Thảo luận:Vụ Nổ Lớn

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Newone

Newone (thảo luận) 04:33, ngày 19 tháng 3 năm 2010 (UTC)Trả lời

Untitled

sửa

Supernovasao siêu hay siêu sao? Mekong Bluesman 07:33, 24 tháng 6 2005 (UTC)

tôi có nghe nói là siêu tân tinh.Tttrung 07:39, 24 tháng 6 2005 (UTC)

Còn B nghe thì Supernova = siêu sao mới Bunhia 08:24, 24 tháng 6 2005 (UTC)

  • Về dùng chữ

Theo tôi nếu chọn giữa "siêu tan tinh" và "siêu sao mới" thì chữ siêu tân tinh là hợp lý hơn chữ siêu sao mới vì "siêu" là tiếng Hán-việt nên ghép chung với "tân tinh" cũng Hán việt nghe sẽ thuận hơn là "siêu" "sao mới". Tuy nhiên ở đây ccả ba chữ "siêu sao", "siêu tân tinh", hay "siêu sao mới" đều không đủ nghiã. Lý do là vì cái định nghiã cuả supernova.

  • Về nghiã:
A supernova is a cataclysmic explosion caused when a star exhausts its fuel and ends its life. Supernovae are the most powerful forces in the universe. All of the heavy elements were created in supernova explosions.

hay là:

(More accurately, type II supernova.) When a star burns up all its fuel, it collapses and the released gravitational energy blows off its top layers, creating a supernova explosion. What remains of the star depends on its mass. Low-mass stars crush their atoms and become white dwarfs, about as big as Earth. High mass stars collapse into black holes whose gravity prevents any light from escaping. Stars with masses between those extremes collapse into neutron stars, consisting of extreme dense nuclear matter held together by gravity and nuclear force, with a radius of the order of 10 km.

Tôi nghĩ rằng có thể để nguyên dạng Anh ngữ cho đủ nghiã. Sự định nghiã cho thấy 2 yếu tố chứ không phải 1.

- Đây là một kiểu suy sụp trọng lượng và giải phóng năng lượng rất lớn
- Tạo ra các loại sao "lùn trắng", các "hố đen", hay các "sao trung hoà" (sao neutron)

Nếu muốn dùng siêu tân tinh thì có lẽ phải viết rõ thành cụm từ "vụ nổ siêu sao" hay vụ "vụ nổ siêu tân tinh" thì mới đủ nghiã. Hơn nữa ,chữ "vụ nổ siêu sao" tôi đã thấy được dùng trong rất nhiều tài liệu. Võ Quang Nhân 12:12, 24 tháng 6 2005 (UTC)

Tôi đồng ý với Nhân Võ về sự lủng củng của các từ siêu sao mới, sao siêu mới, siêu tân tinh, siêu tinh mới... vì chúng quên đi sự biến đổi trạng thái của một ngôi sao qua một vụ nổ. Dùng các khái niệm chính của supernova (và ngay cả nova) chúng ta có thể kiếm ra một từ thích hợp. Vì là một từ khoa học, nó có thể ở dạng Hán-Việt như hàng ngàn từ khác.
OK, Á Lý Sa (resident Hán expert), we have a job for you. "Stella", "explosion", "metamorphose"... combine them and come up with a Sino-Viet word, please.
Mekong Bluesman 18:03, 24 tháng 6 2005 (UTC)
Sorry các bác hôm nay ALS mới tình cờ đọc phần Talk này. Những thuật ngữ này cũng cần hiểu về chuyên môn mới dám dịch ;).--Á Lý Sa 9 tháng 7 2005 09:24 (UTC)

Sao siêu mới

sửa

Trước hết cần phân biệt hai khái niệm cơ bản: ngôi saohành tinh. Ngôi sao là các thực thể lớn, có thể tự phát sáng hoặc đã từng phát sáng. Mặt trời là một ngôi sao có khối lượng trung bình. Hành tinh là các thực thể nhỏ hơn các ngôi sao, không tự phát sáng, là vệ tinh của một ngôi sao nào đó. Ví dụ Hỏa tinh (còn gọi là hành tinh Hỏa), Mộc tinh (hành tinh Mộc). Trước đây, người ta gọi là sao Hỏa là vì người ta chưa biết nhiều về thiên văn học nên nhầm tưởng Hỏa tinh giống như các ngôi sao khác như sao Alpha trong chòm Nhân Mã.

