nhận. Thành Cổ Loa cũng rất ít được nghiên cứu và có rất ít những di tích đáng thuyết phục rằng Cổ Loa là một thành lũy của một vương quốc. Thế mà trong bài, thì kể chuyện Trọng Thủy cứ như thật. Tôi đề nghị chúng ta xóa bỏ "tư liệu lịch sử" này đi. Chỉ có thể coi nó là truyền thuyết thôi. Trần Anh Mỹ (thảo luận) 18:00, ngày 3 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Triệu Vũ Vương”.