Trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn

Trường giỏi nhất Thanh Hoá

Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn là trường trung học phổ thông (THPT) công lập nằm ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Là một trong những trường trung học phổ thông chuyên đầu tiên của cả nước và duy nhất của tỉnh Thanh Hoá, tuyển chọn và đào tạo học sinh năng khiếu cấp THPT các môn văn hóa, ngoại ngữ trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa.

Trường trung học phổ thông chuyên Lam Sơn
Địa chỉ
307 Lê Lai, phường Đông Sơn
, , ,
Tọa độ19.793170748647746, 105.79459945024406
Thông tin
LoạiTrung học phổ thông chuyên
Thành lập1931 1992(hệ chuyên)
Hiệu trưởngNguyễn Thanh Sơn
Giáo viên108 (năm 2020)[1]
Số học sinh1155 (năm 2020)[1]
WebsiteTHPT Chuyên Lam Sơn
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởng
  • Lại Thị Thu Hiền
  • Nguyễn Văn Dũng

Tên gọi Lam Sơn được lấy từ tên địa danh Lam Sơn gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

Trường THPT chuyên Lam Sơn ngày nay kế tục và phát triển từ Collège de Thanh Hoa, thành lập năm 1931, sau đó là Collège Đào Duy Từ (1943-1950). Từ năm 1951, trường mang tên trường phổ thông cấp III Lam Sơn.

Ngày nay, trường bao gồm 3 khối lớp 10,11,12 với các lớp Chuyên: Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh, Vật Lí, Hoá Học, Sinh Học, Lịch Sử, Địa Lí, Tin Học. Trong đó, chuyên Toán và chuyên Anh mỗi chuyên được chia ra gồm 2 lớp.

Lịch sử

sửa

Giai đoạn 1931 - 1943

sửa

Collège de Thanh Hoa được thành lập và là trường trung học duy nhất của toàn tỉnh Thanh Hóa.

Giai đoạn 1943 - 1950

sửa

Trường mang tên Collège Đào Duy Từ [2].

Năm 1946, cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra toàn quốc, nhà trường phải sơ tán về nông thôn. Sau hai năm phân tán, năm 1948, trường tập trung về vùng Cốc (thuộc huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa ngày nay), dạy trong các đình, chùa, nhà dân, lán lớp tự dựng với 22 lớp (từ tiểu học, trung học đến chuyên khoa). Trong giai đoạn này, do chiến tranh, có nhiều giáo viên, học sinh sơ tán đến từ Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Năm học đầu tiên dưới chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa của trường Lam Sơn không phải vào tháng 9/1945 như bài giới thiệu "Lịch sử trường College de Thanh Hóa – Đào Duy Từ - Lam Sơn (1931 – 2004) " trên website của trường PTTH Đào Duy Từ.

Theo cố GS-TS Dương Thiệu Tống, nguyên giáo sư tiếng Anh của trường lúc bấy giờ thì trường khai giảng vào tháng 10/1945 và hiệu trưởng là ông Ưng Quả, người nói giọng Huế.

Giai đoạn 1950 - nay

sửa
  • Năm 1951: Đổi tên thành trường phổ thông cấp III Lam Sơn.
  • Tháng 10/1954: Trở về thị xã Thanh Hóa. Lúc đầu trường đặt tại trường Mission cũ (Nay là phòng giáo dục và trung tâm giảng dạy Kỹ thuật tổng hợp).
  • Cuối năm 1955: Trường trở về vị trí của College Thanh Hóa (Nay là xí nghiệp may Quân Nhu, đường Minh Khai).
  • Năm 1957: Bắt đầu xây dựng khu trường mới tại địa chỉ hiện nay.
  • Năm 1959: Hoàn chỉnh xây dựng khu trường mới. Một bộ phận thầy giáo và học sinh Lam Sơn được chuyển đi thành lập 2 trường cấp 3 mới là: Thọ Xuân và Hà Trung.
  • Năm 1964: Hội trường lần thứ nhất.
  • Năm 1965: Kháng chiến lần thứ hai.
  • Tháng 1/1965: Sơ tán 4 lớp về Đông Xuân, 11 lớp còn lại vẫn ở lại thị xã Thanh Hóa.
  • Tháng 9/1965:
    • Thành lập trường cấp 3 Đông Sơn.
    • Trường cấp 3 Lam Sơn sơ tán về xã Đông Văn, huyện Đông Sơn.
  • Năm 1969: Chuyển về địa điểm xã Đông Tân (Nay là doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam).
  • Năm 1970: Chuyển về thị xã Thanh Hóa
  • Năm 1972: Sơ tán về Đông Tiến huyện Triệu Sơn.
  • Năm 1973: Trở về thị xã Thanh Hóa.
  • Năm 1975: Thành lập trường cấp 3 Hàm Rồng .
  • Tháng 9/1982: Khối chuyên Văn – Toán từ PTTH Hàm Rồng chuyển về trường PTTH Lam Sơn.
  • Năm 1989: Trường được hội đồng Nhà nước tặng Huân Chương Lao động hạng 3.
  • Ngày 20/08/1992: tách làm 2 trường[3]
    • Đổi tên trường PTTH Lam Sơn thành Trường PTTH Đào Duy Từ: Có nhiệm vụ giảng dạy chương trình PTTH cho học sinh TP Thanh Hóa.
    • Tách khối chuyên ra thành lập Trường PTTH chuyên Lam Sơn: Có nhiệm vụ giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu toàn tỉnh tại địa chỉ mới số 89 Hàn Thuyên, Ba Đình, thị xã Thanh Hóa. Sau đó trường Đào Duy Từ trở lại tên cũ từ năm 1992 và vẫn ở vị trí cũ của trường PTTH Lam Sơn ngày trước: 33 Lê Quý Đôn, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa.
  • Năm học 2016-2017: trường Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn được chuyển về cơ sở mới tại 307 Lê Lai, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa.

