Type 055 (lớp tàu khu trục)

lớp tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc

Tàu khu trục Type 055 (NATO/OSD định danh tàu tuần dương lớp Nhân Hải)[19] là một lớp tàu khu trục tàng hình mang tên lửa dẫn đường được chế tạo cho Hải quân Trung Quốc (PLAN). Theo cách nói chuẩn của NATO/OSD thì Type 055 được xếp vào loại tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường. Tàu có thiết kế để thực hiện đa nhiệm vụ; sự kết hợp của các cảm biến và hệ thống vũ khí cung cấp vai trò chính là phòng không khu vực, cùng khả năng tác chiến chống ngầm vượt trội hơn so với các tàu chiến mặt nước trước đây của Trung Quốc.[20]

Tàu khu trục Type 055 Nam Xương vào tháng 4 năm 2021
Khái quát lớp tàu
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác Hải quân Trung Quốc
Kinh phí 6 tỷ Nhân dân tệ (US$888 triệu) mỗi chiếc, đã bao gồm nghiên cứu và phát triển (năm tài khóa 2017)[1]
Thời gian đóng tàu Từ năm 2014 đến nay[2]
Thời gian phục vụ Từ năm 2020 đến nay[3]
Chế tạo 2 chiếc[4]
Dự tính 16 chiếc[5]
Đang hoạt động 8 chiếc[6]
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường
Tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường (theo NATO)
Trọng tải choán nước
  • 11.000 tấn (tiêu chuẩn)[7]
  • 12.000–13.000 tấn (đầy tải)[8]
Chiều dài 180 m (590 ft 7 in)[8]
Sườn ngang 20 m (65 ft 7 in)[8]
Mớn nước 6,6 m (21 ft 8 in)[2]
Công suất lắp đặt
Động cơ đẩy
Tốc độ 30 hải lý/h (56 km/h; 35 dặm/h)[2]
Tầm xa 5.000 hải lý (9.300 km) ở tốc độ 12 hải lý/h (22 km/h; 14 dặm/h)[2]
Thủy thủ đoàn tối đa Hơn 300 người[10]
Hệ thống cảm biến và xử lý
Tác chiến điện tử và nghi trang
Vũ khí
Máy bay mang theo
Hệ thống phóng máy bay
  • Nhà chứa trực thăng ở đuôi tàu[17]
  • Sàn đáp trực thăng[17]

Type 055 thực hiện các nhiệm vụ viễn chinh trên biển[21] và trở thành lực lượng hộ tống chính cho tàu sân bay Trung Quốc.[20] Hoa Kỳ phân loại những con tàu này là tàu tuần dương[22]Hải quân Mỹ (USN) định nghĩa tàu tuần dương là tàu chiến mặt nước cỡ lớn đa nhiệm vụ có thể treo cờ soái hạm;[23] điều này cho thấy Mỹ nghĩ rằng Type 055 sẽ thực hiện vai trò tương tự như tàu tuần dương lớp Ticonderoga của USN.[20]

Phát triển

sửa

Hải quân Trung Quốc đã bày tỏ quan tâm đến việc trang bị tàu khu trục cỡ lớn ngay từ cuối thập niên 1960. Năm 1976, một chương trình phát triển tàu chiến có mã số "055" được khởi xướng, nhưng sau đó bị hủy bỏ vào năm 1983 do gặp phải những khó khăn về kỹ thuật bởi tình trạng kém phát triển của ngành công nghiệp Trung Quốc ở thời điểm đó, ví dụ như Trung Quốc không thể tự sản xuất các động cơ tua-bin khí nội địa và cũng không đồng ý với mức giá nhập khẩu động cơ.[24]

Tháng 4 năm 2014, tại khu vực thử nghiệm điện tử hải quân Trung Quốc ở Vũ Hán đã xuất hiện một hình ảnh mô phỏng kích thước đầy đủ cấu trúc thượng tầng của Type 055 với cột buồm tích hợp gắn radar và nhiều thiết bị điện tử khác.[25][26]

Chiếc đầu tiên trong lớp Type 055 có tên là Nam Xương,[27] bắt đầu được đóng vào năm 2014 tại Nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải,[2] đưa vào biên chế ngày 12 tháng 1 năm 2020.[3] Trước khi biên chế, nó xuất hiện lần đầu trước công chúng trong cuộc diễu hành kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc[27] là ngày 23 tháng 4 năm 2019.[7] Vào thời điểm hạ thủy, Nam Xương là một trong những tàu chiến lớn nhất ở Đông Á sau Thế chiến thứ hai.[28][29]

