Đông Minh Huệ Nhật (zh. 東明慧日, ja. Tōmei Enichi, 1272-1340) là Thiền sư Trung Quốc đời Nguyên, thuộc phái Hoằng Trí, tông Tào Động, sống dưới thời nhà Nguyên. Sư đắc pháp nơi Thiền sư Trực Ông Đức Cử.

Thiền sư
đông minh huệ nhật
東明慧日
Pháp danhHuệ Nhật
Pháp hiệuĐông Minh
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại thừa
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiTào Động
Chi pháiHoằng Trí Phái
Sư phụTrực Ông Đức Cử
Trước tácBạch Vân Đông Minh hòa thượng ngữ lục
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh1272
Nơi sinhĐịnh Hải, Minh Châu, Nam Tống
Mất
Ngày mất25 tháng 10, 1340
Nơi mấtNhật Bản
Giới tínhnam
Nghề nghiệptì-kheo
Quốc giaTrung Quốc
 Cổng thông tin Phật giáo

Su là một trong những vị có công truyền bá Tông Tào Động sang Nhật. Dòng pháp của sư được biết đến với tên gọi là Đông Minh phái, là một trong 24 phái của Thiền tông Nhật Bản.[1]

Tiểu sử sửa

Sư họ Thẩm, quê ở huyện Hải Định, vùng Minh Châu, tỉnh Triết Giang. Năm 9 tuổi, sư đến chùa Đại Đùng ở vùng Thuận Hóa, tỉnh Triết Giang xin làm sa-di tạ. Đến năm13 tuổi, sư mới chính thức xuất gia. Đến năm 17 tuổi, sư được thọ giới cụ túc.[1][2]

Sau sư đi đến thiền hội của nhiều vị Thiền sư đương thời để tham vấn thiền cơ và cuối cùng đạt giác ngộ nơi Thiền sư Trực Ông Đức Cử - trụ trì của Thiên Ninh Thiền tự (zh. 天寧寺) và được vị này ấn khả, nối dòng pháp của vị này. Tuy đã đạt ngộ nhưng sư vẫn đến nhiều nơi như Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự, Linh Ẩn Thiền Tự, Vạn Thọ Thiền Tự,...để trao đổi kinh nghiệm chứng ngộ của mình trước khi ra hoằng hóa.[2]

Đầu tiên, sư đến trụ trì và giáo hóa tại Bạch Vân Bảo Khánh Tự ở miền Đông được 6 năm. Phong cách và đức hạnh của sư được nhiều người biết đến.[2]

Năm 1309, thể theo lời mời của Tướng Quân Bắc Điều Quân Thời (ja. Hōjō Sadatoki), sư du phương sang Nhật Bản hoằng pháp và đến trụ trì tại Thiền Hưng tự ở vùng Sagami. Sau đó sư lại được mời đến thuyết giảng tại Viên Giác Tự (ja. Engagu-ji). Cũng tại đây, sư lập một am nhỏ trong khuôn viên chùa và lấy tên am là Bạch Vân và ẩn cư ở đây.[2][3]

Ngoài ra, sư cũng được mời đến thuyết giảng tại nhiều ngôi chùa khác như Vạn Thọ tự, Thọ Phước tự, Đông Thắng tự, Kiến Trường tự,... Đến những năm tháng cuối đời, sư trở lại am Bạch Vân. Sư dạy chúng hơn 30 năm, xiển dương tông phong Tào Động mạnh mẽ tại Nhật.[1][2]

Đến ngày 4 tháng 10 năm 1340, sư an nhiên thị tịch, thọ 69 tuổi và 53 tuổi hạ. Tác phẩm để lại ở đời có Bạch Vân Đông Minh Hòa Thượng Ngữ Lục (zh. 白雲東明和尚語錄) gồm 3 quyển.[2]

Nguồn tham khảo sửa

  1. ^ a b c 慈怡. “東明慧日”. Buddha Space. Truy cập ngày 7 tháng 9, 2023.
  2. ^ a b c d e f “Đông Minh Huệ Nhật”. Phật Giáo. Truy cập ngày 7 tháng 9, 2023.
  3. ^ “東明慧日”. DILA. Truy cập ngày 7 tháng 9, 2023.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán