Nhà Abbas (tiếng Ả Rập: الخلافة العباسية‎ / ALA-LC: al-Khilāfah al-‘Abbāsīyyah) trong tiếng Việt còn được gọi là nước Đại Thực theo cách gọi của người Trung Quốc (大食) là triều đại Hồi giáo (khalifah) thứ ba của người Ả Rập. Nó được cai trị bởi các vị khalip của nhà Abbas, những người đã xây dựng kinh đô của họ ở Bagdad sau khi lật đổ chính quyền của nhà Omeyyad trên tất cả các vùng đất của người Ả Rập chỉ trừ có vùng Al-Andalus ở Tây Âu.

Nhà Abbas
750–1258
1261–1517
Cờ Abbasi
Đế quốc Abbasid vào thời điểm rộng lớn nhất, 850.
Đế quốc Abbasid vào thời điểm rộng lớn nhất, 850.
Tổng quan
Vị thếĐế quốc
Thủ đôKufa
(750–762)
Ar-Raqqah
(796–809)
Samarra
(836–892)
Baghdad
(762–796)
(809–836)
(892–1258)

Cairo
(1261–1517)
Ngôn ngữ thông dụngNgôn ngữ chính thức:
Ả Rập
Ngôn ngữ địa phương:
Aramaic, Armenia, Berber, Copt, Gruzia, Hy Lạp, Kurd, Ba Tư, Turk,[1][2]
Tôn giáo chính
Sunni Islam
Chính trị
Chính phủKhalip
Khalip 
• 750–754
As-Saffah (đầu)
• 1242–1258
Al-Musta'sim (cuối)
Lịch sử 
• Thành lập
750
• Giải thể
909: lãnh thổ bắt đầu tan rã
1258: Quân Mông Cổ hành quyết Khalip nhà Abbas
1517: Khalip cuối cùng mất ngôi bởi đế quốc Ottoman
Kinh tế
Đơn vị tiền tệDinar (tiền vàng)
Dirham (tiền bạc)
Fals (tiền đồng)
Tiền thân
Kế tục
Nhà Omeyyad
Nhà Dabuy
Đế quốc Mông Cổ
Nhà Tahir
Nhà Fatima
Nhà Aghlabids
Tiểu vương quốc Córdoba
Hiện nay là một phần của

Vương quốc Hồi giáo Abbas được thành lập bởi các hậu duệ của Abbas ibn Abd al-Muttalib, người cậu trẻ tuổi nhất của nhà Tiên tri Hồi giáo Môhammet, ở Harran trong năm 750 và dời đô của họ đến Bagdad trong năm 762. Vương quốc này phát triển mạnh mẽ trong 150 năm, nhưng từ từ đi vào suy thoái và tan rã cùng với sự gia tăng quyền lực của các đội quân Thổ Nhĩ Kỳ (người Mamluk) và sự tách ra ly khai của Nhà Fatima. Mặc dù trên danh nghĩa, các khalip Nhà Abbas đã kiểm soát vùng đất Ba Tư suốt 150 năm, nhưng họ phải chịu để các tiểu vương địa phương ở đây nắm quyền kiểm soát thực tế. Vương quốc Hồi giáo cũng bị mất các tỉnh ở phía Tây và châu Âu như Al-Andalus, MaghrebIfriqiya vào tay các tiểu vương nhà Omeyyad, Aghlab và Fatima.

Quyền cai trị của nhà Abbas đã bị chấm dứt trong một thời gian ngắn khoảng ba năm kể từ năm 1258, khi Húc Liệt Ngột - một hãn người Mông Cổ công chiếm thành Bagdad, và được nối lại khi người Mamluk chiếm Ai Cập năm 1261. Một người trong dòng họ Abbas được người Mamluk đưa lên ngôi để tiếp tục quản lý các vấn đề về tôn giáo, nhưng từ nay nhà Abbas không còn thực quyền về chính trị. Đến năm 1517, đến lượt quyền lực tôn giáo của nhà Abbas bị vua của Đế quốc Ottoman tước mất, và thủ đô của Đế quốc được chuyển đến thành phố Constantinopolis (tức Istanbul ngày nay), đánh dấu sự kết thúc hoàn toàn vai trò của nhà Abbas.

