Lê Phi Phi

nhạc trưởng người Việt Nam

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Hahahihihaha (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 04:04, ngày 13 tháng 11 năm 2022. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Lê Phi Phi (sinh năm 1967 hoặc 1968; tên khác là Le Fifi[1]) là một nhạc trưởng người Việt Nam định cư tại Bắc Macedonia. Lê Phi Phi một trong những nghệ sĩ âm nhạc cổ điển Việt Nam thành danh ở châu Âu.

Lê Phi Phi
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1968 (55–56 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhạc trưởng
Gia đình
Bố
Hoàng Vân
Lĩnh vựcÂm nhạc
Sự nghiệp âm nhạc
Năm hoạt động1993 - Nay
Dòng nhạcCổ điển

Lê Phi Phi là con trai của nhạc sĩ Hoàng Vân. Lê Phi Phi tốt nghiệp khoa piano và chỉ huy tại Nhạc viện Hà Nội năm 1986, sau đó tiếp tục theo học ở Nhạc viện Tchaikovsky. Sau khi tốt nghiệp, ông làm nhạc trưởng thường trực của Dàn nhạc Macedonia và là giáo sư của Trung tâm Nhạc vũ kịch "Ilija Nikolovski-Luj" tại Macedonia. Từ năm 1995, Lê Phi Phi bắt đầu về Việt Nam thực hiện nhiều chương trình hòa nhạc. Tuy sống và làm việc ở Macedonia nhưng nhiều năm qua, Lê Phi Phi luôn trở về Việt Nam để tham gia chương trình hòa nhạc "Điều còn mãi" do báo VietNamNet tổ chức vào ngày 2 tháng 9 hàng năm. Hiện nay, ông tham giảng dạy ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Macedonia, hợp tác làm chương trình với các dàn nhạc, nhà hát tại Macedonia và các quốc gia khác.

Lê Phi Phi là người đóng vai trò nhạc trưởng có sự gắn bó và cống hiến cho nền âm nhạc cổ điển tại Việt Nam, đồng thời còn là một trong số ít nhạc trưởng Việt Nam đã và đang đảm trách vị trí nhạc trưởng của nhiều dàn nhạc giao hưởng có đẳng cấp tầm cỡ quốc tế.

Thân thế

Lê Phi Phi sinh năm 1967 hoặc 1968.[2][3] Ông là con trai út của nhạc sĩ Hoàng Vân và bác sĩ Lê Thị Ngọc Anh.[4] Chị gái hơn ông 3 tuổi là tiến sĩ âm nhạc Lê Y Linh.[5] Lê Phi Phi trải qua thời thơ ấu tại một căn nhà trên phố Hàng Thùng, cũng là nhà của ông nội và là nơi cha ông được sinh ra.[6] Vào thời điểm học hết cấp 2, khi phải quyết định việc có theo con đường âm nhạc hay không, gia đình Lê Phi Phi đã có những đắn đo. Chị gái tôi đã đi theo con đường âm nhạc của cha. Lê Phi Phi còn là một trong các thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp tại trường Trung học cơ sở Trưng Vương.[3]

Khi bắt đầu được học âm nhạc, ông học đàn piano. Sau khi học hết sơ cấp, ông thi vào chuyên ngành Lý luận hệ trung cấp của Nhạc viện Hà Nội. Tuy vậy, trong những năm học trung cấp, cha ông và các giảng viên trong trường nhận thấy Lê Phi Phi nên theo học chuyên ngành chỉ huy nhằm phù hợp với con người và tính cách hơn. Vì vậy, ông quyết định chọn ngành chỉ huy dàn nhạc.[7]

Sự nghiệp

Lê Phi Phi tốt nghiệp khoa piano và chỉ huy tại Nhạc viện Hà Nội năm 1986, sau đó tiếp tục theo học ở Nhạc viện Tchaikovsky dưới sự giảng dạy của giáo sư Leonid Vladimirovich Nikolaev.[8] Sau khi tốt nghiệp, ông làm nhạc trưởng thường trực của Dàn nhạc Macedonia và là giáo sư của Trung tâm Nhạc vũ kịch "Ilija Nikolovski-Luj" tại Macedonia.[2]

