Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 152:
=== Đối ngoại ===
{{Xem thêm|Quan hệ ngoại giao của Belarus}}
Trên trường quốc tế, Byelorussia (cùng với Ukraina) là một trong hai nước cộng hòa là thành viên riêng biệt của [[Liên Hiệp Quốc|Liên hợp quốc]]. Cả hai nước cộng hòa và [[Liên Xô]] đã gia nhập Liên hợp quốc khi tổ chức này được thành lập cùng với 50 quốc gia khác vào ngày 24 tháng 10 năm 1945.<ref>{{cite web|url=https://www.un.org/en/sections/member-states/growth-united-nations-membership-1945-present/index.html|title=Growth in United Nations membership, 1945-present|author=Liên Hiệp Quốc|accessdate=2020-04-05}}</ref> Trên thực tế, điều này đã cung cấp cho Liên Xô (một thành viên [[Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc|Hội đồng Bảo an]] thường trực có quyền phủ quyết) với một phiếu bầu khác trong [[Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc|Đại hội đồng]].
 
Ngoài Liên hợp quốc, CHXHCN Xô viết Byelorussia còn là thành viên của [[Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc]], [[Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc|UNICEF]], [[Tổ chức Lao động Quốc tế]], [[Liên minh Bưu chính Quốc tế]], [[Tổ chức Y tế Thế giới]], [[Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc|UNESCO]], [[Liên minh Viễn thông Quốc tế]], [[Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về châu Âu]], [[Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới]] và [[Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế]]. Tuy nhiên, Byelorussia không phải là thành viên riêng biệt của [[Khối Warszawa]], [[Hội đồng Tương trợ Kinh tế]], [[Liên hiệp Công đoàn Thế giới]] và [[Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới]]. Năm 1949 thì gia nhập [[Ủy ban Olympic Quốc tế]] với tư cách là một Cộng hòa Liên bang.