Lịch sử sửa

Các khalip nhà Abbas là hậu duệ của Abbas ibn Abd al-Muttalib (566-662), một người chú ít tuổi nhất của Mohammed, do đó họ tự coi mình là người thừa kế thực sự của Mohammed trái ngược với nhà Omeyyad. Các vị vua Hồi giáo nhà Omeyyad là hậu duệ của Umayya và là một gia tộc riêng biệt trong bộ lạc Quraish của Mohammed. Họ đã giành được sự ủng hộ của người Shiite để đối đầu với triều đình Omeyyad bằng cách tạm thời chuyển sang Hồi giáo Shia và cùng nhau chiến đấu chống lại sự trị vì của nhà Omeyyad.

Các thành viên nhà Abbas tạo sự khác biệt giữa chính họ với nhà Omeyyad bằng cách tấn công vào đạo đức của họ và cách quản lý hành chính nói chung của nhà Omeyyad. Theo sử gia Ira Lapidus, "Các cuộc nổi dậy của nhà Abbas đã được hỗ trợ phần lớn bởi người Ả Rập, chủ yếu là những người định cư ở Marw bị gây thiệt hại bởi các chính sách của nhà Omeyyad cùng với sự hỗ trợ từ người Yemenngười Mawali, những người theo đạo Hồi nhưng không phải là người Ả Rập".[3] Nhà Abbas cũng đặc biệt kêu gọi sự tham gia của người Hồi giáo phi Ả Rập được gọi là mawali, những người vẫn phải ở bên ngoài lề xã hội bởi mối quan hệ họ hàng của người Ả Rập và được xem là có một thứ hạng thấp hơn trong đế quốc Omeyyad. Mohammed ibn ‘Ali, một người cháu trai lớn của Abbas, đã bắt đầu vận động cho sự trở lại cầm quyền của gia đình Mohammed, nhà Hashimit tại Ba Tư trong triều đại của Umar II.

Trong suốt thời trị vì của vua Marwan II, sự chống đối của nhà Abbas đã lên đến đỉnh điểm trong cuộc nổi loạn của Ibrahim, vị Imam thứ tư có nguồn gốc từ Abbas.[4] Với sự hỗ trợ từ tỉnh Khorasan của Iran, ông này đã đạt được những thành công đáng kể, nhưng cuối cùng vẫn thất bại và đã bị bắt giữ vào năm 747 và chết trong tù, một số người cho rằng ông đã bị ám sát một cách bí mật. Ibrahim lại được thay thế bởi Abdallah, anh/em trai của ông, người được biết đến với cái tên Abu al-’Abbas as Saffah, ông này cũng là người đã đánh bại nhà Omeyyad vào năm 750 trong Trận Zab ở gần Đại Zab và sau đó đã tuyên bố trở thành quốc vương Hồi giáo.

Ngay sau chiến thắng của mình Abu al-’Abbas as-Saffah đã gửi quân đến Bắc Phi và Trung Á, nơi mà lực lượng của ông đã phải chiến đấu chống lại sự mở rộng của nhà Đường trong Trận chiến Talas (người Abbas được biết đến với đối thủ của họ như là: "Hắc y Đại Thực" (黑衣大食: hēiyī Dàshí), Đại Thực hay Tazi là một từ vay mượn từ tiếng Ba Tư để chỉ người Ả Rập.[5] Barmak (một người gốc Ba Tư và có tên Batư là Barmakīyān), người đã có tầm quan trọng trong việc xây dựng thủ đô Bagdad, cũng là người đầu tiên trên thế giới được ghi nhận làm giấy ở Bagdad, lúc này cũng bắt đầu một kỷ nguyên mới của sự hồi sinh việc sở hữu trí tuệ trong vùng cai trị của nhà Abbas. Trong thời gian 10 năm, nhà Abbas đã cho xây dựng một nhà máy giấy nổi tiếng ở thành phố Córdoba, thủ đô của nhà Omeyyad tại Tây Ban Nha.

