Trần Vịnh

diễn viên, đạo diễn Việt Nam

Trần Vịnh là một đạo diễn, diễn viên phim truyền hình Việt Nam, được biết đến là đạo diễn sản xuất nhiều phim truyện và phim tài liệu về đề tài chiến tranh nhất. Ông từng nổi tiếng với vai trò diễn viên khi đóng vai chính trong bộ phim của điện ảnh Việt Nam "Về nơi gió cát".

Nghệ sĩ ưu tú
Trần Vịnh
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1943 (80–81 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Liên bang Đông Dương
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Đạo diễn truyền hình (1988-nay)
  • Diễn viên điện ảnh
Đào tạoTrường Nghệ thuật Quân đội (1964-1967)
Nổi tiếng vì
  • Huế - mùa Mai đỏ
  • Ba lần và một lần
  • Ninh Thạnh Lợi - đất và lửa
  • Đồng Nọc Nạng
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1971-1988
Thể loạiChính kịch
Chủ đềChiến tranh
Vai diễnLũy trong Về Nơi Gió Cát
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1971-1980
Thành viên củaĐoàn kịch Tổng cục Chính trị
Tham giaChị Nhàn

Tiểu sử

sửa

Trần Vịnh sinh năm 1943 tại phố Lý Quốc Sư, Hà Nội.[1][2] Năm 18 tuổi ông đã đi dạy học,[3] sau này ông nhập ngũ và làm văn công ở chiến trường trong 9 năm, tham gia vào ba cuộc chiến: chống Mỹ, cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.[3] Chiến tranh kết thúc, ông đi đóng phim rồi thở thành đạo diễn.

Sự nghiệp

sửa

Năm 1962 ông đi dạy học ở Cúc Phương, sau đấy ông nhập ngũ và là học sinh khóa I - Khoa kịch nói (1964-1967) của Trường Nghệ thuật Quân đội. Ra trường, ông xung phong vào Đoàn Văn công giải phóng Trị - Thiên - Huế. Năm 1971, ông tham gia Đoàn kịch Tổng cục Chính trị với những vở kịch nổi tiếng như: Đại đội trưởng của tôi, Chị Nhàn, Đêm và ngày.[2] Năm 1974, Trần Vịnh được rút khỏi chiến trường, điều động về làm Phó Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị.[4]

Đầu thập niên 1980 khi được đạo diễn Long Vân mời tham gia đóng phim “Cho cả ngày mai” cùng 2 diễn viên lừng danh: Trà GiangLâm Tới. Năm 1988[1], ông được đạo diễn NSND Huy Thành mời đóng vai chính tên Lũy trong phim “Về nơi gió cát”. Sau đó, Trần Vịnh tham gia tới hơn 30 vai lớn nhỏ của điện ảnh suốt thập niên 80, 90, trở thành gương mặt nổi tiếng một thời.[2]

Ông từng tham gia đóng trên 50 bộ phim nhựa, sau đó chuyển sang vai trò đạo diễn với bộ phim điện ảnh "Bến nước" do Hãng phim truyện Việt Nam đặt hàng. Sau thành công của "Bến nước", ông được giao làm bộ phim 3 tập "Lời khẩn cầu" liên quan tới vấn nạn "video đen" thời điểm đó. Nhưng khi hoàn tất, bộ phim không qua được khâu kiểm duyệt, ông không chấp nhận cắt xén bộ phim và chủ động rời khỏi biên chế.[1] Sau đó ông tự đầu tự sản xuất, ông đi khắp cả nước thuê biên kịch, tài trợ họ việc đi lại thực tế để viết kịch bản. Sau khi có kịch bản, ông tiếp tục thuê nhân lực và vật lực, từ đây các bộ phim độc lập của ông ra đời.[1]

Tính đến 2021, ông đã làm phim cho 40 tỉnh, thành trong cả nước; sản xuất khoảng 70 bộ phim về chiến tranh, với gần 40 giải thưởng chuyên ngành điện ảnh và giải thưởng của Bộ Quốc phòng.[4]

Năm 2011, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Năm 2014, NSƯT Trần Vịnh vinh dự được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phong tặng danh hiệu: "Người làm phim chiến tranh nhiều nhất Việt Nam!"[1]

Ông cũng đã tặng rất nhiều bộ phim mà mình tham gia cho các tỉnh, thành phố trong nước.[5][6]