Từ năm 1995, Lê Phi Phi bắt đầu về Việt Nam thực hiện nhiều chương trình hòa nhạc. Ông đóng vai trò là cầu nối giữa các nghệ sĩ Việt kiều với các đơn vị biểu diễn trong nước.[9] Phi Phi thường xuyên hợp tác với các nghệ sĩ đáng chú ý tại Việt Nam như: Đặng Thái Sơn, Bích Trà, Bùi Công Duy, Thanh Lam, Hồng Nhung, Tùng Dương.[10] Tháng 1 năm 2005, Lê Phi Phi được bầu chọn là một trong những kiều bào "Vinh danh nước Việt", một chương trình do Báo Điện tử Vietnamnet tổ chức.[8] Sau khi trở về Việt Nam từ năm 2009, Lê Phi Phi hoạt động tích cực cùng các dàn nhạc lớn khắp Việt Nam như Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia, dàn nhạc của Nhà hát Nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt NamDàn nhạc Giao hưởng Hà Nội.[11] Từ mùa diễn năm 2007 đến năm 2012, Lê Phi Phi được mời làm chỉ huy trưởng thường trực của Dàn nhạc giao hưởng thành phố Niš tại Serbia.[12]

Đầu năm 2014, Lê Phi Phi chỉ huy đêm nhạc của hai nghệ sĩ vĩ cầm trẻ Macedonia là Eva Bogoevska và Vuchidolova trong đêm nhạc "Sounds from Macedonia" đánh dấu sự trở về của ông sau khoảng thời gian không ở trong nước.[10] Tháng 8 cùng năm, trong khuôn khổ hòa nhạc "Giai điệu Thắp sáng niềm tin" với chủ đề Bản Tango mùa Thu tại Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh, Lê Phi Phi cùng vợ là nghệ sĩ vĩ cầm Lidija Dobrevska tham gia chương trình với mục đích gây quỹ học bổng cho học sinh nghèo.[13]

Tháng 8 năm 2015, Lê Phi Phi tiếp tục cùng vợ tham gia chương trình hòa nhạc định kỳ lần thứ 82 của Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam tại Nhà hát lớn Hà Nội.[14] Cũng trong năm đó, khi nhạc sĩ Hoàng Vân lâm bệnh nặng, Lê Phi Phi đã về nước và ở bên cạnh chăm sóc cha mình.[15] Tháng 8 năm 2016, lần đầu ông dựng lại ca khúc của cha mình "Quảng Bình quê ta ơi" theo phong cách nhạc giao hưởng trong đêm nhạc đầu tháng.[16] Sau đó, Phi Phi tiếp tục tham gia chương trình Hòa nhạc đặc biệt cùng Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội hướng đến lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam.[17] Năm 2017, Lê Phi Phi phối hợp với ban thành lập Quỹ học bổng Thắp sáng niềm tin tổ chức buổi hòa nhạc đặc biệt lần thứ 3 với chủ đề "Giai điệu mùa hè" nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ.[18]

Năm 2019, trong "Đêm nhạc Beethoven" do Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ CHí Minh hợp tác với Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam tổ chức biểu diễn, 2 tác phẩm chính trong đêm diễn này là bản Concerto tam tấu dành cho violin, cello và piano của nhà soạn nhạc Beethoven và Giao hưởng thơ "Thành đồng Tổ quốc" của Hoàng Vân.[19] Năm 2021, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 nên Lê Phi Phi đã không về được Việt Nam để chỉ huy dàn nhạc.[20] Tuy vậy, thông qua Internet, ông đã chỉ huy trực tuyến cùng nhạc trưởng Trần Vương Thạch ở thành phố Hồ Chí Minh với các nghệ sĩ không ở cùng một địa điểm trong chương trình "Chia sẻ để gần nhau hơn" phát trực tiếp tối ngày 27 tháng 6 năm 2021. Chương trình này đã thu hút hơn 10 triệu lượt xem.[20] Đây cũng là buổi hòa nhạc quốc tế đầu tiên của Lê Phi Phi sau khi khỏi Covid-19.[21]

Tháng 8 năm 2022, Lê Phi Phi trở về Việt Nam gặp mẹ và luyện tập cho các ca sĩ cùng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam để trình diễn trong chương trình "Điều còn mãi" sau 2 năm bị gián đoạn. Không chỉ là nhạc trưởng, chỉ huy suốt 2 giờ trong buổi trình diễn này, Lê Phi Phi còn tham gia vào ban cố vấn với các vai trò như lựa chọn tác phẩm, chọn nghệ sĩ tham gia chương trình, cách làm mới và thêm mục tiêu đưa âm nhạc giao hưởng đến gần với công chúng, nâng cao trình độ cảm thụ âm nhạc hàn lâm của người Việt.[22]