Danh sách hiệu trưởng của trường qua các thời kỳ

sửa
Thời gian Hiệu trưởng
1957 - 1957 Nguyễn Văn Tiêu - PTTH Lam Sơn
1957 - 1964 Cao Hữu Nhu - PTTH Lam Sơn
1964 - 1967 Lê Hữu Loạt - PTTH Lam Sơn
1967 - 1979 Vũ Lê Thống - PTTH Lam Sơn
1979 - 1983 Đào Trọng Mão - PTTH Lam Sơn
1983 - 1984 Vũ Lê Thống - PTTH Lam Sơn
1984 - 1992 Đào Trọng Mão - PTTH Lam Sơn
1992 - 1997 Mai Xuân Hảo - Chuyên Lam Sơn
1997 - 1998 Nguyễn Hữu Lợi - Chuyên Lam Sơn
1998 - 2003 Phạm Ngọc Quang - Chuyên Lam Sơn
2003 - 2013 Kim Ngọc Chính - Chuyên Lam Sơn
1/2014 - 8/2014 Lê Văn Vinh - PHT phụ trách trường
9/2014 - 2015 Lê Văn Hoa - Chuyên Lam Sơn
2015 - 2021 Chu Anh Tuấn - Chuyên Lam Sơn
2022 - nay Nguyễn Thanh Sơn - Chuyên Lam Sơn

Thành tích

sửa
TT Năm thi Họ và tên Mônthi Nước đăng cai Đoạt giải Giáo viêngiảng dạy
1 1984 Nguyễn Thúc Anh Toán Tiệp Khắc HCĐ Phạm Ngọc Quang
2 1987 Nguyễn Văn Quang Toán Cu Ba HCĐ Phạm Ngọc Quang
3 Phạm Hưng Vật lý CHDC Đức Bằng khen Lê Văn Hoành
4 1990 Vũ Xuân Hạ Toán Trung Quốc HCĐ Phạm Ngọc Quang
5 Lê Tuấn Anh Vật lý Hà Lan Lê Văn Hoành
6 1991 Đỗ Ngọc Minh Toán Thuỵ Điển HCB Nguyễn Anh Dũng
7 Ngô Diên Hy Toán Thuỵ Điển HCĐ Nguyễn Anh Dũng
8 1993 Bùi Anh Văn Toán Thổ Nhĩ Kỳ HCB Phạm Ngọc Quang
9 Trần Hữu Cường Tin học Achentina Nguyễn Thanh Hùng
10 1995 Cao Văn Hạnh Toán Canađa HCB Nguyễn Anh Dũng
11 1996 Nguyễn Duy Hùng Hóa học CHLB Nga HCĐ Lê Văn Quỳnh
12 Nguyễn Như Thông Hóa học CHLB Nga Bằng khen Lê Văn Quỳnh
13 Bùi Thanh Vân Sinh học Ucraina Bằng khen Trần Văn Kiên
14 1997 Đỗ Hoàng Tùng Hóa học Canađa Mai Đình Loát
15 1998 Đỗ Quang Yên Toán Đài Loan HCB Lưu Xuân Tình
16 Vũ Thị Lan Hương Hóa học Ôxtrâylia HCB Cao Văn Giang
17 Trần Trung Kiên Tin học Bồ Đào Nha Đào Hồng Ánh
18 1999 Đỗ Quang Yên Toán Rumani HCV Lưu Xuân Tình
19 Đào Vĩnh Ninh Hóa học Thái Lan HCB Lê Văn Quỳnh
20 2000 Nguyễn Phi Lê Toán Hàn Quốc HCB Nguyễn Văn Hưng
21 Nguyễn Thành Vinh Hóa học Đan Mạch HCB Mai Đình Loát
22 2001 Lê Tuấn Anh Hóa học Ấn Độ HCĐ Cao Văn Giang
23 Lê Đình Hùng Toán Mỹ HCB Phạm Ngọc Quang
24 2002 Lê Thị Thu Trang Sinh học Latvia Hoàng Văn Giao
25 Tống Văn Trọng Vật lý Inđônêxia HCĐ Kim Ngọc Chính
26 2003 Nguyễn Xuân Tùng Vật lý Đài Loan Lê Văn Hoành
27 2008 Lê Ngọc Anh Toán Tây Ban Nha HCV Trịnh Văn Hoa
28 Hoàng Đức Ý Toán Tây Ban Nha HCV Trịnh Văn Hoa
29 2009 Nguyễn Thị Như Quỳnh Sinh học Nhật Bản HCĐ Trịnh Thị Lan Anh
30 Hoàng Ngọc Hưng Tin học Bulgaria HCĐ Nghiêm Quang Khải
31 2010 Nguyễn Đức Bình Hoá học Nhật Bản HCB Mai Châu Phương
32 Nguyễn Hoành Đạo Vật lý Croatia HCĐ Đỗ Xuân Phong
33 2011 Lê Huy Quang Vật lý Thái Lan HCĐ Lê Văn Hoành
34 2012 Lê Quang Lâm Toán Achentina HCĐ Nguyễn Thanh Sơn
35 Lê Huy Quang Vật lý Estonia HCB Lê Văn Hoành
36 2013 Mỵ Duy Hoàng Long Vật lý Đan Mạch HCB Trịnh Thọ Trường
37 Lê Duy Anh Vật lý Đan Mạch HCĐ Trịnh Thọ Trường
38 Lê Xuân Mạnh Tin học Ôxtrâylia HCĐ Nguyễn Đặng Phú
39 2015 Phạm Thị Yến Ngọc Sinh học Đan Mạch Bằng khen Lê Hồng Điệp
40 2016 Hoàng Anh Dũng Toán Hồng Kông HCB Nguyễn Thanh Sơn
41 Nguyễn Đắc Hiếu Sinh học Việt Nam HCĐ Nguyễn Thị Phương
42 Nguyễn Khánh Duy Hoá học Geogria HCV Mai Châu Phương
43 2017 Lê Quang Dũng Toán Brasil HCV Ngô Xuân Ái
44 Dương Tiến Quang Huy Sinh học Vương quốc Anh HCB Lê Thị Thủy
45 2018 Hoàng Minh Trung Sinh học Iran HCV Lê Hồng Điệp
46 Nguyễn Ngọc Long Vật lý Bồ Đào Nha HCV Lê Văn Hoành
47 Nguyễn Văn Chí Nguyên Hóa học Czech-Slovakia HCB Mai Châu Phương
48 2019 Nguyễn Khánh Linh Vật lý Israel HCV Lê Văn Hoành
49 Nguyễn Văn Chí Nguyên Hóa học Cộng hòa Pháp HCV Mai Châu Phương
50 Hoàng Minh Trung Sinh học Hungary HCB Lê Hồng Điệp
51 Trịnh Hữu Gia Phúc Tin học Azecbaizan HCV Phạm Thị Nga
52 2021 Nguyễn Trọng Thuận Vật lý Litva (trực tuyến) HCB Lê Văn Hoành