Supernova, gồm có hai từ ghép lại: "super" (siêu) + "nova" (mới). Để chỉ những ngôi sao tái sinh. Thông thường các ngôi sao trung bình như mặt trời có tuổi khoảng 6 tỷ năm. Các ngôi sao mới hơn, có tuổi khoảng 3 tỷ năm. Supernova là từ dùng để chỉ các ngôi sao có tuổi rất ngắn (mặc dù nó là ngôi sao tái sinh), có những ngôi sao chỉ có tuổi khoảng vài trăm, vài ngàn năm, chính vì thế gọi là supernova. Ta nên dịch là sao siêu mới là vì chúng là các ngôi sao, có tuổi ngắn hơn các ngôi sao thường rất nhiều nên gọi là siêu mới.

Zạ Trạch 16:51, 24 tháng 6 2005 (UTC)

Đính chính: 1)Mặt Trời đã tồn tại được khoảng 4,7 tỷ năm và còn tiếp tục sống như hiện nay khoảng 5 tỷ năm nữa. 2)Mặt Trời cũng là sao tái sinh, nó thuộc thế hệ tái sinh thứ 3. Hầu hết các sao quan sát được hiện nay đều là sao tái sinh. Chỉ có một số rất ít nằm ở rất xa (và do đó rất cổ) là thế hệ đầu tiên sinh ra từ vật chất nguyên thủy ngay sau Big Bang. 3) Về supernovae, đã giải nghĩa (tiếng Anh) bởi User:Nhanvo, không liên quan đến việc sinh ra sao mới, mà liên quan đến cái chết của sao (dễ quan sát hơn với những cái chết của sao lớn, và do đó sống không lâu). Đó chắc là những gì được công nhận rộng rãi hiện nay.Tttrung 17:11, 24 tháng 6 2005 (UTC)

Tôi đồng ý với giải thích của Tttung hơn là với giải thích của Zạ Trạch: cái chết của sao hơn là ngôi sao tái sinh. Tuy nhiên, hai khái niệm này là một vì nova hay supernova là sự thay đổi của một ngôi sao từ một giai đoạn sang một giai đoạn khác qua một hình thức "nổ". Trong vũ trụ, ngoại trừ Big Bang, không có gì được "sinh ra" (vì nó đã có sẵn trong không-thời gian); và ngay cả black hole cũng không được xem là hoàn toàn "chết" (vì nó vẫn có bức xạ).

Để trở lại đề tài, tôi nghĩ là không nên dịch từng chữ cho super-nova vì khi chúng ta nói về sao mới hay sao chết, siêu hay bình thường, chúng ta không để ý gì đến sự thật của supernova: một sự nổ để đưa một ngôi sao sang một giai đoạn mới.

Mekong Bluesman 17:45, 24 tháng 6 2005 (UTC)

Tôi đọc lại và thấy là phải đồng ý với ý niệm tái sinh của Zạ Trạch hơn là ý niệm chết của Tttrung. Chết là hết, tái sinh bao gồm ý nghĩa thay đổi và biến đổi. Mekong Bluesman 17:52, 24 tháng 6 2005 (UTC)