Sức mạnh sửa

Sự thay đổi đầu tiên mà nhà Abbas làm là cho di chuyển thủ đô của đế quốc từ Damas, Syria đến Bagdad ở Iraq. Việc này dường như là để vừa xoa dịu cũng như để trở nên gần gũi hơn với người mawali Ba Tư (người phi Ả rập) trong khu vực này và một phần mong muốn của người mawali Ba Tư là có ít đi sự thống trị của người Ả Rập trong đế quốc. Thành phố Bagdad được tạo lập trên sông Tigris trong năm 762. Một vị trí mới, tể tướng (vizier), cũng được lập nên để đại diện cho chính quyền trung ương và còn quyền lực lớn hơn được giao cho các tiểu vương ở địa phương. Cuối cùng thì điều này có nghĩa rằng là vị trí của nhiều khalip nhà Abbas bị tụt xuống chỉ còn ở một vai trò nghi lễ hơn so với thời của nhà Omeyyad, và các tể tướng bắt đầu gây ảnh hưởng lớn hơn và vai trò của tầng lớp quý tộc Ả Rập cũ đã dần dần bị thay thế bằng một bộ máy quan liêu người Ba Tư.

Nhà Abbas đã phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của người Ba Tư trong khi họ tìm cách lật đổ nhà Omeyyad. Al-Mansur, người kế vị Abu al-’Abbas đã dời đô từ Damas đến Bagdad, thành phố mới và hoan nghênh việc những người Hồi giáo Ả Rập không tới triều đình của họ. Trong khi sự kiện này đã giúp cho việc tích hợp các nền văn hóa Ả Rập và Ba Tư, thì nó cũng làm cho nhà Abbas bị xa lánh bởi nhiều người Ả Rập ủng hộ họ, đặc biệt là người Ả Rập ở Khorasan, những người đã hỗ trợ họ trong các trận chiến của họ chống lại nhà Omeyyad.

Những vết rạn nứt với những người đã hỗ trợ họ đã tạo ra những vấn đề ngay tức thì. Nhà Omeyyad thì lại không như vậy, trong khi bị đẩy ra khỏi quyền lực họ đã không bị tiêu diệt hoàn toàn. Thành viên duy nhất còn sống của gia đình hoàng gia Omeyyad cuối cùng đã đến được Tây Ban Nha, nơi ông tự lập cho mình thành một Tiểu vương Ả rập độc lập (Abd ar-Rahman I năm 756). Năm 929, Abd ar-Rahman III tiếm xưng chức Khalip, và thành lập vương quốc Al-Andalus từ Córdoba như là một đối thủ với Bagdad, vốn là thủ đô hợp pháp của Đế quốc Hồi giáo.

Năm 756, Khlip nhà Abbas, Al-Mansur gửi hơn 4.000 lính đánh thuê Ả Rập để hộ trợ nhà Đường Trung Quốc trong Loạn An Sử. Sau chiến tranh, họ vẫn ở lại Trung Quốc.[6][7][8][9][10] Khalip Harun al-Rashid đã thiết lập một liên minh với Trung Quốc.[11] Việc một số sứ giả được Khalip nhà Abbas gửi đến triều đình Trung Quốc được ghi trong sử sách nhà Đường, quan trọng nhất trong số này là những người (A-bo-lo-ba) Abul Abbas, người sáng lập ra triều đại mới, đó là (A-p'u-ch'a-cho) Abu Jafar, nhà xây dựng thành Bagdad, trong đó có hơn phải nói ngay lập tức, và rằng (A-lun) Harun al-Rashid, nổi tiếng, có lẽ, thông qua các tác phẩm phổ biến ngày nay, Nghìn lẽ một đêm. Những người Abbas hoặc "Hắc kỳ", như họ đã thường được gọi, vốn được biết đến trong sử sách nhà Đường là Hắc y Đại thực, có nghĩa là "Những người Ả Rập mặc áo choàng đen".[12][13][14][15] Al-Rashid phái sứ giả đến nhà Đường Trung Quốc và thiết lập một mối quan hệ tốt với họ.[11][16][17][18][19][20][21][22]

