Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Amphetamin
Kết quả: Đề cử thành công. – 𝓚𝓱𝓪𝓷𝓰 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 09:23, ngày 8 tháng 3 năm 2023 (UTC)
Amphetamin (hay còn gọi là hồng phiến) là chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Trong lịch sử, amphetamin được sử dụng để điều trị nghẹt mũi và trầm cảm. Amphetamin cũng được sử dụng là chất cải thiện khả năng thi đấu trong thể thao, thuốc hưng trí, thuốc kích dục và thuốc làm tăng hưng phấn. Amphetamin là thuốc theo toa ở nhiều quốc gia, và việc sở hữu và phân phối amphetamin được kiểm soát chặt chẽ do những nguy cơ to lớn của thuốc lên sức khỏe nếu việc sử dụng thuốc phục vụ mục đích giải trí.
Đây là hợp chất gốc của lớp cấu trúc riêng mang tên amphetamin thay thế, bao gồm cả MDMA (thuốc lắc) và methamphetamin (ice, ma túy đá).
Chất kích thích dạng amphetamin ban đầu có nguồn gốc từ cây Ma hoàng, có chứa ephedrin, được người Trung Quốc sử dụng khoảng 5000 năm trước.
Fact thú vị: Nếu nhà bạn bán thuốc, thấy có vị khách nào đó thu mua với số lượng lớn thuốc cảm cúm như Ameflu, Tiffy, thuốc chống viêm mũi dị ứng hay thu mua tinh dầu xá xị, rất có thể họ đang mang về để tổng hợp ma túy. Đây là ví dụ.
Bình luận: Bài được dịch toàn bộ từ BVCL en, được tôi dịch và đối chiếu danh pháp trong slide bài giảng tâm thần cẩn thận. Tôi đã Việt hóa các hình minh họa để người đọc nắm được cơ chế tác động một cách tốt hơn. Nếu bài viết được bình chọn làm BVCL, Wikipedia Tiếng Việt sẽ có 1 tuần trưng "hồng phiến" ở trang chính :)).
- Hướng dẫn đánh giá
-
- Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết chọn lọc
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác. — Dr. Voirloup💬 13:32, ngày 6 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết chọn lọc
Đồng ý
sửa- Đồng ý Bài viết chăm chút, chi tiết, đầu tư kỹ, có thể khá nhiều thuật ngữ nhưng đó lại là cần thiết cho một bài bách khoa chuyên ngành thứ thiệt. Ủng hộ "hồng phiến" lên trang nhất. Trong hoàn cảnh, khi mà "paracetamol" cất quá lâu không còn dùng được thì đây sẽ là sự thay thế tuyệt vời, sẽ gây "nghiện" những độc giả muốn tìm kiếm. Lcsnes (thảo luận) 15:26, ngày 15 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- Đồng ý Cảm ơn bạn Mongrangvebet đã đóng góp cho Wikipedia một bài viết lớn về hợp chất hóa học. Đúng hơn thì bài viết còn liên quan đến sinh học, y học nữa, nói chung là một bài viết khá chất lượng. Mong bạn có thêm nhiều đóng góp cho dự án nói chung và mảng khoa học nói riêng. Thỉnh thoảng quay lại Love Moments on Television 13:30, ngày 23 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- Đồng ý Bài viết chất lượng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:59, ngày 27 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- Đồng ý Bài viết chất lượng Biheo2812 Thảo luận! 11:19, ngày 1 tháng 3 năm 2023 (UTC)
- Đồng ý Bài viết chất lượng. Khánh Snake (thảo luận) 00:28, ngày 2 tháng 3 năm 2023 (UTC)
Phản đối
sửaÝ kiến
sửa- Các quote trong một số chú thích khá dài, có lẽ cũng nên được dịch ra giống như chú thích [96] & [98] cho dễ hiểu và đồng bộ. Lcsnes (thảo luận) 15:34, ngày 14 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- Con đường khen thưởng (reward pathway): ở bài này 2019 gọi là "vòng cung thưởng thức", ở đây cũng thế (tuy dẫn nguồn từ bvtt-tphcm nhưng khác bài và cũ hơn từ 2016). Và có lẽ cũng nên có một ghi chú ngắn giải thích cho thuật ngữ này (cái này optional vì đã ngoại đạo đọc vào thì thuật ngữ nào cũng muốn được giải thích hết^^, nên ý chính là xem có chính xác & thông dụng hay ko thôi). Lcsnes (thảo luận) 16:00, ngày 14 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- (1) chú thích 96 và 98 thuộc bản mẫu:Thuật ngữ nghiện, trong đó đã dịch sang tiếng Việt. Các chú thích còn lại trong bài đều trích một phân nội dung của các nghiên cứu khoa học trong bài. Tôi thấy việc có dịch hay không là tùy tâm, tuy nhiên tôi thấy việc để tiếng Anh lại thấy OK hơn vì chỉ cần copy nội dung, nhấn vào xem bài báo nghiên cứu, Ctrl+F --> Ctrl+V là có thể đối chiếu được, còn nếu dịch thì nhiều khi có sự sai khác so với nghiên cứu gốc.
- (2) "pathway" trong miễn dịch học được dịch là "con đường", ví dụ: con đường cổ điển (classical pathway) trong việc hoạt hóa bổ thể (một yếu tố trong hệ miễn dịch). Về thuật ngữ "con đường khen thưởng" có báo suckhoedoisong (cơ quan ngôn luận Bộ Y tế) và một bài báo trong báo tiền phong sử dụng,... Ở Việt Nam tôi chưa thấy nghiên cứu cụ thể nào về "con đường khen thưởng", khi đi bệnh viện, tôi thấy các bác sĩ khoa tâm thần có đề cập về "con đường khen thưởng" bằng cách nói miệng chứ không thấy cụ thể hóa. – — Dr. Voirloup💬 13:51, ngày 15 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- Thanks bạn, chúc bác sĩ Mongrangvebet có nhiều sức khỏe, với cách bạn tâm huyết trên này cũng cho thấy sự tận tâm với chuyên ngành cao quý ngoài đời thực, xin nghiêng mình! Lcsnes (thảo luận) 15:22, ngày 15 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- Cảm ơn bạn. Bs cũng chỉ là 1 nghề thôi, làm cái gì mà đóng góp được cho xã hội, lương tâm không vướng bận, đủ nuôi sống mình thì nghề nào cũng cao quý. – — Dr. Voirloup💬 15:55, ngày 15 tháng 2 năm 2023 (UTC)
- Thanks bạn, chúc bác sĩ Mongrangvebet có nhiều sức khỏe, với cách bạn tâm huyết trên này cũng cho thấy sự tận tâm với chuyên ngành cao quý ngoài đời thực, xin nghiêng mình! Lcsnes (thảo luận) 15:22, ngày 15 tháng 2 năm 2023 (UTC)