Lô 8 chiếc đầu tiên được đóng trong giai đoạn 2014-2018, và tất cả đều đưa vào sử dụng cuối năm 2022.[30] Các hình ảnh vệ tinh cho thấy có thêm nhiều thân tàu khác đang được đóng mới, bao gồm hai chiếc ở Đại Liên vào tháng 1 năm 2022, và hai chiếc ở Giang Nam, như một phần của lô 8 chiếc thứ hai (để đạt tổng cộng 16 chiếc nhằm trang bị cho cả ba Hạm đội) theo chương trình mua sắm quốc phòng được quy định trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021–2025).[30][5]

Hình ảnh vệ tinh quan sát thấy chiếc thứ 9 và thứ 10 đã được hạ thủy tại Đại Liên và Giang Nam, trong khi chiếc thứ 11 và 12 sắp hoàn thành tại hai nhà máy đóng tàu này.[31]

Thiết kế

sửa

Tàng hình

sửa

Type 055 có phần thân nhô ra ở mạn tàu với các tính năng tàng hình đặc biệt như đầu tàu kín để che giấu điểm thả neo, dây xích mỏ neo và nhiều thiết bị khác. Mũi tàu và sàn tàu được thiết kế tương tự như tàu khu trục Type 052C/D. Phần thượng tầng có cấu trúc nối liền thông suốt làm tăng thể tích bên trong và giảm tiết diện phản xạ sóng radar. Thiết kế đặc biệt của ống khói giúp làm giảm cả tín hiệu hồng ngoại và mặt cắt radar.[9] Các nguồn tin Trung Quốc cho rằng thiết kế này nhìn chung là mang lại khả năng tàng hình, bởi vì các đặc điểm radar, tiếng ồn, hồng ngoại và bức xạ điện từ đều được giảm thiểu.[32]

Hệ thống động lực

sửa

Hệ thống đẩy của Type 055 gồm 4 động cơ tua-bin khí QC-280 có công suất 28 MW, được bố trí kiểu kết hợp khí và khí (COGAG) (kiểu hệ thống động cơ kết hợp 2 tua-bin khí để quay một chân vịt). Ngoài ra, tàu còn trang bị 6 máy phát điện tua-bin khí QD-50 công suất 5 MW.[9]

Tốc độ di chuyển tối đa ước tính là khoảng 30 hải lý/h.[2]

Hệ thống điện tử

sửa

Tài liệu quân sự Trung Quốc cho rằng Type 055 có khả năng "quản lý chỉ huy một nhóm tác chiến và các yếu tố hỗ trợ". Các hệ thống quản lý chiến đấu và chỉ huy-điều khiển của Type 055 có thể so sánh được với nhiều hệ thống hiện đại khác của hải quân Trung Quốc, điều này phản ánh mối quan tâm sâu sắc của nước này trong hơn một thập kỷ về vấn đề tích hợp thông tin từ cuối thập niên 2000.[33]

Nhiều thiết bị cảm biến được đặt bên trong cột buồm tích hợp và phần thượng tầng của tàu.[13] Type 055 có hệ thống radar băng tần kép, gồm 4 tấm mạng quét điện tử chủ động (AESA) Type 346B Dragon Eye băng tần S gắn ở thượng tầng, và bốn tấm băng tần X[34] nhỏ hơn[11] gắn trên cột buồm. Các tấm Type 346B ước tính lớn hơn 40% so với tấm Type 346A trên tàu khu trục Type 052D, giúp cho công suất truyền tín hiệu và độ nhạy lớn hơn.[34] Một số nguồn tin Trung Quốc khẳng định radar có khả năng phát hiện phương tiện tàng hình[35] và có thể sử dụng để dẫn đường tên lửa chống vệ tinh.[34]

Type 055 cũng trang bị radar điều hướng, hệ thống thông tin liên lạc và tình báo, hệ thống hỗ trợ tác chiến điện tử (ESM), hệ thống đối phó điện tử (ECM), cảm biến quang điện (EO), hệ thống cảnh báo laser, máy gây nhiễu quang điện tử và hệ thống liên kết dữ liệu. Các thiết bị này có thể tiên tiến hơn những loại được triển khai trên các tàu trước đó.[13][9]