Đường lên đỉnh Olympia

sửa
Thành tích của học sinh nhà trường tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia
Thí sinh Năm thi Tuần Tháng Quý Chung Kết Năm
Nguyễn Thành Vinh Olympia 1 Giải Nhất - ? điểm Giải Nhất - ? điểm Giải Nhất - ? điểm Giải Nhì - 90 điểm
Lê Mai Hương Olympia 10 Giải Nhất - 345 điểm Giải Nhì - 155 điểm
Lê Thế Việt Hoàng Olympia 14 Giải Nhất - 330 điểm Giải Nhì - 220 điểm Giải Nhì - 180 điểm
Lê Thị Vân Anh Olympia 15 Giải Nhất - 275 điểm Giải Ba - 140 điểm
Mai Thị Minh Huyền Olympia 16 Giải Nhất - 345 điểm Giải Nhất - 260 điểm Giải Nhì - 230 điểm
Đỗ Mạnh Việt Olympia 17 Giải Nhất - 370 điểm Giải Nhất - 215 điểm Giải Nhì - 245 điểm
Hà Xuân Thái Anh Olympia 18 Giải Ba - 185 điểm
Đàm Lê Tuấn Kiệt Olympia 19 Giải Nhì - 245 điểm Giải Ba - 250 điểm
Lê Văn Sơn Olympia 20 Giải Nhất - 230 điểm Giải Ba - 140 điểm
Trịnh Lương Việt Olympia 22 Giải Ba - 120 điểm

Cựu học sinh tiêu biểu

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Khối THPT”. Sở giáo dục đào tạo Thanh Hoá.[liên kết hỏng]
  2. ^ Trần Văn Thịnh, Trịnh Mạnh, Lê Bá Chức và Nguyễn Thế Long (1995). Danh sĩ Thanh Hóa và việc học thời xưa. Nhà xuất bản Thanh Hóa.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Như vậy tính về lịch sử thành lập thì trường Đào Duy Từ có lịch sử thành lập từ năm 1931 đến nay (năm 2018) là 87 năm. Trường chuyên Lam Sơn được UBND Tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập từ năm 1992 có lịch sử đến năm 2018 là 26 năm.
  4. ^ a b c d “Trường chuyên Lam Sơn, niềm tự hào xứ Thanh”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Liên kết ngoài

sửa