Tuy sống và làm việc ở Macedonia nhưng nhiều năm qua, Lê Phi Phi luôn trở về Việt Nam để tham gia chương trình hòa nhạc "Điều còn mãi" do báo VietNamNet tổ chức vào ngày 2 tháng 9 hàng năm,[23] đồng thời tên tuổi của ông cũng gắn liền với sự kiện hòa nhạc thường niên này.[24][25] Hiện nay, ông tham giảng dạy ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Macedonia, hợp tác làm chương trình với các dàn nhạc, nhà hát tại Macedonia và các quốc gia khác.[26] Tại Học viện âm nhạc và múa quốc gia Ilia Nikolovski-Luj, Lê Phi Phi giảng dạy bộ môn dàn nhạc. Nếu có tiết dạy, ông sẽ đạp xe 4 km dọc bờ sông vào trung tâm thành phố hoặc đi bộ đến trường những hôm trời mưa, tuyết. Nếu không có giờ lên lớp, ông sẽ chuẩn bị cho các đêm diễn ở Bắc Macedonia hoặc các quốc gia khác.[27]

Đời tư

Lê Phi Phi định cư tại Bắc Macedonia.[28] Năm 2012, ông từng tiết lộ có thể sẽ quay lại Việt Nam để định cư.[29] Vợ ông, nghệ sĩ vĩ cầm Lidja Dobrevska là một thành viên của Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Macedonia, từng biểu diễn với nhiều dàn nhạc giao hưởng, thính phòng tại Nga, Hy Lạp, Pháp, Đức, Ý...[14] Bà từng tham gia các liên hoan âm nhạc thế giới nổi tiếng cũng như ngồi ở vị trí giám khảo trong các cuộc thi âm nhạc quốc tế. Lidja còn là thành viên của dàn nhạc dây Skopje solists và một số nhóm nhạc thính phòng khác.[30] Dựa theo thông tin báo Vietnamnet đưa ra, Lê Phi Phi và Lidja quen nhau tại nhạc viện Tchaikovsky và cưới nhau vào khoảng năm 1992. Họ có một con trai tên Lê Adam Linh sinh không theo nghề của bố mẹ.[30] Nhạc trưởng Lê Phi Phi tiết lộ ông có sở thích mê chụp ảnh, thích hội hoạ, sưu tầm máy ảnh cổ.[28][27] Trong đó, sở thích sưu tập xe đạp cổ cũng được Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn riêng.[31]

Trong năm đầu tiên mà nhạc sĩ Hoàng Vân qua đời, gia đình Hoàng Vân đã lấy ngày sinh nhật của ông để khởi công, xây dựng mộ. Lê Phi Phi tiến hành làm mẫu bia mộ và thỏa thuận những điều kiện cần thiết bên cạnh việc chuẩn bị. Trước đó, Lê Phi Phi và gia đình ông cũng đã hoàn thiện và cập nhật các bài viết, bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân trên trang web riêng.[32] Ngoài ra, ông và chị gái Lê Y Linh còn tiến hành lưu giữ tất cả những dữ liệu, thông tin về sự nghiệp âm nhạc cũng như đời sống của ông, đồng thời tiếp tục sưu tầm, biên tập lại những tác phẩm mà Hoàng Vân đã sáng tác. Số lượng các ca khúc mà Hoàng Vân đã sáng tác, gia đình của nhạc sĩ đã hệ thống được hơn 600 bài và có thể nhiều hơn.[33] Tính tới năm 2022, con số này đã lên tới 700 tác phẩm.[34]

Sức khỏe

Tháng 4 năm 2021, Lê Phi Phi cho biết gia đình ông đã bị mắc Covid-19 và được điều trị tại Bệnh viện bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Saints Cyril và Methodius tại thành phố Skopje.[35][36] Bác sĩ thông báo rằng ông là người bị nặng nhất trong gia đình khi sốt cao nhiều ngày và dấu hiệu của viêm phổi.[37] Ông đã sụt 10 kg trong thời gian điều trị.[38] Sau đó không lâu, Lê Phi Phi thông báo sức khỏe của ông đã ổn định, tiến triển tốt sau 20 ngày điều trị.[36] Tuy vậy thời điểm sau Covid-19, sức khỏe của ông rất yếu và mất đến 3 tháng tập luyện để hồi phục.[39]

