Thảo luận:Vòng tuần hoàn nước

Dự án Địa chất
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Địa chất, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Địa chất học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Nước chảy xuôi thì thường nước chảy ngược mới là đẹp sửa

Qua lao động người xưa rút ra nhận xét nước chảy xuôi không chảy ngược, nhưng ngày nay người ta hay nói "nước chảy xuôi thì thường nước chảy ngược mới đẹp".

Trong thiên nhiên chúng ta vẫn thường gặp dòng chảy ngược còn gọi là dòng đối lưu, muội nước, giếng nước phun hoặc hiện tượng bơm va nhưng quan trọng nhất là hiện tượng mao dẫn làm nước chảy ngược từ dưới đất lên lá cây nhờ vậy có thực vật, động vật. Lượng nước này không nhỏ chút nào và có vai trò quyết định đến sự sống và vẻ đẹp của thế giới.Meomeo 10:16, 18 tháng 8 2006 (UTC)

Hình như còn thiếu cái hình ở mục "dòng chảy mặt": Hình biểu diễn dòng chảy mang cát bùn từ một con đường chảy vào một lạch nhỏ trong một trận mưa. Hình vẽ biểu diễn dòng chảy mặt (dòng chảy ra từ con đường) chảy vào một con lạch nhỏ như thế nào..

Trong bài Rừng khối lượng thực vật trên trái đất khoảng 53 tỷ tấn sinh khối, trạng thái khô tuyệt đối là 64% tức chứa 36% nước khoảng 19 tỷ tấn nước tức 19.000 km3 nước lớn hơn lượng nước có trong khí quyển vào khoảng 12.900 km3, tại bất kỳ thời điểm nào. Đó là chưa kể đến lượng nước và bốc hợi của hệ thống động vật mà riêng loài kiến đã lên đến hàng tỷ tấn, bài đã nhắc đến sông, suối, hồ mà chưa nói đến lượng nước rất lớn này, nó có quy luật vận động khác với nước mặt, nước mưa, nước ngầm là chảy ngược nhờ mao dẫn, thẩm thấu qua màng tế bào và có ảnh hưởng quyết định đến thời tiết, khí hậu quả đất, nếu không có hiện tượng mao dẫn thì quả đất sẽ bị sa mạc hóa toàn bộ và vòng tuần hoàn nước sẽ khắc nghiệt hơn rất nhiều. Điều này có ghi trong sách giáo khoa phổ thông. Meomeo 02:15, 21 tháng 8 2006 (UTC)

Cảm ơn bạn. Tôi đã xóa câu đó. Nếu bạn có dịp, xin bạn sẵn wiki hóa nội dung bài luôn. Nguyễn Hữu Dng 03:05, 21 tháng 8 2006 (UTC)

Bài viết theo tôi là được rồi không rõ cần wiki chỗ nào nữa. Theo sách giáo khoa phổ thông cũ mà tôi đã học, nó còn thiếu mấy ý.

  1. Nguyên nhân gây ra vòng tuần hoàn nước: quang năng của mặt trời.
  2. Lực vật lý chi phối: lực hấp dẫn, lực căng bề mặt,trọng lực, hiện tượng ướt, thẩm thấu.
  3. Tôi đã quên mất về lực hấp dẫn rồi. Hình như là lực hấp dẫn giữa các phân tử nước quyết định nhiệt độ hóa hơi (100 độ C) và nóng chảy 0 độ C, nhờ lực hấp dẫn và lực căng bề mặt mà có hiện tượng hút nhau giữa các hạt nước nhỏ trên các tầng mây tạo ra giọt nước lớn gây ra mựa cũng như băng tuyết ở địa cực. Lực hấp dẫn giữa quả đất và giọt mưa tạo ra trọng lực hút giọt nước rơi xuống.
  4. Các hiện tượng thẩm thấu, mao dẫn hoặc hiện tượng ướt hình như cũng được giải thích là do lực hấp dẫn. Nhưng lần này thì nước không còn chảy xuôi mà chảy ngược hoặc chảy lung tung trong cơ thể động thực vật cũng như khe đá, lỗ rỗng. Đây là điều mà người ta nhấn mạnh và cho là nguyên nhân tạo ra cái đẹp.
  5. Người ta còn nhấn mạnh đến việc làm chậm chu kỳ vòng tuần hoàn nước qua việc làm thay đổi khí hậu, hấp thụ một phần quang năng vào ban ngày và giữ lại một phần quang năng vào ban đêm của thực vật và khí quyển.
  6. Người ta còn chú ý đến lượng nước có trong động thực vật, hơi nước qua lá, da, hơi thở, thảm thực vật và lớp mùn bên dưới đối với dòng chảy mặt và ngầm.
  7. Người ta còn định nghĩa về các dòng sông tự biến mất khi gặp phải vùng cát,khe đá rỗng và hình như là "dòng sông chết", còn "dòng sông cụt" dòng sông là chảy vào khe núi, hồ mà không có đường chảy ra khác.

Lâu quá không còn nhớ bài học nữa rồi. Không dám viết bừa đâu, xin nhường việc đó lại cho các bạn.Meomeo 10:55, 22 tháng 8 2006 (UTC)

Quay lại trang “Vòng tuần hoàn nước”.