Type 055 có một cửa để triển khai sonar quét độ sâu thay đổi[9]sonar mảng kéo.[9][11] Mũi tàu phình to có thể gắn một sonar bên trong với kích cỡ lớn hơn so với các tàu chiến mặt nước trước đây của Trung Quốc.[11][9]

Hệ thống vũ khí

sửa

Vũ khí chính của Type 055 là hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS) với 112 ống phóng,[8] bao gồm 64 ống phía trước và 48 ống phía sau. Hệ thống VLS này được cho là thuộc mô hình tiêu chuẩn kỹ thuật GJB 5860-2006 và cũng được triển khai trên tàu khu trục Type 052D;[9][36] GJB 5860-2006 có khả năng phóng nóng và phóng lạnh bằng cách sử dụng các hộp đồng tâm.[37] Con tàu có thể sử dụng biến thể VLS dài nhất, với các ống phóng dài 9 mét.[9] Type 055 mang theo tên lửa đất đối không HHQ-9, tên lửa hành trình chống hạm YJ-18, tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10, tên lửa chống tàu ngầm, và ngư lôi Yu-7.[8] Ngoài ra, lớp tàu này cũng có tiềm năng nâng cấp để mang theo tên lửa đạn đạo chống hạm.[38][39]

Vũ khí phụ của tàu bao gồm 1 pháo hạm 130 mm, 1 hệ thống vũ khí tầm gần 11 nòng 30 mm (CIWS), 1 hệ thống phòng không tầm ngắn HHQ-10, giàn phóng ngư lôi 324 mm và hệ thống phóng mồi bẫy. Tàu có một sàn đáp và nhà chứa dành cho 2 trực thăng.[13]

Những phát triển trong tương lai

sửa

Có một số đồn đoán cho rằng các biến thể Type 055 trong tương lai có thể trang bị vũ khí laser hoặc súng điện từ. Vì thiết kế hiện tại không có hệ thống đẩy điện tích hợp nên việc lắp đặt hệ thống này sẽ là điều cần thiết để tàu đáp ứng các yêu cầu về điện trong tương lai.[40]

Năm 2021, Bộ Quốc phòng Mỹ xác định Type 055 là nền tảng phóng dành cho các tên lửa đánh chặn tầm trung trên biển của Trung Quốc trong tương lai, ví dụ như tên lửa chống tên lửa đạn đạo HQ-19.[41]

Danh sách tàu khu trục Type 055

sửa
Số hiệu Tên tàu Trùng tên Nơi đóng tàu Đặt lườn Hạ thủy Biên chế Hạm đội Tình trạng
101[42] 南昌/Nam Xương[42] Thành phố Nam XươngGiang Tây Nhà máy đóng tàu Giang Nam,[43] đảo Trường Hưng, Thượng Hải 2014[30] 28 tháng 6 năm 2017[44] 12 tháng 1 năm 2020[3] Hạm đội Bắc Hải[45] Đang hoạt động[3]
102[42] 拉萨/Lhasa[42] Thành phố LhasaTây Tạng Nhà máy đóng tàu Giang Nam, đảo Trường Hưng[43] 2015[30] 28 tháng 4 năm 2018[46] 2 tháng 3 năm 2021[47] Hạm đội Bắc Hải[48] Đang hoạt động[48]
105[42] 大连/Đại Liên[42] Thành phố Đại LiênLiêu Ninh Nhà máy đóng tàu Đại Liên, Liêu Ninh[30] 2016[30] 3 tháng 7 năm 2018[30] 23 tháng 4 năm 2021[49] Hạm đội Nam Hải[50] Đang hoạt động[6]
106[42] 延安 / Diên An[42] Thành phố Diên AnThiểm Tây Nhà máy đóng tàu Đại Liên,[51] Liêu Ninh 2016[30] 3 tháng 7 năm 2018[30] Tháng 2 năm 2022[30] Hạm đội Nam Hải[30] Đang hoạt động[52]
103[42] 鞍山/An Sơn[42] Thành phố An SơnLiêu Ninh Nhà máy đóng tàu Giang Nam, đảo Trường Hưng[30] 2017[30] 12 tháng 9 năm 2019[30] 11 tháng 11 năm 2021[30] Hạm đội Bắc Hải[30] Đang hoạt động[6]
107[42] 遵义 / Tuân Nghĩa[6] Thành phố Tuân NghĩaQuý Châu Nhà máy đóng tàu Đại Liên, Liêu Ninh[30] 2017[30] 26 tháng 12 năm 2019[30] Tháng 11 năm 2022[30] Hạm đội Nam Hải[30] Đang hoạt động[6]
104[42] 无锡/Vô Tích[42] Thành phố Vô TíchGiang Tô Nhà máy đóng tàu Giang Nam, đảo Trường Hưng[30] 2018[30] 9 tháng 5 năm 2020[30] Tháng 3 năm 2022[30] Hạm đội Bắc Hải[30] Đang hoạt động[6]
108[42] 咸阳 / Hàm Dương[6] Thành phố Hàm DươngThiểm Tây Nhà máy đóng tàu Đại Liên, Liêu Ninh[30] 2018[30] 30 tháng 8 năm 2020[30] Tháng 12 năm 2022[30] Hạm đội Nam Hải Đang hoạt động[6]

