Trần Vĩnh Tuyến (sinh năm 1965) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kì 2016 - 2021.[1]

Trần Vĩnh Tuyến
Chức vụ
Nhiệm kỳ21 tháng 4 năm 2016 – 8 tháng 12 năm 2020 (đình chỉ từ 11/7/2020)
4 năm, 231 ngày
Chủ tịchNguyễn Thành Phong
Tiền nhiệmNguyễn Hữu Tín
Kế nhiệmPhan Thị Thắng
Thông tin chung
Quốc tịchViệt Nam
Sinh15 tháng 3, 1965 (59 tuổi)
phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nơi ởKhu liên hợp căn hộ The Manor 1, số 91 Đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam(Đã bị khai trừ)

Hiện tại ông đã bị cách các chức vụ và khởi tố.[2]

Lý lịch và học vấn sửa

Trần Vĩnh Tuyến sinh 15 tháng 3 năm 1965, quê quán phường Quảng Thuận, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.[3]

Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 21 tháng 1 năm 1991.

Trình độ Thạc sĩ chính trị học; Cử nhân Luật.

Kỉ luật: Khai trừ Đảng ngày 17 tháng 8 năm 2021.[4]

Sự nghiệp sửa

Từ 6/1984 - 2/1991: Công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự phường 7, Quận 1. Sau đó lần lượt giữ các chức vụ: Phó Bí thư, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản phường 7, Quận 1; Bí thư Đoàn phường Đa Kao, Quận 1; Đại biểu Hội đồng nhân dân phường 7, Quận 1 khóa V (1985-1987), khóa VI (1987-1989); Đại biểu Hội đồng nhân dân phường Đa Kao, Quận 1 khóa VII (1989-1994).

Từ 3/1991 - 7/1998: Ủy viên Ban Thường vụ Quận đoàn; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VIII; Đại biểu Hội đồng nhân dân Quận 1 khóa VII (1994-1999); khóa IX (2004-2009).

Từ 8/1998 - 5/2009: Quận ủy viên, Chánh Văn phòng Quận ủy Quận 1 (1998-2002). Tháng 12 năm 2002, ông giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1, từ năm 2004 được bầu vào Ban Thường vụ Quận ủy Quận 1.

Từ 6/2009 - 2/2014: Ông lần lượt giữ các chức vụ Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Quận 1; Tháng 1 năm 2010 là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 1. Tháng 10 năm 2010, ông được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX, được phân công giữ chức vụ Bí thư Quận ủy Quận 1 từ 9/2013 - 2/2014.

Từ 3/2014 - 9/2015: Chánh văn phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ 10/2015 - 4/2016: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.

Ngày 21/4/2016, ông được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.[5][6]

Chiều ngày 28/6/2016, kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX đã bầu Trần Vĩnh Tuyến tiếp tục giữ chức vụ phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nhiệm kỳ 2016-2021.[7]

Ông từng là Trưởng ban điều hành đề án "Thành phố thông minh" của Thành phố Hồ Chí Minh.[8]

Điều tra và Kỷ luật sửa

Ngày 11/7/2020, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can với ông Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến vì liên quan đến các sai phạm trong việc chuyển nhượng một số dự án ở Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn (SAGRI).[9], dù Quyết định số 6077/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2017 của ông Trần Vĩnh Tuyến ký trước đó về chấp thuận cho SAGRI chuyển nhượng dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B, Quận 9 cho Tổng Công ty cổ phần Phong Phú đã được ông Võ Văn Hoan đã ký Quyết định số 2649/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2019 thu hồi và hủy bỏ.[10]

Ngày 17 tháng 8 năm 2021, Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với Trần Vĩnh Tuyến.

Chú thích sửa

  1. ^ “T.P Hồ Chí Minh có thêm 2 Phó Chủ tịch UBND”. Báo Tuổi trẻ Online. ngày 21 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ https://tuoitre.vn/vi-sao-ong-tran-vinh-tuyen-va-ong-tran-trong-tuan-bi-khoi-to-20200703140635469.htm
  3. ^ “Tiểu sử và chương trình hành động của ứng cử viên Trần Vĩnh Tuyến”. ngày 5 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017.
  4. ^ “Khai trừ Đảng 4 cựu lãnh đạo TP HCM, Hà Nội”.
  5. ^ “Ông Trần Vĩnh Tuyến và Huỳnh Cách Mạng được bầu làm Phó Chủ tịch UBND T.P Hồ Chí Minh”. Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh. ngày 21 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017.
  6. ^ “Chân dung 2 tân Phó chủ tịch TP.HCM”. Báo Giao thông. ngày 21 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017.
  7. ^ “Ông Nguyễn Thành Phong tái đắc cử Chủ tịch UBND TP HCM”. Báo điện tử Người Lao động. ngày 28 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2017.
  8. ^ “TP HCM bắt đầu xây dựng đô thị thông minh”. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2017.
  9. ^ “Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến bị khởi tố”.
  10. ^ “Lý do Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến bị khởi tố”. Truy cập 14 tháng 5 năm 2021.