Thảo luận:Vụ án Trịnh Vĩnh Bình

Bình luận mới nhất: 5 năm trước bởi Anhdonald trong đề tài VOA hơi nhiều đó

Kết quả vụ án sửa

Thế cuối cùng kết quả vụ kiện thế nào? Trịnh được trả lại tiền hay thua kiện? Điều này không thấy được đề cập trong bài. Arc Warden (thảo luận) 10:28, ngày 29 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mình nghĩ là họ thỏa thuận ngầm với nhau về số tiền bồi thường. Hai bên đồng ý, thì không có bên nào than phiền nữa. DanGong (thảo luận) 11:07, ngày 29 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thông tin lổi thời, cần cập nhật sửa

Bài viết nói vụ án sẽ được xử tháng 12 năm 2005 và dự đoán tiêu tốn hàng trăm triệu đô la. Năm nay là năm 2014 rồi, thông tin quá lổi thời.Lê Sơn Vũ (thảo luận) 17:00, ngày 2 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Rất tiếc là chỉ có tin về phản ứng của chính phủ Việt Nam năm 2006, nhưng cũng không rõ ràng. Mình tình cờ đọc về hậu vụ án, nên mới đưa lên. Rất tiếc là đã làm cho bạn thất vọng. DanGong (thảo luận) 19:42, ngày 2 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thông tin không liên quan sửa

Tôi dời các thông tin về việc một số cơ quan chính phủ bị kiện quốc tế sang đây vì:

1- Các thông tin này không có một chút liên quan nào đến vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình.
2- Liên đoàn bóng đá Việt Nam là tổ chức xã hội thể thao, không phải là cơ quan của Chính phủ Việt Nam.
3- Vietnam Airline là doanh nghiệp, hoạt động theo luật doanh nghiệp, không phải là cơ quan của Chính phủ Việt Nam. --Двина-C75MT 02:30, ngày 30 tháng 8 năm 2017 (UTC)--Trả lời

Các cơ quan chính phủ khác bị kiện quốc tế sửa

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam sửa

Ngay sau khi bị sa thải hồi tháng 8/2002, HLV Letard đã khởi kiện LĐBĐ Việt Nam lên Ủy ban tư cách kỷ luật của FIFA và bị xử thua. Theo phán quyết hồi đó, LĐBĐ Việt Nam chỉ phải đền bù 3 tháng lương và phụ phí (khoảng 35.000 USD). Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA, ông Letard tiếp tục kiện lên Toà án trọng tài thể thao quốc tế (CAS, nằm ngoài FIFA và xử theo luật Thuỵ Sỹ). Biết thông tin này, Liên đoàn cũng chẳng gửi bất cứ một bản thanh minh, tường trình nào cả mà mặc kệ ông Letard thoải mái "vạch tội". Thế rồi, giữa tháng 10/2004, VFF đã choáng váng khi nhận phán quyết từ Toà án này, yêu cầu LĐBĐ Việt Nam đền bù 197.800 USD (khoảng 3 tỷ đồng trong khi khoản tiền tài trợ cho đội tuyển quốc gia trong năm 2005 chỉ có khoảng 3,7 tỷ đồng) cho ông Letard vì đơn phương phá vỡ hợp đồng với lý do không chính đáng. Nếu không nộp đúng hạn, đội tuyển bóng đá Việt Nam có thể sẽ bị FIFA cấm thi đấu quốc tế 2 năm. [1]