Chính quyền Trung ương suy yếu sửa

Nguyên nhân sửa

  • Xung đột với người Shia

Nhà Abbas cũng có mâu thuẫn với người Hồi giáo Shia, đa số họ đã hỗ trợ cuộc chiến của nhà Abbas chống lại nhà Omeyyad, kể từ khi người dòng Abbas và người Shia tuyên bố về tính hợp pháp của kết nối gia đình của họ với Mohammed. Sau khi nắm chính quyền, nhà Abbas lại quay ra giữ tín ngưỡng Hồi giáo và chối bỏ bất kỳ sự hỗ trợ cho niềm tin Shi’a. Sự kiện này đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột, đỉnh điểm là một cuộc nổi dậy tại Mecca năm 786, tiếp theo là những cuộc tàn sát và đổ máu làm cho nhiều người Shi’a phải lãnh nạn đến Maghreb, nơi mà những người sống sót đã thành lập vương quốc Idris. Nhà Abbas cũng đã cho hành hình những hậu duệ trực tiếp của nhà tiên tri Mohammed, những người là lãnh tụ Hồi giáo dòng Shia, trong đó bao gồm Imam Jafar Sadiq và các quý tộc đáng tôn trọng khác. Ngay sau đó, người Berber ở Kharijit đã thành lập một nhà nước độc lập ở Bắc Phi trong năm 801. Trong vòng 50 năm các vương quốc Idris ở Maghreb và Aghlab ở Ifriqiya và một chút sau đó, Tulun và Ikshid ở Misr đều tuyên bố độc lập ở Bắc Phi.

  • Xung đột với các tướng lĩnh

Chính quyền nhà Abbas bắt đầu suy yều đi dưới thời trị vì của Khalip al-Radi khi những vị tướng người Thổ Nhĩ Kỳ của họ, những người de facto độc lập, nằm ngoài tầm kiểm soát của triều đình, ngừng cống nộp cho Khalip. Thậm chí các tỉnh gần thủ đô Bagdad cũng đã bắt đầu thành lập một tiểu triều đình địa phương.

Ngoài ra, nhà Abbas thường xuyên có mặt tại các cuộc xung đột với nhà Omeyyad ở Tây Ban Nha.

Chính quyền Trung ương bị mất quyền lực sửa

Ngay vào năm 820, người Saman đã bắt đầu quá trình đòi quyền độc lập cho xứ Transoxiana và vùng Đại Khorasan, cũng như người Shia Hamdan ở miền Bắc Syria, và các triều đại Tahir và Saffar ở Iran. Đến thế kỷ thứ X, nhà Abbas đã gần như đánh mất quyền kiểm soát Iraq vào tay các tiểu vương khác nhau, và vị khalip al-Radi đã buộc phải thừa nhận quyền lực của họ bằng cách tạo ra các vị trí "Tiểu vương của tiểu vương" (Amir al-umara). Ngay sau đó, một phe phái Ba Tư được gọi là Buwayh đến từ Daylam đã chiếm lấy việc kiểm soát quyền lực và hệ thống hành chính quan liêu ở Bagdad. Theo nhà chép sử Miskawayh người Ba Tư, họ bắt đầu phân phối các iqtas (các thái ấp theo hình thức trang trại nộp thuế) cho những người ủng hộ họ.

Bên ngoài Iraq, tất cả các tỉnh tự trị trên thực tế đã từ từ trở thành các tiểu quốc và nhà cầm quyền có quyền cha truyền con nối, có quân đội riêng và các khoản thu riêng và quyền bá chủ của Khalip chỉ là trên danh nghĩa, và dường như họ không nhất thiết phải có nghĩa vụ trả bất kỳ khoản triều cống nào vào ngân sách của chính quyền Trung ương, chẳng hạn như Tiểu vương Soomro đã kiểm soát vùng Sindh và cai trị toàn tỉnh từ thủ đô của họ ở Mansura. Mahmud của Ghazni tự xưng là Sultan chứ không phải là danh hiệu tiểu vương vốn được sử dụng phổ biến và việc này đã đánh dấu sự ra đời của Đế quốc Ghaznav độc lập khỏi nhà Abbas, bất chấp việc Mahmud đã phô trương nghi lễ chính thống Sunni trước Khalip này. Trong thế kỷ XI, sự mất tôn trọng vào quyền lực của Khalip vẫn được tiếp tục, như việc một số nhà cai trị Hồi giáo không còn đề cập đến tên của Khalip trong ngày lễ khutba hôm thứ sáu hoặc họ đã cho đúc đồng tiền riêng của họ.

