Trần Nguyên Mẫn (1915–1950), bí danh Việt Kính, là một nhà cách mạng Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Ninh Thuận.

Trần Nguyên Mẫn
Chức vụ
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận
Nhiệm kỳTháng 5, 1949 – Tháng 12, 1949
Tiền nhiệmTrương Chí Cương
Kế nhiệmVõ Xuân Hào
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳTháng 6, 1946 – Tháng 3, 1950
Tiền nhiệmNguyễn Văn Nhu
Kế nhiệmTrần Hiếm
Vị trí Việt Nam
Phó Chủ tịchPhạm Thúc Bảo
Thông tin chung
Sinh1915
Đức Phổ, Quảng Ngãi
Mất1950
Ninh Thuận
Dân tộcViệt
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Cuộc đời sửa

Trần Nguyên Mẫn sinh năm 1915 tại thôn Nga Mân, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1944, ông tham gia phong trào cách mạng tại địa phương, gia nhập Đội du kích Ba Tơ.[1]

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia chiến đấu cướp chính quyền tại huyện huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi).[1] Nguồn khác thì cho rằng ông là đại diện thanh niên viên chức bưu điện Tháp Chàm tham gia hội nghị chuẩn bị cho mục tiêu cướp chính quyền tại tỉnh Ninh Thuận vào ngày 21 tháng 8.[2][3] Ngày 22 tháng 8, ông lãnh đạo giành chính quyền ở các làng dọc đường 11 của huyện An Phước Chàm[4][5], là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời thị trấn Tháp Chàm.[1] Cuối tháng 9, ông được bầu làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Việt Minh tỉnh Ninh Thuận.[a][6][7][8]

Tháng 5 năm 1946, quân Pháp bất ngờ bao vây tấn công Ủy ban hành chính tỉnh Ninh Thuận đóng tại La Chữ (Phước Hữu, Ninh Phước), toàn bộ thành viên và nhân viên đều bị bắt và giết hại. Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Nguyễn Văn Nhu đến gặp đại diện Pháp phản đối cũng bị bắt giữ thủ tiêu.[9][10][11] Tháng 6, hội nghị tổ chức Càn Khôn (Thuận Lợi) đã ra quyết định bầu lại Tỉnh ủy lâm thời, Ủy ban Mặt trận Việt Minh và Ủy ban Hành chính tỉnh. Ông được bầu làm Ủy viên Tỉnh ủy lâm thời Ninh Thuận, Ủy viên Việt Minh tỉnh Ninh Thuận, Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Ninh Thuận.[12][13]

Tháng 7 năm 1947, theo sắc lệnh 91-SL, ông làm Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Ninh Thuận.[1] Tháng 9, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận.[14][15]

Tháng 5 năm 1949, Bí thư Tỉnh ủy Trương Chí Cương ra Việt Bắc dự Hội nghị Đảng, ông được phân công làm Quyền Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh.[16][17] Tháng 12, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy mới do Võ Dân làm Bí thư, ông tiếp tục làm Phó Bí thư.[18][19][20]

Tháng 3 năm 1950[b], ông qua đời vì bệnh ở Chiến khu CK7 (Phước Hà).[1]

Vinh danh sửa

Năm 1951, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.[1]

Tham khảo sửa

  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1995). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930-1975). Ninh Thuận.
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2000). Những chiến sĩ cộng sản trên quê hương Ninh Thuận. Ninh Thuận.[liên kết hỏng]
  • Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2011). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930-1975) (PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Ghi chú sửa

  1. ^ Ủy ban Việt Minh tỉnh Ninh Thuận bao gồm các thành viên: Lê Tự Nhiên, Lê Hàn, Trần Thi, Võ Mộng Phi, Nguyễn Đối, Trần Nguyên Mẫn, Lê Chưởng, do Lê Hàn làm Chủ nhiệm. Tháng 10 năm 1945, Lê Tự Nhiên làm Chủ nhiệm, bổ sung Đỗ Hoành (Khoáng).
  2. ^ Sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930-1975) xuất bản năm 1975 chép là tháng 3.[21] Sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930-1975) xuất bản năm 2011 ở trang 184 chép là tháng 2, các trang khác vẫn chép là tháng 3.[22]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f “Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 10/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Ngân hàng tên đường và công trình công cộng tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Văn bản chỉ đạo tỉnh Ninh Thuận. 10 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2022.
  2. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1995, tr. 60
  3. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 2011, tr. 82
  4. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1995, tr. 64
  5. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 2011, tr. 87
  6. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1995, tr. 68
  7. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 2011, tr. 93
  8. ^ Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Ninh Thuận (2016). “Chương I: Tuổi trẻ Ninh Thuận theo Đảng Cộng sản, tham gia đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)”. Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Ninh Thuận (1930-2010). Ninh Thuận.
  9. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1995, tr. 87
  10. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 2011, tr. 117
  11. ^ Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Ninh Thuận (2016). “Chương II: Tuổi trẻ Ninh Thuận trong kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945-7/1954)”. Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Ninh Thuận (1930-2010). Ninh Thuận.
  12. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1995, tr. 91
  13. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 2011, tr. 122
  14. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1995, tr. 103
  15. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 2011, tr. 138
  16. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1995, tr. 121
  17. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 2011, tr. 168
  18. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1995, tr. 134
  19. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 2011, tr. 184
  20. ^ “Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận qua các kỳ đại hội”. Báo Ninh Thuận. 27 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2022.
  21. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 1995, tr. 118
  22. ^ Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận 2011, tr. 184