Vietnam Airlines vs. luật sư Maurizio Liberati sửa

1991 Vietnam Airlines ký hợp đồng chỉ định công ty Falcomar của Ý làm đại diện tại thị trường Ý. Theo luật sư Maurizio Liberati, nguyên đơn, thì ông này có làm một số công việc cho Vietnam Airlines trong khoảng thời gian từ 9/1991 đến 12/1992. Tới năm 1994, ông Liberati đã đưa đơn kiện lên toà án Roma yêu cầu công ty Falcomar và Vietnam Airlines thanh toán khoản tiền lên tới khoảng nửa triệu Euro. Năm 1994, thông qua đại sứ quán Ý tại Hà Nội, tòa án Roma đã gửi giấy triệu tập Vietnam Airlines để dự phiên xử nhưng đại diện hãng này đã không có mặt và phiên xử vẫn diễn ra theo luật pháp Ý. Tới tháng 3/2000 Tòa án Roma phán quyết Việt Nam phải bồi thường cho luật sư Ý 4.3 triệu euro. Tháng 2/2004 Vietnam Airlines nhận được thông báo của Uỷ ban đòi nợ và tịch biên của Pháp báo phong toả số tiền 1.3 triệu euro tại tài khoản ngân hàng BSP Pháp để thanh toán phán quyết của toà án Roma, kèm theo quyết định của tòa phúc thẩm Paris xác nhận số tiền HK Việt Nam phải trả tính cả lãi xuất phát sinh là gần 5.2 triệu euro. Ngày 9/3/2006, tòa phúc thẩm Paris đã bác đơn của Vietnam Airlines và buộc hãng này phải trả tiền bồi thường mà so với phiên sơ thẩm đã tăng tới một triệu euro, cộng thêm phí luật sư và tiền lãi. [2] [3]


Cảm ơn bạn Двина đã đưa vào đây thảo luận và cho nhận xét, một việc làm hay mình sẽ ứng dụng cách này. Khi đưa vào bài thì bản thân mình nghĩ vụ Trịnh Vĩnh Bình, ngoài vấn đề lợi dụng quyền lực để cướp tài sản của người khác mà luật pháp Việt Nam coi thường, còn là một vụ coi thường luật pháp, hiệp định quốc tế đưa đến việc hoang phí tiền thuế của người dân. Vụ án "Vietnam Airlines vs. luật sư Maurizio Liberati" cũng là một vụ tương tự vì đây là một doanh nghiệp nhà nước. Bạn có đồng ý không? Còn "Liên đoàn Bóng đá Việt Nam" nếu là một hiệp hội tư nhân thì cần xem xét là quỹ hoạt động của họ từ đâu ra, có được trợ cấp của ngân sách nhà nước hay không? Nếu có thì cũng là một vụ tương tự có thể nhắc tới. DanGong (thảo luận) 06:39, ngày 30 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
Bài viết cần tập trung vào đúng vụ việc TVB. Bạn có thể tạo mục Xem thêm để dẫn người đọc đến các nội dung liên quan. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 06:52, ngày 30 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời
Tên bài viết là "Vụ án Trịnh Vĩnh Bình". Vì vậy, đồng ý với Tuanminh01. Thứ hai: "Hiệp hội" là "Hiệp hội". "Chính phủ" là "Chính phủ". Ở Việt Nam không có bất cứ một hiệp hội nào là cơ quan của chính phủ hay cơ quan thuộc chính phủ. "Doanh nghiệp" là "Doanh nghiệp", "Chính phủ" là "Chính phủ". Chính phủ Việt Nam không đứng tên sở hữu hoặc góp vốn cổ phẩn ở bất cứ một doanh nghiệp nào cả. Vì thế, đừng đánh tráo khái niệm. --Двина-C75MT 04:56, ngày 2 tháng 9 năm 2017 (UTC)--Trả lời

VOA hơi nhiều đó sửa

Trong bài đã thấy khá nhiều nguồn VOA, đặc biệt ở những chi tiết quan trọng. Trang này là Wikipedia chớ không phải trang phát ngôn viên của VOA nên nhờ BQT xem xét lại, hoặc chèn thêm nguồn khác từ Chính phủ VN và 1 số nguồn khác. Hoà Hảo (thảo luận) 15:17, ngày 12 tháng 4 năm 2019 (UTC)Trả lời

  1. ^ “LĐBĐ Việt Nam thua kiện Letard vì thiếu hiểu biết và thờ ơ”. vnexpress. Bản gốc lưu trữ 29 tháng 8 năm 2017. Truy cập 29 tháng 8 năm 2017.
  2. ^ “Vietnam Airlines thua kiện 5.2 triệu euro”. BBC. Truy cập 29 tháng 8 năm 2017.
  3. ^ “Thua kiện, Vietnam Airlines phải bồi thường 5,2 triệu euro”. sggp. Bản gốc lưu trữ 29 tháng 8 năm 2017. Truy cập 29 tháng 8 năm 2017.
Quay lại trang “Vụ án Trịnh Vĩnh Bình”.