Thậm chí chính quyền của nhà Ismaili Fatima đang cai trị Cairo còn tiếm xưng chức Khalip, tranh giành với nhà Abbas ngay cả danh nghĩa và quyền năng của chức vị Ummah Hồi giáo. Họ có một số sự hỗ trợ trong những phần người Shia ở Bagdad (chẳng hạn như quận Karkh), bất chấp Bagdad là thành phố lớn gắn liền với quốc vương Hồi giáo, ngay cả trong Triều đại Buwayh và Seljuk. Nhà Fatima sử dụng cờ hiệu màu trắng để đối lập với màu đen của nhà Abbas và những thách thức của nhà Fatima chỉ kết thúc với sự sụp đổ của họ trong thế kỷ XII.

Sự kiểm soát quân sự của nhà Buwayh và Seljuk sửa

Bất chấp sức mạnh của các tiểu vương nhà Buwayh, nhà Abbas vẫn giữ được một cung đình ở Bagdad với các nghi thức rất long trọng như theo các mô tả của Hilal al-Sabi ‘, một quan chức của tiểu vương Buwayh, và họ đã giữ lại được một ảnh hưởng nhất định đối với Bagdad cũng như trong đời sống tôn giáo. Khi nhà Buwayh bị suy yếu quyền lực sau cái chết của Al Baha ‘-Daula, quốc vương Hồi giáo đã có thể lấy lại được một phần sức mạnh của mình. Ví dụ như vị khalip al-Qadir đã dẫn đầu cuộc đấu tranh ý thức hệ chống lại người Shia với tác phẩm Tuyên ngôn Bagdad. Các vị khalip có tầm quan trọng trong việc giữ bình yên ở chính Bagdad và cố gắng để ngăn chặn sự bùng phát nội chiến ở thủ đô.

Với việc nhà Buwayh trở nên suy yếu dần, vùng chân không được tạo cuối cùng đã được lấp đầy bởi các triều đại của người Oghuz Turk còn được gọi là người Seljuk. Khi vị tiểu vương kiêm cựu nô lệ Basasiri dẫn đầu đội quân của triều đình Fatimid dòng Shia tiến về Bagdad năm 1058, vị khalip al-Qa’im thấy rằng không thể đánh bại ông ta mà không có sự giúp đỡ bên ngoài. Toghril Beg-vị sultan người Saljuq đã phục hồi được Bagdad dưới quyền cai trị của người Sunni và chiếm Iraq cho triều đại của ông ta. Một lần nữa, nhà Abbasids lại bị buộc phải đối phó với một sức mạnh quân sự mà họ không thể đủ tầm để kháng cự mặc dù các vị khalip nhà Abbas vẫn về danh nghĩa là người đứng đầu của cộng đồng Hồi giáo. Các nhà vua kế tiếp Alp Arslan và Malikshah, cũng như tể tướng của họ là Nizam al-Mulk đã sống ở Ba Tư, nhưng vẫn nắm quyền lực qua nhà Abbas ở Baghdad. Khi triều đại này bắt đầu suy yếu trong thế kỷ XII, nhà Abbas lại một lần nữa giành được nhiều độc lập hơn nữa.

Lãnh thổ sửa

Các khalip nhà Omeyyad (661 - 750) đóng đô ở Damascus (Syria) và đã bành trướng lãnh thổ từ Trung Á đến Ấn Độ, Tây Ban Nha. Vào thế kỷ VIII, dòng quý tộc Ả Rập Abbas (có nguồn gốc từ người chú của nhà tiên tri đạo Hồi Muhammad) nổi dậy, đánh bại nhà Omeyyad và giành được quyền trị vì ở Tây và Trung Á, đóng đô ở Bagdad (Iraq). Triều đại Omeyyad sau đó chỉ còn giữ được Tây Ban Nha và Bắc Phi.

Văn hóa sửa

Thế giới Hồi giáo Ả Rập dưới thời nhà Abbas vẫn tiếp tục giữ vai trò giao lưu văn hóa Đông - Tây và góp phần lớn vào kho tàng văn hóa nhân loại: Kiến trúc và trang trí độc đáo, dệt thảm, văn chương và y học,... Vị khalip nổi tiếng nhất của triều đại AbbasHarun Al-Rashid (786 - 809). Ông này thường xuất hiện trong bộ truyện đương thời Nghìn lẻ một đêm.