Nhận định

Theo báo Thể thao và Văn hóa, Lê Phi Phi một trong những nghệ sĩ âm nhạc cổ điển Việt thành danh ở châu Âu.[13] Ông cũng là vị nhạc trưởng có sự gắn bó và cống hiến cho nền âm nhạc cổ điển tại Việt Nam.[40] Lê Phi Phi còn là một trong số ít nhạc trưởng Việt Nam đã và đang đảm trách vị trí nhạc trưởng của nhiều dàn nhạc giao hưởng có đẳng cấp tầm cỡ quốc tế.[41] Nữ nhà báo Trần Thị Trường cho biết người dân Macedonia "thường tỏ sự tôn kính vị nhạc trưởng" của dàn nhạc thành phố khi gặp Lê Phi Phi.[42] Bà cũng chỉ ra rằng sự thành công của Lê Phi Phi trong vai trò nhạc trưởng là nằm ở "tài năng, ngưỡng cảm thụ, mỹ cảm, lòng tận tụy và sự chuyên nghiệp".[42] Tờ RFI tiếng Việt còn gọi Lê Phi Phi là "người se duyên cho âm nhạc Việt – Âu".[41]

Ảnh hưởng từ Hoàng Vân

Lê Phi Phi chịu ảnh hưởng từ người cha là nhạc sĩ Hoàng Vân. Ông cho rằng mình thừa hưởng tinh thần lãng mạn trong âm nhạc và sự nghiêm túc khi làm việc của Hoàng Vân.[29] Phi Phi đã từng thừa nhận khi chỉ huy tác phẩm của bố mình, cảm xúc của ông có nhiều hơn các tác phẩm của nhạc sĩ khác.[43] Nhạc trưởng này cũng cho biết lúc còn sống, cha ông luôn theo dõi và ủng hộ tinh thần con trai phát triển sự nghiệp ở nước ngoài một cách thầm lặng.[44] Việc nhạc sĩ Hoàng Vân qua đời cũng đã để lại cho ông một "khoảng trống rất lớn" trong tâm hồn.[45]