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Chinese Cruiser or Destroyer ? Full Details on PLAN's First Type 055”. Navyrecognition.com. 29 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc 29 Tháng sáu năm 2017. Truy cập 29 Tháng sáu năm 2017.
  2. ^ a b c d e f Rahmat, Ridzwan (29 tháng 6 năm 2017). “China launches largest surface combatant to date”. Janes. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ a b c d Tate, Andrew (13 tháng 1 năm 2020). “Chinese navy's first Type 055-class destroyer enters service”. Jane's. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2020.
  4. ^ “China launches 10th Type 055 Vessel, increases production”. 28 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ a b “Hints of Chinese Naval Ambitions in the 2020s”. The Diplomat. 25 tháng 12 năm 2020. Lưu trữ bản gốc 25 Tháng mười hai năm 2020. Truy cập 25 Tháng mười hai năm 2020.
  6. ^ a b c d e f g h “The eighth Type 055 destroyer officially commissioned to PLA Navy”. China Military. 23 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ a b Tate, Andrew (24 tháng 4 năm 2019). “Chinese navy puts newest platforms on display”. Jane's 360. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ a b c d e f g h i j Tate, Andrew (3 tháng 7 năm 2018). “China launches two Type 055 destroyers simultaneously in Dalian”. Janes. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2018.
  9. ^ a b c d e f g h i j Joe, Rick (8 tháng 6 năm 2018). “All You Need to Know About China's New Stealth Destroyer”. The Diplomat. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2018.
  10. ^ “China Kicks off Work on 6th Type 055 Guided-Missile Destroyer”. The Diplomat. 15 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc 20 Tháng Ba năm 2018. Truy cập 20 Tháng Ba năm 2018.
  11. ^ a b c d e f Caldwell et al.: trang 8
  12. ^ “Type 055 Class Destroyers”. Naval Technology. 11 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2022.
  13. ^ a b c d e Wertheim, Eric (tháng 3 năm 2023). “Type 055 Renhai-class Cruiser: China's Premier Surface Combatant”. Học viện Hải quân Hoa Kỳ.
  14. ^ a b Caldwell et al.: trang 13
  15. ^ Chan, Minnie (20 tháng 4 năm 2022). “Chinese navy shows off hypersonic anti-ship missiles in public”. South China Morning Post. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2022.
  16. ^ a b Caldwell et al.: trang 12
  17. ^ a b c d e Caldwell et al.: trang 15
  18. ^ Wang, Amber (23 tháng 4 năm 2022). “Chinese navy shows off new anti-submarine helicopter”. South China Morning Post. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2022.
  19. ^ O'Rourke, Ronald (7 tháng 10 năm 2021). China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities - Background and Issues for Congress (Bản báo cáo). Vụ Khảo cứu Quốc hội. tr. 24–25. RL33153. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2021.
  20. ^ a b c Rogoway, Tyler. “China's Type 055 Super Destroyer Is A Reality Check For The US And Its Allies”. The Drive (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2017.
  21. ^ Holmes, James R. (15 tháng 2 năm 2018). “Fleet Design with Chinese Characteristics” (PDF). Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2018.
  22. ^ United States Department of Defense (tháng 5 năm 2017). Annual Report To Congress: Military and Security Developments Involving the People's Republic of China 2017 (PDF) (Bản báo cáo). tr. 25. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  23. ^ “United States Navy Fact File: Cruisers - CG”. 9 tháng 1 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2018.
  24. ^ “Summary of Historic facts (Part 3, Reviews of Large Size Destroyer Research)”. Historical Data of Destroyers. Historical Data of Chinese Shipbuilding Industry (bằng tiếng Trung). China Shipbuilding Industry Corporation, Department of Equipment and Technology of People's Liberation Army Navy. tr. 10–11.
  25. ^ Caldwell et al.: trang 4
  26. ^ Lin, Jeffrey; Singer, P.W. (9 tháng 4 năm 2014). “The next new major Chinese warship arrives, on land”. Popular Science. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2015.