Thời hậu kỳ sửa

Năm 1055, vua Đại SeljukToghrul Bey tiến về Bagdad, và được khalip nhà Abbas đón tiếp. Tuy nhiên, nhưng Toghrul và con cháu chỉ lấy danh hiệu sultan và vẫn tôn các vua Abbas làm khalip. Dù vậy, trên thực tế, nhà Abbas không còn tồn tại.

Năm 1258 đế quốc Mông Cổ dưới quyền của Húc Liệt Ngột Khả Hãn tấn công Bagdad và xử tử khalip Al-Mustasim của nhà Abbas. Tuy nhiên, bước tiến của quân Mông Cổ bị sultan Ai Cập chặn đứng trên đất Palestine (trận Ain Jalut). Năm sau, sultan Ai Cập cho rước một hậu duệ của nhà Abbas về tôn làm khalip ở Cairo. Trong thời gian này, các vị khalip chỉ giữ vai trò về dẫn đầu nghi lễ và một vài vấn đề tôn giáo. Triều đại Abbas ở Cairo sụp đổ năm 1517 sau khi khalip Al-Mutawakkil III bị sultan của đế quốc OttomanSelim I bắt phải nhường chức khalip.

Tham khảo sửa

  1. ^ http://www.tarihimiz.net/v3/Haberler/Tarih/Abbasiler-devrinde-turklerin-etkinligi-ve-hizmetleri.html Lưu trữ 2012-04-25 tại Wayback Machine (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) Abbasiler devrinde türklerin etkinliği ve hizmetleri
  2. ^ “Account Suspended”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ Ira Lapidus. A History of Islamic Societies. Cambridge University Press. 2002 ISBN 0-521-77056-4 tr. 54
  4. ^ “Abbasid”. Encyclopedia Britannica. I: A-Ak - Bayes (ấn bản 15). Chicago, IL: Encyclopedia Britannica, Inc. 2010. tr. 10. ISBN 978-1-59339-837-8.
  5. ^ Geoffrey Wade, ‘Southeast Asian Islam and Southern China in the Fourteenth Century,’ in Geoff Wade, Li Tana (eds.) Anthony Reid and the Study of the Southeast Asian Past, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore 2012 các trang. 125–145, tr. 138 n.4: Tazi trong tài liệu tiếng Ba Tư dùng để gọi những người ở nước này, nhưng sau đó được mở rộng đến vùng đất Ả rập. Thuật ngữ trong tiếng Ba Tư đã được vay mượn bởi nhà Đường Trung Quốc (Đại Thực:大食) để chỉ người Ả Rập cho đến thế kỷ thứ XII.
  6. ^ Oscar Chapuis (1995). A History of Vietnam: From Hong Bang to Tu Duc. Greenwood Publishing Group. tr. 92. ISBN 0-313-29622-7. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  7. ^ Joseph Mitsuo Kitagawa (2002). The Religious Traditions of Asia: Religion, History, and Culture. Routledge. tr. 283. ISBN 0-7007-1762-5. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  8. ^ Bradley Smith, Wango H. C. Weng (1972). China: a history in art. Harper & Row. tr. 129. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  9. ^ Hugh D. R. Baker (1990). Hong Kong Images: People and Animals. Hong Kong University Press. tr. 53. ISBN 962-209-255-1. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  10. ^ Charles Patrick Fitzgerald (1961). China: A Short Cultural History. Praeger. tr. 332. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  11. ^ a b Dennis Bloodworth, Ching Ping Bloodworth (2004). The Chinese Machiavelli: 3000 Years of Chinese Statecraft. Transaction Publishers. tr. 214. ISBN 0-7658-0568-5. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
  12. ^ Marshall Broomhall (1910). Islam in China: a neglected problem. LONDON 12 PATERNOSTER BUILDINGS, E.C.: Morgan & Scott, ltd. tr. 25, 26. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011. CHAPTER II CHINA AND THE ARABS From the Rise of the Abbaside Caliphate With the rise of the Abbasides we enter upon a somewhat different phase of Muslim history, and approach the period when an important body of Muslim troops entered and settled within the Chinese Empire. While the Abbasids inaugurated that era of literature and science associated with the Court at Bagdad, the hitherto predominant Arab element began to give way to the Turks, who soon became the bodyguard of the Caliphs, " until in the end the Caliphs became the helpless tools of their rude protectors." Several embassies from the Abbaside Caliphs to the Chinese Court are recorded in the T'ang Annals, the most important of these being those of (A-bo-lo-ba) Abul Abbas, the founder of the new dynasty, that of (A-p'u-cKa-fo) Abu Giafar, the builder of Bagdad, of whom more must be said immediately; and that of (A-lun) Harun al Raschid, best known, perhaps, in modern days through the popular work, Arabian Nights.1 The Abbasides or "Black Flags," as they were commonly called, are known in Chinese history as the Heh-i Ta-shih, "The Black-robed Arabs." Five years after the rise of the Abbasides, at a time when Abu Giafar, the second Caliph, was busy plotting the assassination of his great and able rival Abu Muslim, who is regarded as "the leading figure of the age" and the de facto founder of the house of Abbas so far as military prowess is concerned, a terrible rebellion