Trần Ly Ly

biên đạo múa Việt Nam

Trần Ly Ly (sinh ngày 2 tháng 11 năm 1978) là một biên đạo múa, nghệ sĩ nhân dân Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, nguyên Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Bà được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Nghệ sĩ Nhân dân
Trần Ly Ly
Quyền Cục trưởng
Cục Nghệ thuật Biểu diễn
Nhiệm kỳ1 tháng 2 năm 2022 – 30 tháng 10 năm 2024
2 năm, 272 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Quang Vinh
Kế nhiệmNguyễn Xuân Bắc
Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam
Nhiệm kỳtháng 6 năm 2020 – tháng 2 năm 2022
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
2 tháng 11, 1978 (46 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Đào tạoĐại học Công nghệ Queensland
Lĩnh vựcMúa
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (2011)
Nghệ sĩ nhân dân (2023)
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1988 – nay
Đào tạoĐại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội
Thể loại
Tác phẩm
  • "Thiền"
  • "Mầm đất"
  • "Hạn hán"
  • "Dũng sĩ rừng Sác"
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2022
Văn học Nghệ thuật

Tiểu sử

sửa

Trần Ly Ly sinh ngày 2 tháng 11 năm 1978 tại Hà Nội, trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, mẹ là diễn viên múa ballet. Khi mới 10 tuổi, Trần Ly Ly bắt đầu học múa chuyên nghiệp và sau đó giành nhiều giải thưởng tài năng múa trẻ toàn quốc vào các năm 1992, 1994.[1]

Sự nghiệp

sửa

Sau khi đỗ thủ khoa của Khoa Sáng tác Múa, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, Trần Ly Ly nhận được học bổng du học tại Đại học Công nghệ Queensland (Úc). Sau 7 năm học tập và làm việc tại Úc, Pháp, năm 2003, mặc dù có nhiều lời mời làm việc tại nước ngoài nhưng Trần Ly Ly vẫn quyết định về nước. Hàng loạt tác phẩm múa của Trần Ly Ly ra đời sau đó, gây tiếng vang trong công luận như "One day"; "Zen"; "7X"; "Yes yes no no".[2]

Cuối năm 2018, Trần Ly Ly rời vị trí Phó Hiệu trưởng Trường Múa Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội đảm nhận vai trò Quyền Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Đến năm 2020, bà chính thức được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc, trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên trong 60 năm lịch sử của nhà hát này.[3][4][5] Năm 2019, Trần Ly Ly được tạp chí Forbes vinh danh "Top 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam".[6][7]

Tháng 1 năm 2022, Trần Ly Ly được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng ký quyết định bổ nhiệm Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn và trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của Cục này.[8][9][10] Cùng năm này, bà được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm múa: "Thiền", "Mầm đất", "Hạn hán" và "Dũng sĩ rừng Sác".[11] Đến năm 2023, Trần Ly Ly được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[12]

Thành tựu

sửa

Danh hiệu

sửa

Giải thưởng

sửa
Năm Giải thưởng Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
2021 Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc Những người thống khổ Đoạt giải [16]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nguyên Anh (27 tháng 11 năm 2020). “NSƯT Trần Ly Ly: Vàng mười của múa”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2021. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ Yến Anh (30 tháng 1 năm 2022). “NSƯT Trần Ly Ly trở thành nữ Cục trưởng đầu tiên của Cục Nghệ thuật Biểu diễn”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  3. ^ Tình Lê (29 tháng 1 năm 2022). “NSƯT Trần Ly Ly được bổ nhiệm Cục trưởng Cục NTBD”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ Tuyết Hoa Nhi (2 tháng 6 năm 2020). “NSƯT Trần Ly Ly chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc VNOB”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2020. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ Thanh Xuân (3 tháng 6 năm 2020). “NSƯT Trần Ly Ly giữ chức Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ VNCA (30 tháng 5 năm 2019). “NSƯT Trần Ly Ly được Forbes vinh danh Top 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ Minh Thư (5 tháng 3 năm 2019). “NSƯT Trần Ly Ly được bình chọn trong top 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2019”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ Trinh Nguyễn (29 tháng 1 năm 2022). “Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch làm Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  9. ^ Nguyễn Hằng (29 tháng 1 năm 2022). “NSƯT Trần Ly Ly làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2022. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ Hà Phương (29 tháng 1 năm 2022). “NSƯT Trần Ly Ly được bổ nhiệm Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn”. Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập 31 tháng 1 năm 2022.
  11. ^ “(Interactive) 87 tác giả, đồng tác giả được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022”. Thông tấn xã Việt Nam. 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  12. ^ Hồng Hà (8 tháng 12 năm 2023). “42 nghệ sĩ được phong danh hiệu NSND”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lưu trữ bản gốc 11 tháng 12 năm 2023. Truy cập 11 tháng 12 năm 2023.
  13. ^ Hoàng Hoàng - Thái Phương (19 tháng 5 năm 2023). “Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022 tặng 128 tác giả, đồng tác giả”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  14. ^ An Nguyên (6 tháng 3 năm 2024). “Tâm sự của Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn Trần Ly Ly trong ngày nhận danh hiệu NSND”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  15. ^ Hồng Hà (6 tháng 3 năm 2024). “Danh hiệu tạo động lực cho nghệ sĩ không ngừng rèn luyện, học tập và nâng cao trách nhiệm mình đối với xã hội”. Tổ quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
  16. ^ Tình Lê (29 tháng 11 năm 2021). “Trần Ly Ly thắng lớn với 'Những người khốn khổ'. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2022. Truy cập 30 tháng 1 năm 2022.