Tiếng Cebu, tiếng Cebuano, và cũng được gọi một cách không chính xác là tiếng Bisaya là một ngôn ngữ Nam Đảo được nói tại Philippines bởi chừng 20 triệu người, chủ yếu tại Trung Visayas, Đông Negros, miền tây Đông Visayas và đa phần Mindanao.[4] Đây là ngôn ngữ phổ biến nhất trong nhóm ngôn ngữ Visaya.

Tiếng Cebu
Cebuano,[1] Visayan
Sugbuanon, Bisayâ, Bisayâng Sugbuanon, Sinugbuanong Binisayâ, Sinibwano
Sử dụng tạiPhilippines
Khu vựcTrung Visayas, đông Negros, phần miền tây Đông Visayas, nam Masbate, và đa phần Mindanao
Tổng số người nói21 triệu (2007)
ngôn ngữ phổ biến thứ hai tại Philippines, sau tiếng Tagalog[2]
Dân tộcNgười Cebu
Phân loạiNam Đảo
Phương ngữ
  • Tiếng Cebuano chuẩn (phương ngữ tỉnh Cebu);
  • Tiếng Cebuano đô thị (phương ngữ Metro Cebu);
  • Phương ngữ Negros Orienta;
  • Phương ngữ Boholano;
  • Phương ngữ Kana;
  • Phương ngữ Mindanao (gồm Davaoeño)
Hệ chữ viếtChữ Latinh
Hệ chữ nổi tiếng Cebu
Baybayin (lịch sử)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2ceb
ISO 639-3ceb
Glottologcebu1242[3]
Vùng nói tiếng Cebu tại Philippines
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Đây là một trong các bản ngữ lớn nhất tại Philippines dù không chính thức được dạy tại trường học cho tới năm 2012.[5] Nó là lingua franca tại phần lớn miền nam Philippines. Cái tên Cebu (hay Cebuano) xuất phát từ hòn đảo Cebu, nơi ngôn ngữ này bắt nguồn.[6][7] Tiếng Cebu còn là một ngôn ngữ nổi trội tại Tây Leyte, nhất là Ormoc và khu vực xung quanh, dù cư đây tại đây gọi tiếng Cebu với những tên như "Ormocano" ở Ormoc và "Albuerahano" ở Albuera.[8]

Phân bố sửa

Tiếng Cebu được nói trên đảo Cebu167 đảo và đảo nhỏ lân cận, BoholSiquijor, đông Negros (toàn Negros Oriental và đông bắc Negros Occidental), nam Masbate, nhiều nơi tại Leyte, Biliran, một phần Samar và đa phần Mindanao (đảo lớn thứ nhì Philippines).[6] Hơn nữa, "một số lớn dân đô thị tại Zamboanga, DavaoCotabato nói tiếng Cebu".[6] Tiếng Cebu có nhiều tên gọi. Người Cebu trên đảo Cebu gọi nó là "Cebuano", người ở Bohol gọi nó là "Boholano/Bol-ano", còn tại Leyte họ gọi phương ngữ ở đây là Kana. Người ở MindanaoLuzon dùng Binisaya hay Bisaya để chỉ tiếng Cebu.[8]

Ngữ âm sửa

Nguyên âm sửa

Bên dưới là hệ thống nguyên âm tiếng Cebu (kí tự chữ viết ở trong ngoặt):[9][10][11]

Bản nguyên âm tiếng Cebu chuẩn
Trước Giữa Sau
Đóng i (i) u (u)
Trung ɛ (e) o (o)
Mở a (a)

Đôi khi, a được phát âm là nguyên âm không làm tròn sau nửa mở /ʌ/; ei như nguyên âm không làm tròn gần trước gần đóng /ɪ/; và ou như nguyên âm làm tròn sau nửa mở /ɔ/ hoặc nguyên âm làm tròn gần sau gần đóng /ʊ/.[9]

Thời tiền thuộc địa, tiếng Cebu chỉ có ba nguyên âm: /a/, /i//u/. Số nguyên âm tăng lên năm sau khi người dân tiếp nhận tiếng Tây Ban Nha. Do đó, oe vẫn chủ yếu là những tha âm. Chúng có thể thay thế với những ui mà không làm thay đổi nghĩa của từ. Từ mượn, ngược lại, có cách phát âm nghiêm ngặt hơn (ví dụ dyip, "jeepney" từ "jeep" tiếng Anh, không bao giờ được viết hay đọc là dyep).[9][12]

Phụ âm sửa

Ở hệ thống phụ âm tiếng Cebu, tất cả âm tắc đều không bật hơi. Âm mũi ngạc mềm /ŋ/ xuất hiện ở tất cả vị trí của từ, gồm cả vị trí đầu (ngano, "tại sao"). Âm tắc thanh hầu /ʔ/ thường gặp nhất ở giữa hai nguyên âm, nhưng cũng xuất hiện ở tất cả vị trí.[9] Như tiếng Tagalog, âm tắc thanh hầu thường không được viết ra. Khi được chỉ rõ, nó thường được viết như một dấu gạch ngang hoặc một dấu apostrophe (to-o hat to'o, "[bên] phải"). Có khi nó được thể hiện bởi một dấu mủ đều cả âm tắc thanh hầu và trọng âm đều nằm ở nguyên âm cuối (basâ, "ướt"); hay một dấu huyền nếu chỉ âm tắc thanh hầu nằm ở nguyên âm cuối, còn trọng âm nằm ở âm tiết gần cuối (batà, "đứa trẻ").[13][14][15]

Bên dưới là hệ thống phụ âm tiếng Cebu (kí tự chữ viết ở trong ngoặt):[9][10][11][16]

Đôi môi Răng Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi m (m)  (n) ŋ (ng)
Tắc p (p) b (b)  (t)  (d) k (k) g (g) ʔ (see text)
Xát  (s) h (h)
Tắc xát t͡ʃ (ch/ty/ts) d͡ʒ (j/dy)
Tiếp cận
(Cạnh)
j (y) w (w)
 (l)
Vỗ ɾ̪ (r)

Nhấn âm sửa

Dấu trọng âm dùng để phân biệt những từ mà ý nghĩa thay đổi tùy theo âm được nhấn (dápit nghĩa là "nơi", còn dapit nghĩa là "mời").

Tham khảo sửa

  1. ^ “Definition of CEBUAN”. webcache.googleusercontent.com. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2017.
  2. ^ Philippine Census, 2000. Table 11. Household Population by Ethnicity, Sex and Region: 2000
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Cebuano”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ Lewis, M. Paul (2009). “Cebuano”. Ethnologue. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011. |archive-url= bị hỏng: dấu thời gian (trợ giúp)
  5. ^ Ulrich Ammon; Norbert Dittmar; Klaus J. Mattheier (2006). Sociolinguistics: an international handbook of the science of language and society. 3. Walter de Gruyter. tr. 2018. ISBN 978-3-11-018418-1.
  6. ^ a b c “THE CORNELL UNIVERSITY SOUTHEAST ASIA PROGRAM” (PDF). Gutenberg.ph. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ Wolff, John U. “Cebuano in Facts About the World's Languages: An Encyclopedia of the World's Major Languages, Past and Present (New York: H. W. Wilson, 2001)” (PDF).
  8. ^ a b John Kingsley Pangan, Church of the Far East (Makati: St. Pauls), 19.
  9. ^ a b c d e “The Dialectology of Cebuano: Phonology”. Binisaya.com. ngày 10 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2016.
  10. ^ a b “Cebuano Phonetics and Orthography” (PDF). Dila. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2016.
  11. ^ a b Irene Thompson (ngày 11 tháng 7 năm 2013). “Cebuano”. About World Languages. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2016.
  12. ^ Patrick O. Steinkrüger (2008). “Hispanisation processes in the Philippines”. Trong Thomas Stolz; Dik Bakker; Rosa Salas Palomo (biên tập). Hispanisation: The Impact of Spanish on the Lexicon and Grammar of the Indigenous Languages of Austronesia and the Americas. Walter de Gruyter. tr. 203–236. ISBN 9783110207231.
  13. ^ Paul Morrow (ngày 16 tháng 3 năm 2011). “The basics of Filipino pronunciation: Part 2 of 3 • accent marks”. Pilipino Express. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012.
  14. ^ Ricardo M.D. Nolasco. Grammar notes on the national language (PDF). Fhl.digitalsolutions.ph.[liên kết hỏng]
  15. ^ Joan Schoellner & Beverly D. Heinle biên tập (2007). Tagalog Reading Booklet (PDF). Simon & Schister's Pimsleur. tr. 5–6. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2017.
  16. ^ Abigail A. Bollas (2013). Comparative Analysis on the Phonology of Tagalog, Cebuano, and Itawis. University of the Philippines - Diliman. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2017.

Liên kết ngoài sửa