broke out in China. This was in 755, and the leader was a Turk or Tartar named An Lu-shan. This man, who had gained great favour with the Emperor Hsuan Tsung, and had been placed at the head of a vast army operating against the Turks and Tartars on the north-west frontier, ended in proclaiming his independence and declaring war upon his now aged Imperial patron. The Emperor, driven from his capital, abdicated in favour of his son, Su Tsung (756–763), who at once appealed to the Arabs for help. The Caliph Abu Giafar, whose army, we are told by Sir William Muir, "was fitted throughout with improved weapons and armour," responded to this request, and sent a contingent of some 4000 men, who enabled the Emperor, in 757, to recover his two capitals, Sianfu and Honanfu. These Arab troops, who probably came from some garrison on the frontiers of Turkestan, never returned to their former camp, but remained in China, where they married Chinese wives, and thus became, according to common report, the real nucleus of the naturalised Chinese Mohammedans of to-day. ^ While this story has the support of the official history of the T'ang dynasty, there is, unfortunately, no authorised statement as to how many troops the Caliph really sent.1 The statement, however, is also supported by the Chinese Mohammedan inscriptions and literature. Though the settlement of this large body of Arabs in China may be accepted as probably the largest and most definite event recorded concerning the advent of Islam, it is necessary at the same time not to overlook the facts already stated in the previous chapter, which prove that large numbers of foreigners had entered China prior to this date. line feed character trong |quote= tại ký tự số 11 (trợ giúp)Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  13. ^ FrankBrinkley (1902). China: Its History, Arts and Literature, Volume 2. 9–12 of Trübner's oriental series. Boston and Tokyo: J.B.Millet company. tr. 149, 150, 151, 152. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011. It would seem, however, that trade occupied the attention of the early Mohammedan settlers rather than religious propagandism; that while they observed the tenets and practised the rites of their faith in China, they did not undertake any strenuous campaign against either Buddhism, Confucianism, Taoism, or the State creed, and that they constituted a floating rather than a fixed element of the population, coming and going between China and the West by the oversea or the overland routes. According to Giles, the true stock of the present Chinese Mohammedans was a small army of four thousand Arabian soldiers, who, being sent by the Khaleef Abu Giafar in 755 to aid in putting down a rebellion, were subsequently permitted to * * settle in China, where they married native wives. The numbers of this colony received large accessions in the 12th and 13th centuries during the conquests of Genghis, and ultimately the Mohammedans formed an appreciable element of the population, having their own mosques and schools, and observing the rites of their religion, but winning few converts except among the aboriginal tribes, as the Lolos and the Mantsu. Their failure as propagandists is doubtless due to two causes, first, that, according to the inflexible rule of their creed, the Koran might not be translated into Chinese or any other foreign language; secondly and chiefly, that their denunciations of idolatry were as unpalatable to ancestor-worshipping Chinese as were their interdicts against pork and wine. They were never prevented, however, from practising their faith so long as they obeyed the laws of the land, and the numerous mosques that exist throughout China prove what a large measure of liberty these professors of a strange creed enjoyed. One feature of the mosques is noticeable, however: though distinguished by large arches and by Arabic inscriptions, they are generally constructed and arranged so as to bear some resemblance to Buddhist temples, and they have tablets carrying the customary ascription of reverence to the Emperor of China – facts suggesting that their builders were not entirely free from a sense of the inexpediency of differentiating the evidences of their religion too conspicuously from those of the popular creed. It has been calculated that in the regions north of the Yangtse the followers of Islam aggregate as many as ten millions, and that eighty thousand are to be found in one of the towns of Szchuan. On the other hand, just as it has been shown above that although the Central Government did not in any way interdict or obstruct the tradal operations of foreigners in