  27. ^ a b Chen, Zhuo biên tập (26 tháng 4 năm 2019). “China to commission first Type 055 guided missile destroyer”. Xinhua. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2019.
  28. ^ Mizokami, Kyle (29 tháng 6 năm 2017). “China launches Asia's biggest post-WWII warship”. Popular Science. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2017.
  29. ^ Lin, Jeffrey (28 tháng 6 năm 2017). “China Launches Asia's Largest Surface Warship”. Popular Mechanics. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2017.
  30. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa ab ac ad Jane's Fighting Ships, 2023-2024 Edition, ISBN 978-0-7106-3428 3, trang 138.
  31. ^ Luck, Alex (28 tháng 5 năm 2024). “China launches 10th Type 055 Vessel, increases production”. Naval News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2024.
  32. ^ Lendon, Bard (28 tháng 6 năm 2017). “China's newest destroyer seen as challenge to Asia rivals”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2017.
  33. ^ Caldwell et al.: trang 9
  34. ^ a b c Tate, Andrew (13 tháng 10 năm 2020). “More details emerge about detection capabilities of Type 055 destroyer's radar”. Janes. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2021.
  35. ^ “Chinese Type 055 destroyer has anti-stealth and anti-satellite capabilities”. Navy Recognition. 12 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2021.
  36. ^ Wang, Weixing biên tập (4 tháng 9 năm 2012). “谜一样的战舰 从052D驱逐舰看中舰艇系统” [A Ship of Mystery: The Shipborne Systems of Type 052D] (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2012.
  37. ^ Bussert, James C. (1 tháng 7 năm 2013). “China's Navy Deploys Three-Tier Defensive Weapons”. Afcea International. AFCEA. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2019.
  38. ^ Caldwell et al.: trang 11-12
  39. ^ “Will China upgrade its destroyers with 'carrier killer' missiles?”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 12 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2020.
  40. ^ Zhang, Tao biên tập (8 tháng 1 năm 2015). “Expert: Don't overanalyze PLAN's type-055 destroyer”. China Military Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2015.
  41. ^ United States Department of Defense (tháng 5 năm 2017). Annual Report To Congress: Military and Security Developments Involving the People's Republic of China 2021 (PDF) (Bản báo cáo). tr. 80.
  42. ^ a b c d e f g h i j k l m n Văn phòng Tình báo Hải quân (tháng 12 năm 2022). “PLA Navy Identification Guide” (PDF). Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  43. ^ a b Tate, Andrew; O'Connor, Sean (26 tháng 4 năm 2017). “Construction of China's Type 055 destroyers forges ahead”. Janes. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2017.
  44. ^ 陈国全; 尹航 (28 tháng 6 năm 2017). 我国新型万吨级驱逐舰首舰下水 (bằng tiếng Trung). Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2017.
  45. ^ 夏阳 (29 tháng 3 năm 2021). 杨宜修 (biên tập). “改进型052D官宣入列东海舰队| 反潜能力提升, 还能探测隐身目标”. eastday.com. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  46. ^ Tate, Andrew (30 tháng 4 năm 2018). “China launches second Type 055 destroyer”. Jane's 360. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2018.
  47. ^ “055型驱逐舰拉萨舰正式加入中国海军序列”. Ministry of National Defense of the People's Republic of China. 25 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2021.
  48. ^ a b Tate, Andrew (8 tháng 3 năm 2021). “PLAN's second Type 055-class destroyer enters service”. Janes. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2021.
  49. ^ Tate, Andrew (27 tháng 4 năm 2021). “China commissions three major naval vessels on PLAN's 72nd anniversary”. Janes. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2021.
  50. ^ “La Armada china recibe 3 buques para reforzar el control en el mar de China Meridional”. Agencia EFE (bằng tiếng Tây Ban Nha). 25 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2022.
  51. ^ Gady, Franz-Stefan (15 tháng 3 năm 2018). “PLA Navy commissions destroyer”. The Diplomat. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023.
  52. ^ Zhao Lei (2 tháng 8 năm 2022). “PLA Navy commissions destroyer”. China Daily. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2023.

Nguồn

sửa