Các tác phẩm

sửa

Với vai trò Đạo diễn

sửa
Năm Tựa đề Định dạng Giải thưởng Phát hành Ghi chú
2013 Huế - mùa Mai đỏ Truyền hình dài tập Cánh Diều Bạc HTV dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Xuân Thiều
2000 Chị Sáu Kiên Giang Ngắn tập VTV
2001 Cửa ngõ Truyền hình dài tập VTV [7]
Ba lần và một lần Truyền hình dài tập VTV
2004 Vùng ven một thời con gái Truyền hình dài tập TH Bình Dương
2007 Người đàn bà đi trong mưa Truyền hình dài tập VTV / TH Khánh Hòa Tiểu thuyết cùng tên của Đỗ Kim Cuông[8]
2008 Ninh Thạnh Lợi - đất và lửa Truyền hình dài tập TH Bạc Liêu
2010 Món nợ miền Đông Truyền hình dài tập VTV / VFS
2015 Bến đò xưa lặng lẽ[9] Truyền hình dài tập VTV / TH Quảng Trị tiểu thuyết “Đối mặt” của Xuân Đức
Nụ cười Thanh Hóa[10] Phim tài liệu
Có 1 thời như thế[10] Phim tài liệu
2018 Bản hùng ca bên sông Điện ảnh truyền hình dài 106 phút
Giọt nước của dòng sông Truyền hình dài tập VTV [11][12]
2020 Đội thiếu niên du kích Đình Bảng Truyền hình dài tập TH Bắc Ninh / TH Quân Đội
2004 Bên đường lá đỏ Truyền hình dài tập TH Bình Phước
2012 Chỉ một con đường Truyền hình dài tập VTV Tiểu thuyết "Tiếng khóc của nàng Út" của Nguyễn Chí Trung
2004 Đồng nọc nạng Truyền hình dài tập Cánh Diều

(Khuyến khích)

TH Bạc Liêu
1995 Chân trời nơi ấy Truyền hình dài tập Đồng đạo diễn Huy Thành
Đường tới mặt trời[5]
Huyền thoại Vũng Rô[13] kịch bản Đình Kính
1998 Bên dòng Hoàng Long Điện ảnh truyền hình VTV [14]
2003 Ấp 3 nhà[15] Truyền hình dài tập VTV / TH Kiên Giang
Những người lính biển[15] Truyền hình dài tập VTV
Đối mặt[15] Truyền hình dài tập VTV
2014 Nỗi đau giấu kín Điện ảnh truyền hình VTV Phim cuối tuần
2016 Pha Đin Mây Phủ Điện ảnh truyền hình VTV
1998 Cố nhân Điện ảnh truyền hình VTV

Trong những năm đầu rời khỏi biên chế quân đội, ông đã bỏ tiền túi tài trợ cho nhiều nhà biên kịch trên đất nước đi thực tế để viết kịch bản cho ông. Ông cũng tự thuê trang thiết bị và đội ngũ sản xuất phim.

Trong bộ phim "Huế - mùa Mai đỏ", đoàn làm phim đã tái tạo khoảng 16 ngôi nhà, sử dụng xe tăng, máy bay, xe lội nước thật cùng với 4.000 viên đạn mã tử và đạn AK, B41, cao xạ, cối 82 thật, 300kg thuốc nổ cho các cảnh trận địa. Chỉ riêng kinh phí đào 6 hầm, hào đã lên đến 280 triệu đồng, một đêm quay cảnh đánh nhau trong Đại Nội đoàn phải đền 39 triệu tiền cỏ bị cháy. Bộ có sự gợi ý, tư vấn từ Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.[16]

Các bộ phim tham gia với vai trò diễn viên

sửa
  • Chị nhàn (Sân Khấu - 1971)
  • Xa và gần (Phim điện ảnh - 1983)
  • Về nơi gió cát (Phim điện ảnh - 1981)
  • U6&U7 (Điện ảnh truyền hình - HTV 2006)

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c d e “Người làm phim chiến tranh nhiều nhất Việt Nam”. Báo Công an Nhân dân điện tử (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ a b c “Đạo diễn - NSƯT Trần Vịnh làm phim chiến tranh”. Báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ a b cand.com.vn. “Đạo diễn Trần Vịnh: Phim chiến tranh cũng là để nói hiện tại”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ a b Nẵng, Báo Công an TP Đà. “Đạo diễn, NSƯT Trần Vịnh: Người gắn tên mình vào ký ức chiến tranh”. Báo Công an TP Đà Nẵng: CADN Online- Kết nối niềm tin. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ a b An, Truyền hình Nghệ. “NSƯT, đạo diễn Trần Vịnh tặng phim về đề tài chiến tranh cho Đài PT-TH Nghệ An”. truyenhinhnghean.vn. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ “NSƯT Trần Vịnh trao tặng 35 bộ phim về đề tài chiến tranh cho KTV”. Báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  7. ^ “Đạo diễn Trần Vịnh với phim "Cửa ngõ". Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ “Người đàn bà đi trong mưa và tình người Ninh Thuận”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ Đức, Nhà Văn Xuân. “Lễ khởi quay phim "Bến đò xưa lặng lẽ”. Nhà văn Xuân Đức. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  10. ^ a b MEDIATECH. “Nghệ sĩ ưu tú Đạo diễn Trần Vịnh trao tặng phim cho Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình”. thaibinhtv.vn. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  11. ^ “Phim Giọt nước của dòng sông - Phim-Giot-nuoc-cua-dong-song -”. thanhnonmedia.com. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ “500 tác phẩm dự thi Liên hoan truyền hình toàn quốc”. Đại đoàn kết. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  13. ^ https://suckhoedoisong.vn. “Long lanh giọt biển”. suckhoedoisong.vn. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  14. ^ YouTube. “Bên dòng hoàng long (Phim VN)”. YouTube. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2022.
  15. ^ a b c “List of VTV dramas broadcast in 2003”, Wikipedia (bằng tiếng Anh), 21 tháng 1 năm 2022, truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022
  16. ^ 'Chịu chơi' làm phim chiến tranh”. thethaovanhoa.vn. 18 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.