Hồi quốc Rum hay Hồi quốc Rum Seljuk, (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Anadolu Selçuklu Devleti hoặc Rum Sultanlığı, tiếng Ba Tư: سلجوقیان روم, Saljūqiyān-e Rūm), là một quốc gia Hồi giáo Sunni của người Turk Seljuk thời trung cổAnatolia. Hình thành từ sự phân liệt Đế quốc Seljuq, quốc gia này tồn tại từ năm 1077 đến năm 1307. Kinh đô ban đầu ở İznik sau rời về Konya, nhưng vì triều đình của Hồi quốc này thường xuyên di chuyển, nên các thành phố như KayseriSivasalso đôi khi cũng giữ chức năng của kinh đô. Tại thời điểm cực thịnh, Hồi quốc này trải rộng khắp miền Trung Anatolia, từ bờ biển AntalyaAlanya bên Địa Trung Hải đến lãnh địa của Sinop bên Biển Đen. Ở phía Đông, Hồi quốc này đã thôn tính các nhà nước khác của người Turk và trải rộng đến hồ Van. Điểm cực Tây của nhà nước này gần Denizli và cửa ngõ vào bồn địa Aegean.

Hồi quốc Rûm
Tên bản ngữ
  • Anadolu Selçuklu Devleti
    سلجوقیان روم
1077–1307
Quốc kỳ Hồi quốc Rûm
Quốc kỳ
Expansion of the Sultanate in c.1100-1240.
Expansion of the Sultanate in c.1100-1240.
Tổng quan
Vị thếSultanate
Thủ đôNicaea (İznik)
Iconium (Konya)
Ngôn ngữ thông dụngPersian (official & literature)[1][2]
Old Anatolian Turkish[3]
Sultans 
• 1077-1086
Suleiman ibn Qutulmish
• 1303–1308
Mesud II
Lịch sử 
1077
1307
Địa lý
Diện tích 
• 1243
400.000 km2
(154.441 mi2)
Tiền thân
Kế tục
Great Seljuq Empire
Danishmends
Mengujekids
Saltukids
Artukids
Anatolian Beyliks
Đế quốc Ottoman
Ilkhanate
Armenian Kingdom of Cilicia

Lịch sử

sửa

Cái tên "Rûm" bắt nguồn từ tiếng Ả Rập để chỉ La Mã. Người Seljuq gọi vùng đất hồi quốc của mình là Rum bởi vì nó được các đội quân Hồi giáo thành lập trên lãnh thổ vốn một thời gian dài thuộc về người La Mã, cụ thể là đế quốc Byzantine.[4] Nhà nước này cũng có khi được gọi là Hồi quốc Konya (hoặc Hồi quốc Iconium) trong các tài liệu cổ ở phương Tây và trong các tài liệu của Thổ Nhĩ Kỳ.[5]

Hồi quốc này đã rất phồn thịnh, đặc biệt là vào thời điểm cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13 khi nó chiếm được của Byzantine những thương cảng quan trọng bên bờ Địa Trung Hải và Biển Đen. Trong phạm vi Anatolia người Seljuq đã thúc đẩy thương mại phát triển bằng cách dựng lên những trung tâm thương mại, tạo thuận lợi cho trung chuyển hàng hóa từ IranTrung Á tới các cảng nói trên. Thương mại với Genoese đặc biệt phát triển trong thời kỳ này. Quốc gia ngày một thịnh vượng cho phép Hồi quốc này thôn tính các nhà nước Turk khác ở Đông Anatolia nhờ vào các cuộc chiến tranh ở Manzikert, Danishmends, Mengücek, Saltukids, và Artuqids. Các Hồi vương Seljuq đã giành thắng lợi trong chiến tranh với lực lượng Thập Tự Chinh, nhưng lại thất bại dưới sức mạnh của Đế quốc Mông Cổ vào năm 1243. Các hồi vương Seljuq trở thành chư hầu cho Mông Cổ sau cuộc chiến Kose Dag,[6] và mặc dù đã cố gắng quản lý để giữ gìn sự thống nhất, song Hồi quốc này đã bị chia rẽ vào nữa cuối thế kỷ 13 và đã sụp đổ hoàn toàn vào thập niên đầu của thế kỷ 14.

Trong những thập kỷ tiếp theo, lãnh thổ của Hồi quốc Rûm bị chia sẻ thành các công quốc hay beyliks, trong đó Osmanoğlu, sau này chính là Đế quốc Ottoman, dần dần trở thành bá chủ.

Các Sultan

sửa
  1. Kutalmışoglu Suleiman 1077–1086
  2. Abu'l Qasim (tự tuyên bố) 1086–1092
  3. Kilij Arslan I 1092–1107
  4. Malik I Shah 1107–1116
  5. Mesud I 1116–1156
  6. Kilij Arslan II 1156–1192
  7. Kaykhusraw I 1192–1196
  8. Suleiman II 1196–1204
  9. Kilij Arslan III 1204–1205
  10. Kaykhusraw I (lần thứ hai) 1205–1211
  11. Kaykaus I 1211–1220
  12. Kayqubad I 1220–1237
  13. Kaykhusraw II 1237–1246
  14. Kaykaus II 1246–1260
  15. Kilij Arslan IV 1248–1265
  16. Kayqubad II 1249–1257
  17. Kaykhusraw III 1265–1282
  18. Mesud II 1282–1284
  19. Kayqubad III 1284
  20. Mesud II (lần thứ hai) 1284–1293
  21. Kayqubad III (lần thứ hai) 1293–1294
  22. Ghiyath ad-Din Mesud II (lần thứ ba) 1294–1301
  23. Kayqubad III (lần thứ ba) 1301–1303
  24. Mesud II (lần thứ tư) 1303–1307
  25. Mesud III 1307

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Grousset, Rene, The Empire of the Steppes: A History of Central Asia, (Rutgers University Press, 2002), 157; "...the Seljuk court at Konya adopted Persian as its official language.".
  2. ^ Bernard Lewis, Istanbul and the Civilization of the Ottoman Empire, (University of Oklahoma Press, 1963), 29; "The literature of Seljuk Anatolia was almost entirely in Persian...".
  3. ^ Encyclopedia Britannica: "Modern Turkish is the descendant of Ottoman Turkish and its predecessor, so-called Old Anatolian Turkish, which was introduced into Anatolia by the Seljuq Turks in the late 11th century ad." [1]
  4. ^ Alexander Kazhdan, "Rūm" The Oxford Dictionary of Byzantium (Oxford University Press, 1991), vol. 3, p. 1816.
  5. ^ [2]
  6. ^ John Joseph Saunders, The History of the Mongol Conquests, (University of Pennsylvania Press, 1971), 79.
  • Bosworth, C. E. (2004). The New Islamic Dynasties: a Chronological and Genealogical Manual ISBN 0-7486-2137-7. Edinburgh University Press.
  • Bektaş, Cengiz (1999). Selcuklu Kervansarayları, Korunmaları Ve Kullanlmaları üzerine bir öneri: A Proposal regarding the Seljuk Caravanserais, Their Protection and Use ISBN 975-7438-75-8 (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ and English).Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Yavuz, Ayşıl Tükel. “The concepts that shape Anatolian Seljuq caravanserais” (PDF). ArchNet. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2007.
  • “List of Seljuk edifices”. ArchNet. List: Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2007.
  • Katharine Branning. Turkish Hans: “Examples of caravanserais built by the Anatolian Seljuk Sultanate” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp).