Thảo luận:Vương tước

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Cây ali trong đề tài Đại Vương

Tước

sửa

Theo Cao Dai tu dien thì tước là danh vị cao quí được vua phong thưởng cho bề tôi có công .http://www.caodaism.org/CaoDaiTuDien/p/p1-094.htm

Còn Hoàng đế lại là danh xưng, danh hiệu của Vua. Meomeo 09:06, 30 tháng 8 2006 (UTC)

Vậy đổi tên mục từ thành Vương (danh hiệu) cho chính xác hơn? Nguyễn Thanh Quang 10:27, 30 tháng 8 2006 (UTC)
Theo tôi tước là cái mà vua cho, còn đối với bản thân vua thì còn ai cho ngoài trừ trời, mà trời có phong tước cho vua hay không, vì tước thì có bổng lộc, mà vua thì đã sở hữu tất cả những gì có thể sở hữu rồi. Với lại các danh xưng này đều do các vị vua khởi đầu các triều đại bàn bạc với các vị Nho học nổi tiếng tạo ra, rồi gán thêm các nghĩa tốt đẹp để tuyên truyền tính chính thống và mệnh trời theo kiểu chiến tranh tâm lý với các bộ tộc cũ cũng như tầng lớp quý tộc cũ, nó cũng làm an lòng các cận thần có nguồn gốc từ bộ tộc cũ để dễ bề chữa thẹn với các nhà Nho "chỉ thờ 1 chủ".
Như vậy thì Vương, Đế, Hoàng, Bá Vương đều đã là các danh hiệu của vua, sau này Vương trở thành tước. Nếu bây giờ Trung Quốc trở lại thời phong kiến chắc chắn vua mới phải dùng từ khác chứ không thể dùng từ Hoàng Đế được nữa, không ai thích "con trời" mà bị thần dân giết dù là con trời nhà Thanh, chẳng lẽ để tụi nhỏ đọc ra rả "Hoàng Đế" Phổ Nghi bị phế truất thì còn gì là tôn nghiêm của danh vị "Hoàng Đế"? Và lúc đó "Hoàng Đế" lại trở thành tước phong cho công thần các tiểu bang thôi. Từ Hoàng Đế là từ có ý nghĩa chính trị của các nhà Nho thời phong kiến thôi, ngày nay họ đều là vua như nhau cả.
Đây cũng là một quy luật vay mượn của ngôn ngữ, người ta vay cách phát âm một từ đồng nghĩa làm từ trừu tượng hơn như vĩ đại là to lớn trong tiếng Trung Quốc nhưng được dùng với nghĩa trừu tượng trong tiếng Việt.
Tôi không rõ và cũng chẳng có cuốn tự điển nào để kiểm tra cả. Tôi có sửa lại bài Hoàng Đế, Nguyễn Thanh Quang giỏi chữ Hán xin xem lại giúp. Meomeo 04:00, 31 tháng 8 2006 (UTC)
Chữ Hán thì tôi cũng phọt phẹt lắm, ở đây có nhiều thành viên siêu hơn nhiều. Tôi giúp được gì thì sẽ giúp. Về chữ tước bạn có thể tra tại [1], [2]; chữ vương thì [3], [4]. Theo đấy thì vương cũng có nghĩa "tước" như trong quận vương, chắc là vì lý do như bạn nói. Nguyễn Thanh Quang 05:24, 1 tháng 9 2006 (UTC)

Có ai giải thích cho mình chữ "Công" "Hầu" và "Bá" không? Trần Quang Thanh Xuyên 2 tháng 10 2007

Sách Lễ ký-Vương chế viết: "Vương giả chi chế lộc tước, Công, Hầu, Bá , Tử, Nam phàm ngũ đẳng". Công, Hầu, Bá, Tử, Nam lúc đầu là tôn xưng, sau đó phát triển thành "tước". Nguồn gốc từ Trung Hoa, đời nhà Thương. Khi mới đặt chỉ phong cho Hoàng tộc, sau đó mở rộng ra cho cả đại thần. Vua phong cho những người có công trạng...
Thời Lý ban tước lấy tước Vương, Công làm đầu. Lê Thánh Tông định quan chế các tước có: Vương, Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Quy chế văn võ rõ ràng, từ sau đó các đời noi theo không quá lạm. Lưu Ly 15:32, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nghĩa là các vị tự nghĩ mình là cao quý hơn người cần có một từ tốt đẹp dành riêng để gọi, nhưng sau đó nó bị các ông Vua to hơn đem cho các công thần khác dùng, làm cho từ ngữ này ngày càng được dùng nhiều, tùm lum, mất giá và lạm phát.
Có ai giải thích dùm cho các tước học sinh khá, học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, học sinh xuất sắc, học sinh giỏi chất lượng cao. Các loại xe tốc hành, xe chất lượng cao. Đảng viên 4 tốt, đảng viên chất lượng cao, chi bộ vững mạnh, chi bộ chất lượng cao ...
Đất được phong cho các vương và bá chư hầu gọi là gì? Có phải là quốc và gia hay không. Từ nguyên "quốc gia" là đất của chư hầu? Nghilevuong 01:10, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chữ Hán với chữ Nho thì có gì khác nhau? Khương Việt Hà 05:06, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

Giống nhau, tại sao thấy thừa/sai mà ko sửa? Lưu Ly 05:18, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

iw

sửa

Cho em hỏi bài này có iw tới ngôn ngữ khác không? Magnifier () 04:54, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Vương" tương đương với nhiều chức khác nhau trong văn hóa châu Âu: prince (như các prince của các công quốc), king của các vùng đất hay vương quốc nhỏ (mà vẫn thuộc vào một empire lớn hơn) và đôi khi là tương đương với grand duke như trong trường hợp các lãnh chúa Nga trước khi chức Tsar được tạo ra. Mekong Bluesman (thảo luận) 05:38, ngày 15 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời
Hiện nay interwiki đang móc với Prince trong tiếng Anh và 亲王 trong tiếng Trung, đúng hay sai? Tân (thảo luận) 12:15, ngày 8 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xem en:Prince thì nghĩa khá tương đương trên khá nhiều khía cạnh và hoàn cảnh; và thấy rằng nếu cứ theo cách dịch truyền thống "hoàng tử" xưa nay thì trong nhiều trường hợp sẽ không đúng về nghĩa.--Trungda (thảo luận) 17:52, ngày 8 tháng 7 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đại Vương

sửa

Hình như bài này thiếu tước Đại Vương thì phải --Boo aye (thảo luận) 18:11, ngày 27 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời

Boo aye bít thì ziết lun đi.--Cây ali (thảo luận) 17:42, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Vương tước”.