Tiếng Anh cổ

(Đổi hướng từ Tiếng Anh Cổ)

Tiếng Anh cổ (Ænglisc, Anglisc, Englisc) hay tiếng Anglo-Saxon[2] là dạng cổ nhất của tiếng Anh, từng được nói tại Anh, nam và đông Scotland vào thời sơ kỳ Trung Cổ. Nó được mang đến đảo Anh bởi người Anglo-Saxon có lẽ vào giữa thế kỷ 5, và những tác phẩm văn học tiếng Anh cổ đầu tiên có niên đại vào giữa thế kỷ 7. Sau cuộc xâm lược của người Norman năm 1066, tiếng Anh bị thay thế, trong một thời gian, như ngôn ngữ của giới thượng lưu bởi tiếng Anglo-Norman, một ngôn ngữ gần gũi với tiếng Pháp. Trong khi đó, tiếng Anh tiếp tục phát triển thành dạng tiếp theo, gọi là tiếng Anh trung đại.

Tiếng Anh cổ
Ænglisc, Anglisc, Englisc
Một vài từ trong trang đầu Beowulf, với các từ "ofer hron rade", nghĩa là "trên con đường (biển) của cá voi". Đây là một ví dụ về phong cách văn của tiếng Anh cổ, gọi là kenning.
Phát âm[ˈæŋliʃ]
Khu vựcAnh (trừ cực tây nam và tây bắc), nam và đông Scotland, và phần dọc biên giới miền đông của Wales.
Phân loạiẤn-Âu
Phương ngữ
Hệ chữ viếtChữ rune, sau đó là chữ Latinh.
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2ang
ISO 639-3ang
Glottologolde1238[1]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Anh cổ phát triển từ một tập hợp các phương ngữ Anglo-Frisia hay German biển Bắc từng được nói bởi các tộc người German thường gọi là người Angle, người Saxon, và người Jute. Do người Anglo-Saxon dần thống trị Anh, ngôn ngữ của họ cũng dần thay thế các ngôn ngữ của Anh thuộc La Mã: tiếng Britton chung (một ngôn ngữ Celt, tiền thân của tiếng Wales), và tiếng Latinh (được mang đến bởi người La Mã). Tiếng Anh cổ có bốn phương ngữ chính, tương ứng với bốn vương quốc Anglo-Saxon: Mercia, Northumbria, KentTây Saxon. Phương ngữ Tây Saxon là cơ sở cho dạng chuẩn văn học của tiếng Anh cổ thời kỳ sau,[3] dù các dạng chính của tiếng Anh trung đại và hiện đại phát triển chủ yếu từ phương ngữ Mercia. Giọng nói tại phần đông và bắc Anh chịu ảnh hưởng nặng từ tiếng Bắc Âu cổ do sự cai trị của người Scandinavia bắt đầu từ thế kỷ thứ 9.

Dưới đây là văn bản Kinh Lạy Cha trong phương ngữ văn học West Saxon đã chuẩn hóa, với dấu macron để biểu thị nguyên âm dài:

Một bản ghi âm cách phát âm tiếng Anh cổ, đọc chậm
Dòng Nguyên bản IPA Bản dịch tiếng Anh hiện đại
[1] Fæder ūre þū þe eart on heofonum, /ˈfæ.der ˈuː.re θuː θe æɑrt on ˈheo.vo.num/ Father of ours, thou who art in heavens,
[2] Sī þīn nama ġehālgod. /siː θiːn ˈnɑ.mɑ je.ˈhɑɫ.ɡod/ Be thy name hallowed.
[3] Tōbecume þīn rīċe, /toː.be.ˈku.me θiːn ˈriːt͡ʃe/ Come thy riche (kingdom),
[4] ġewurþe þīn willa, on eorðan swā swā on heofonum. /je.ˈwur.ðe θiːn ˈwi.lːɑ on ˈeor.ðan swɑː swɑː on ˈheo.vo.num/ Worth (manifest) thy will, on earth as also in heaven.
[5] Ūre ġedæġhwāmlīcan hlāf syle ūs tō dæġ, /ˈuː.re je.ˈdæj.ʍɑːm.ˌliː.kɑn l̥ɑːf ˈsy.le ˈuːs toː.ˈdæj/ Our daily loaf do sell (give) to us today,
[6] and forġyf ūs ūre gyltas, swā swā wē forġyfað ūrum gyltendum. /ɑnd for.ˈjyf uːs ˈuː.re ɡyl.ˈtɑs swɑː swɑː weː for.ˈjy.fɑθ uː.rum ɡyl.ˈten.dum/ And forgive us our guilts as also we forgive our guilters[4]
[7] And ne ġelǣd þū ūs on costnunge, ac ālȳs ūs of yfele. /ɑnd ne je.læːd θuː uːs on kost.ˈnuŋ.ɡe ɑk ɑː.ˈlyːs uːs of y.ˈve.le/ And do not lead thou us into temptation, but alese (release/deliver) us of (from) evil.
[8] Sōþlīċe. /ˈsoːð.liː.t͡ʃe/ Soothly (Truly).

Chú thích

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Old English”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Vào thế kỷ 16, thuật ngữ Anglo-Saxon được dùng để chỉ tất cả những thứ vào thời kỳ này tại Anh, gồm ngôn ngữ, văn hóa, và con người. Dù vẫn là cách gọi thông thường với hai khía cạch sau, thứ ngôn ngữ cổ tại Anh dần được gọi phổ biến hơn là "Old English" khi dần về cuối thế kỷ 19, do kết quả của chủ nghĩa dân tộc chống German trong xã hội quanh thập niên 1890 và đầu 1900. Tuy vây, nhiều tác giả vẫn dùng cái tên "Anglo-Saxon" cho ngôn ngữ này.
    Crystal, David (2003). The Cambridge Encyclopedia of the English Language. Cambridge University Press. ISBN 0-521-53033-4.
  3. ^ Baugh, Albert (1951). A History of the English Language. London: Routledge & Kegan Paul. tr. 60–83, 110–130 (Scandinavian influence).
  4. ^ Lit. a participle: "guilting" or "[a person who is] sinning"; cf. Latin cognate -ant/-ent.

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Wiktionary category

Dictionaries
Lessons

Bản mẫu:History of English Bản mẫu:Germanic philology