Wilhelm Conrad Röntgen (phiên âm: Rơngen) (27 tháng 3 năm 184510 tháng 2 năm 1923),[1] sinh ra tại Lennep, Đức, là một nhà vật lý, giám đốc Viện vật lý ở Đại học Würzburg. Năm 1869, khi mới 25 tuổi, ông nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Zurich. Suốt các năm tiếp theo ông công tác tại nhiều trường đại học khác nhau và trở thành nhà khoa học xuất sắc. Năm 1888, ông được bổ nhiệm làm giáo sư vật lý và là giám đốc Viện Vật lý của Đại học Würzburg. Vào ngày 8 tháng 11 năm 1895, ông đã khám phá ra sự bức xạ điện từ, loại bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ngắn (10 pm < lamda < 10 nm) mà ngày nay chúng ta được biết đến với cái tên tia x-quang hay tia Röntgen. Nhờ khám phá này ông trở nên rất nổi tiếng. Năm 1901 ông được nhận giải Nobel Vật lý lần đầu tiên trong lịch sử.

Wilhelm Röntgen
Wilhelm Conrad Röntgen
Sinh27 tháng 3 năm 1845
Lennep, Vương Quốc Phổ, Bang liên Đức
Mất10 tháng 2, 1923(1923-02-10) (77 tuổi)
München, Cộng hòa Weimar
Quốc tịch Đức
Trường lớpETH Zurich
Đại học Zürich
Nổi tiếng vìX-quang
Giải thưởng Giải Nobel vật lý năm 1901
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý
Nơi công tácĐại học Strassburg
Hohenheim
Đại học Giessen
Đại học Würzburg
Đại học München
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngHerman March

Thời trẻ và sự giáo dục sửa

Röntgen sinh tại Lennep (ngày nay là một phần của Remscheid) thuộc Đức.[2] Gia đình ông đã di chuyển đến ApeldoornHà Lan khi ông 3 tuổi. Ông được giáo dục tại Đại học của Martinus Herman van Doorn. Năm 1862, ông nhập học tại trường Utrecht Technical School, tại đây ông bị đuổi vì đã tạo ra một bức tranh bức biếm họa một giáo viên, một người mà ông gọi là "tội phạm", một người vô trách nhiệm.

Năm 1865, ông đã thử để được nhận vào Đại học Utrecht mà không có giấy ủy nhiệm đòi hỏi với các sinh viên chính quy. Nghe thấy có thể vào trường Federal Polytechnic InstituteZurich (ngày nay là trường ETH Zurich), ông đã thi vào trường này và trở thành sinh viên của trường. Năm 1869, ông tốt nghiệp với bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich.

Nghề nghiệp sửa

Năm 1874 Röntgen trở thành giảng viên tại Đại học Strasbourg. Năm 1875 ông trở thành một giáo sư tại Học viện Nông nghiệpHohenheim, Württemberg. Năm 1876, ông trở lại Strasbourg làm giáo sư vật lý và năm 1879 ông được bổ nhiệm là giáo sư vật lý của Đại học Giessen. Năm 1888, ông trở thành giám đốc Viện vật lý của Đại học Würzburg và năm 1900 của Đại học München. Röntgen có gia đình ở Iowa thuộc Hoa Kỳ. Mặc dù ông đã chấp nhận sự bổ nhiệm tại Đại học ColumbiaNew York và trên thực tế đã mua vé tới đó nhưng Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra đã làm thay đổi kế hoạch của ông, ông đã ở lại München.

Khám phá ra tia X-quang sửa

 
Bức ảnh X-ray (X-quang) do Röntgen chụp vào năm 1896.

Gia đình sửa

  • Vợ: Anna Bertha Ludwig (cưới năm 1872, mất 1919)
  • Con: con nuôi là Josephine Bertha Ludwig (nhận nuôi lúc 6 tuổi, năm 1887, là cháu ruột của Anna)

Giải thưởng sửa

Một vài địa điểm ở Lennep-Remscheid, nơi ông sinh ra sửa

Ngày nay ở Remscheid, 40 km về phía đông Düsseldorf, chúng ta có thể nhìn thấy ngôi nhà nơi Roentgen đã sinh ra, và bảo tàng Röntgen.[3]

Chú thích sửa

  1. ^ “Wilhelm Conrad Röntgen - Biographical”.
  2. ^ “Wilhelm Conrad Röntgen, GERMAN PHYSICIST”.
  3. ^ “Roentgen Museum”.

Liên kết ngoài sửa