Tôi nghĩ Zạ Trạch có một số cách hiểu chưa chính xác. Xin góp ý như sau: 1- không được viết "sao Hoả" mà phải viết "Sao Hoả" (chữ S viết hoa), cách gọi này không có gì là sai, nếu nói gọi Hoả tinh chính xác hơn thì xin hỏi anh/chị định gọi sao chổi, sao băng là gì??? Hiện nay chúng ta nên gọi "Sao Hoả", "Sao Mộc" và coi nó là tên riêng của các hành tinh, cũng không khác gì Mặt Trời, Mặt Trăng, nghĩa là từ "Sao" coi là 1 phần xủa tên riêng. 2- SuperNova không phải sao có đời sống ngắn. SuperNova haycòn gọi là sao siêu mới là các vụ nổ của các ngôi sao có khối lượng lớn khi chúng kết thúc vòng đời của mình. Lõi của nó khi đó sẽ co lại thành sao lùn rắng, sao neutron hay lỗ đen tuỳ theo khối lượng sao, còn lớp vỏ thì nổ tung vì chịu lực do năng lượng giải phóng từ các phản ứng tổng hợp hạt nhân nặng cuối đời ngôi sao. Sự nổ này ném vật chất và bức xạ vào vũ trụ. Ở xa chúng ta chỉ thấy nó loé sáng, giống như 1 ngôi sao bỗng nhiên mới xuất hiện và sáng khác thường nên gọi chúng là SuperNova. Sau 1 hoặc vài tuần vụ tàn dư bức xạ ánh sáng của vụ nổ sẽ không còn đến được mắt chúng ta nên ta coi đó là ;úc kết thúc hiện tượng, chứ không phải là sao tái sinh hay sao đời sống ngắn gì cả. Đặng Vũ Tuấn Sơn - Vietnam Amateur Club of Astronomy - www.thienvanvietnam.org Dang Vu Tuan Son 07:48, ngày 22 tháng 10 năm 2007 (UTC)Trả lời

chữ tinh 星

sửa

Xin lưu ý: Trong nghiã hán Việt thì chữ tinh (星) không phải để chỉ riêng các hành tinh mà để chỉ tất cả các loại ngôi sao chẳng hạn :

  • định tinh chỉ các ngôi sao tương đương với mặt trời.
  • tinh vân chỉ đám mây cuả hàng tỉ ngôi sao. trong đó bao gồm cả hành hành tinh , định tinh
  • Bắc đẩu tinh chỉ sao Bắc Đẩu (hay nghiã rộng là chòm sao Bắc đẩu)
  • Chiêm tinh gia những người coi sao đoán vận mệnh

Chữ tinh này có 5 nét thuộc bộ Nhật (曰)

Do đó, chữ tinh ở đây được dùng nghiã rộng. Nó hoàn toàn tương thích với chữ ngôi sao . tuỳ theo ngưòi định nghiã thích dùng kiểu Hán Việt hay kiểu Nôm hoá. Chữ siêu tân tinh hoàn toàn đồng nghiã với chữ sao siêu mới (khác ở đây là chữ siêu là Hán Việt sao mới là thuần Việt) Không có gì khác nhau thì người viết đề tài này có quyền tuỳ theo ý cuả mình mà định nghiã :)

Võ Quang Nhân 17:14, 24 tháng 6 2005 (UTC)

Thêm vào chữ Sao siêu mơí là chữ đã được viết theo kiểu hoàn toàn Nôm hoá (ám chỉ sự hình thành các ngôi sao vưà tái sinh tuổi rất ngắn như ZaTrach ghi rõ) nó hợp lý hơn so với chữ ban đầu siêu sao mới cuả Anh bunhia