Tham khảo

  1. ^ Thanh Giang (8 tháng 9 năm 2022). “Trình diễn nhiều tác phẩm xuất sắc trong đêm hòa nhạc tại Nhà hát Lớn”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ a b Lê Ngân (25 tháng 12 năm 2006). “Nghệ sĩ vĩ cầm Nguyễn Hữu Khôi Nam biểu diễn tại Hà Nội”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ a b Lưu Quan Định; Ma Kin (24 tháng 10 năm 2022). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: "Tôi vẫn luôn nghĩ mình là người Việt Nam, chỉ đang đi công tác nước ngoài". Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ Đinh Lạc Thành (24 tháng 8 năm 2022). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Ban đầu, tôi không biết Mỹ Anh là con Mỹ Linh”. Người Đưa Tin. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ Khánh Yến (8 tháng 2 năm 2022). “Tiến sĩ âm nhạc Lê Y Linh: "Tôi luôn thấy hình bóng nhạc sỹ Hoàng Vân bên cạnh". Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ Thành Nam (18 tháng 1 năm 2018). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi nói về "Gộp Tết": Người Việt xa xứ vẫn chờ đợi Tết Việt”. Gia đình. Báo Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ Vệt Hà (1 tháng 9 năm 2016). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Tôi ở xa quê hương, nhưng vẫn rất gần”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ a b Nguyễn Thanh (18 tháng 7 năm 2013). “Đêm nhạc Mozart của nhạc trưởng Lê Phi Phi”. Báo Thanh tra. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ Trần Thị Trường (7 tháng 9 năm 2016). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Lần này đã gặp”. An ninh thế giới. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  10. ^ a b Thất Sơn (19 tháng 1 năm 2014). “Lê Phi Phi chỉ huy đêm nhạc của hai tài năng Macedonia”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  11. ^ V.A (4 tháng 8 năm 2012). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi tham gia 'Giai điệu mùa Thu 2012'. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ N.H (7 tháng 8 năm 2018). “Con trai nhạc sĩ Hoàng Vân về nước biểu diễn cùng VNOB”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  13. ^ a b Hoàng Lê (26 tháng 7 năm 2014). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: 'Không thể bắt tôi làm gì đó vì tiền'. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  14. ^ a b Chi Anh (21 tháng 8 năm 2015). “Gặp lại vợ chồng nhạc trưởng Lê Phi Phi”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  15. ^ Vĩ Thanh (8 tháng 2 năm 2018). “Con trai nhạc sĩ Hoàng Vân: 'Giá như con không du học để chăm bố nhiều hơn'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  16. ^ “Con trai nhạc sĩ Hoàng Vân làm mới ca khúc của bố”. VnExpress. 25 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  17. ^ Dương Di (10 tháng 9 năm 2016). “Buổi biểu diễn đặc biệt của nhạc trưởng Lê Phi Phi”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  18. ^ Kim Oanh (26 tháng 4 năm 2017). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi và "Giai điệu thắp sáng niềm tin". Petrotimes. Hội Dầu khí Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  19. ^ Thanh Thảo (31 tháng 7 năm 2019). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi chỉ huy biểu diễn tác phẩm của cha”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  20. ^ a b Đức Hoàng (16 tháng 8 năm 2021). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Các thành tựu KHCN thời 4.0 có tác động rất lớn tới nghệ thuật và âm nhạc”. Viettimes. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  21. ^ Tiến Vũ (27 tháng 6 năm 2021). “Buổi hòa nhạc quốc tế đầu tiên của nhạc trưởng Lê Phi Phi sau khi khỏi COVID-19”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  22. ^ Trần Thị Trường (14 tháng 9 năm 2022). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: 'Cây đũa' tài hoa”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  23. ^ Sơn Hà; Xuân Quý; Nguyễn Đức (1 tháng 9 năm 2017). “Tình yêu đặc biệt nhạc trưởng Lê Phi Phi dành cho cha mẹ”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  24. ^ Thúy Đinh (2 tháng 9 năm 2022). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Khát vọng trở về luôn có trong tôi”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  25. ^ “Tự hào được biểu diễn trong ngày Quốc khánh”. Báo Quân đội nhân dân. 2 tháng 9 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2022.
  26. ^ V.Hà (1 tháng 9 năm 2018). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Cuộc sống ổn định, công việc thì luôn bận rộn”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  27. ^ a b Gia Bảo (13 tháng 9 năm 2022). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Thú sưu tầm xa xỉ vì người Việt chơi theo phong trào”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  28. ^ a b Gia Bảo (22 tháng 8 năm 2022). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi mê chụp ảnh, thích hội hoạ và sưu tập xe cổ”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  29. ^ a b Lam Ngọc (17 tháng 9 năm 2012). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Dù ở đâu tôi cũng ăn cơm Việt”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  30. ^ a b Tình Lê (31 tháng 8 năm 2015). “Người vợ Tây đầy tài năng của nhạc trưởng Lê Phi Phi”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  31. ^ “Nhạc trưởng Lê Phi Phi và thú chơi xe đạp cổ”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. 5 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  32. ^ S.Hà (27 tháng 4 năm 2018). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi và năm đầu sinh nhật vắng bố”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  33. ^ Ngọc An (24 tháng 9 năm 2020). “Cha truyền con nối: Chuyện dạy con của nhạc sĩ Hoàng Vân”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  34. ^ Hòa Bình (21 tháng 8 năm 2022). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: "Trở lại TP.HCM lần này, tôi bắt đầu một cuộc sống lạc quan hơn". Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  35. ^ Hiểu Nhân (2 tháng 5 năm 2021). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi mắc Covid-19”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  36. ^ a b Tuấn Chiêu (7 tháng 5 năm 2021). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: 'Vợ là điểm tựa giúp tôi chiến thắng Covid-19'. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  37. ^ Khánh Linh (26 tháng 5 năm 2021). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Tôi chiến thắng COVID-19 nhờ có vợ và luyện tập”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  38. ^ Sơn Hà (3 tháng 5 năm 2021). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Tôi sụt 10 kg khi mắc Covid-19”. VietNamNet (bằng tiếng vietnamese). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  39. ^ Phương Nhung (26 tháng 8 năm 2022). “Con trai tài giỏi của nhạc sĩ Hoàng Vân và kí ức chưa từng tiết lộ về cha”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  40. ^ Vân Sam (28 tháng 8 năm 2017). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: 'Muốn bay cao, bay xa hơn nữa trên sân khấu thế giới'. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  41. ^ a b Hoài Dịu (20 tháng 2 năm 2021). “Tạp chí âm nhạc - Nhạc trưởng Lê Phi Phi, người se duyên cho âm nhạc Việt – Âu”. Đài phát thanh quốc tế Pháp. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  42. ^ a b Trần Thị Trường (25 tháng 10 năm 2017). “Nhạc sĩ Hoàng Vân và con trai, Nhạc trưởng Lê Phi Phi”. Báo Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  43. ^ Sơn Hà; Xuân Quý; Bạt Tuấn; Huy Phúc (16 tháng 8 năm 2016). “Chuyện chưa kể về nhạc trưởng nổi tiếng Lê Phi Phi”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  44. ^ Đức Trí (28 tháng 8 năm 2018). “Con trai nhạc sĩ Hoàng Vân khóc nhớ cha”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  45. ^ Sơn Hà (2022). “Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Bố mất để lại khoảng trống trong tôi”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.