Bản chất của super-novae là một cái chết ngoạn mục của sao. Tuy vậy, lúc mới quan sát thấy super-novae, người ta chưa biết bản chất này. Người ta chỉ thấy ở chỗ bầu trời đó, trước đây có màu đen (hoặc sáng rất yếu), nay bỗng thấy có một đóm sáng rất mạnh. Có super-novae, lúc mới nổ, sáng đến mức có thể quan sát bằng mắt thường, giữa ban ngày, đã được ghi vào lịch sử Trung Hoa. Vì sự xuất hiện đột ngột này, người ta đặt tên cho thiên thể đó cái tên "rất mới" (== super-novae). Đó là lịch sử của tên gọi này trong tiếng Anh. Bạn nào xem hộ Wikipedia tiếng Hán xem nó có tên gì. Tên tiếng Việt xin dành cho các bạn lựa chọn, phù hợp với lịch sử và/hoặc bản chất thiên thể này.Tttrung 18:51, 24 tháng 6 2005 (UTC)

+ Siêu sao mới = siêu tân tinh, nên B nghĩ có thể chọn 1 trong 2 từ nay, hơn là để từ tiếng Anh. Từ supernovae = vụ nổ siêu sao mới, từ supernova = siêu sao mới hiện . B nghĩ dùng từ siêu sao mới (hiện) chuẩn hơn dùng từ sao siêu mới bởi vì từ siêu ở đây đi kèm với từ sao, biểu thị độ lớn của sao chứ không phải đi kèm với từ mới, biểu thị đặc điểm ( mới - cũ) của sự vật. B cũng đồng ý với quan điểm của anh Da_Trach, vì đa phần, sau các vụ nổ siêu sao mới, thì lõi của ngôi sao đó chính là sao neutron , như vậy vụ nổ siêu sao mới sẽ tạo ra một ngôi sao khác, chứ không đơn thuần là sự giải phóng năng lượng bức xạ như các vụ nổ bình thường. Đọc từ siêu sao mới (hiện) nhẹ nhàng và thuần Việt hơn đọc từ siêu tân tinh, vì vậy ý kiến sau cùng của B là supernova = siêu sao mới (hiện)Bunhia 21:54, 24 tháng 6 2005 (UTC)

Mục lục bên phải

sửa

Không nên di chuyển mục lục qua bên phải, tại vì mục lục không dài đến nỗi, và những độc giả không nên phải scroll xuống để xem mục lục được. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:08, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Tôi có resolution hơi cao, cho nên chắc không thấy như bạn thấy. Tôi vừa lùi lại sửa hồi của tôi. – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 02:16, ngày 06 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Không biết có bao giờ con người có thể khẳng định là hiểu biết về vũ trụ nhỉ? Hình như khả năng về sự tồn tại của thời điểm này là xấp xỉ không?

Newone 10:38, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Sự cần thiết đổi tên bài

sửa

Trích dẫn:

Vụ Nổ Lớn (Big Bang) là một lý thuyết khoa học về nguồn gốc của vũ trụ. Lý thuyết đó phát biểu rằng vũ trụ được bắt đầu từ một điểm kỳ dị có mật độ vật chất và nhiệt độ lớn vô hạn tại một thời điểm hữu hạn trong quá khứ. Từ đó, không gian đã mở rộng cùng với thời gian và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn tạo ra một vũ trụ giãn nở như chúng ta thấy ngày nay.

Bài này là bài về Vụ nổ lớn hay bài về Lý thuyết Vụ nổ lớn? Có nên đổi tên bài thành Vụ nổ lớn (Lý thuyết) hay không? Cũng tương tự, với bài Hố đen?Newone 03:20, ngày 22 tháng 3 năm 2006 (UTC)Trả lời

Ý kiến của mình là không cần thiết! Khi người ta nói về vụ nổ lớn, tức là nói về lý thuyết vụ nổ lớn. Cá lẽ nên thêm một trang chuyển hướng thì đúng hơn...--Nguyễn Kim Kha -> (thảo luận) 15:37, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Nguyễn Kim Kha nói có lý, vụ nổ lớn là một lý thuyết. Chỉ khi nào có bài khác về vụ nổ lớn ở lĩnh vực khác mới cần đổi thành Vụ nổ lớn (vũ trụ học). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:31, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Vụ Nổ Lớn”.