early times, the local officials sometimes subjected them to extortion and maltreatment of a grievous and even unendurable nature, so it appears that while as a matter of State policy, full tolerance was extended to the Mohammedan creed, its disciples frequently found themselves the victims of such unjust discrimination at the hand of local officialdom that they were driven to seek redress in rebellion. That, however, did not occur until the 19th century. There is no evidence that, prior to the time of the Great Manchu Emperor Chienlung (1736–1796), Mohammedanism presented any deterrent aspect to the Chinese. That renowned ruler, whose conquests carried his banners to the Pamirs and the Himalayas, did indeed conceive a strong dread of the potentialities of Islamic fanaticism reinforced by disaffection on the part of the aboriginal tribes among whom the faith had many adherents. He is said to have entertained at one time the terrible project of eliminating this source of danger in Shensi and Kansuh by killing every Mussulman found there, but whether he really contemplated an act so foreign to the general character of his procedure is doubtful. The broad fact is that the Central Government of China has never persecuted Mohammedans or discriminated against them. They are allowed to present themselves at the examinations for civil or military appointments, and the successful candidates obtain office as readily as their Chinese competitors. line feed character trong |quote= tại ký tự số 784 (trợ giúp)Original from the University of California
  14. ^ Arthur Evans Moule (1914). The Chinese people: a handbook on China... LONDON NORTHUMBERLAND AVENUE, W.C.: Society for promoting Christian knowledge. tr. 317. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011. though the actual date and circumstances of the introduction of Islam into China cannot be traced with certainty further back than the 13th century, yet the existence of settlements of foreign Moslems with their Mosques at Ganfu (Canton) during the T'ang dynasty (618—907) is certain, and later they spread to Ch'uan-chou and to Kan-p'u, Hangchow, and perhaps to Ningpo and Shanghai. These were not preaching or proselytising inroads, but commercial enterprises, and in the latter half of the 8th century there were Moslem troops in Shensi, 3,000 men, under Abu Giafar, coming to support the dethroned Emperor in 756. In the 13th century the influence of individual Muslims was immense, especially that of the Seyyid Edjell Shams ed-Din Omar, who served the Mongol Khans till his death in Yunnan in 1279. His family still exists in Yunnan, and has taken a prominent part in Moslem affairs in China. The present Muslim element in China is most numerous in Yunnan and Kansu; and the most learned Muslims reside chiefly in Ssuch'uan, the majority of their books being printed in the capital city, Ch'eng-tu. Kansu is perhaps the most dominantly Mohammedan province in China, and here many different sects are found, and mosques with minarets used by the orthodox muezzin calling to prayer, and in one place veiled women are met with. These, however, are not Turks or Saracens, but for the most part pure Chinese. The total Moslem population is probably under 4,000,000, though other statistical estimates, always uncertain in China, vary from thirty to ten millions; but the figures given here are the most reliable at present obtainable, and when it is remembered that Islam in China has not been to any great extent a preaching or propagandist power by force or the sword, it is difficult to understand the survival and existence of such a large number as that, small, indeed, compared with former estimates, but surely a very large and vigorous element. line feed character trong |quote= tại ký tự số 899 (trợ giúp)Original from the University of California
  15. ^ Herbert Allen Giles (1886). A glossary of reference on subjects connected with the Far East (ấn bản 2). HONGKONG: Messrs. Lane. tr. 141. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011. MAHOMEDANS: IEJ Iej. First settled in China in the Year of the Mission, A.D. 628, under Wahb-Abi-Kabcha a maternal uncle of Mahomet, who was sent with presents to the Emperor. Wahb-Abi-Kabcha travelled by sea to Cantoa, and thence overland to Si-ngan Fu, the capital, where he was well received. The first mosque was built at Canton, where, after several restorations, it still exists. Another mosque was erected in 742, but many of these M. came to China simply as traders, and by and by went back to their own country. The true stock of the present Chinese Mahomedans was a small army of 4,000 Arabian soldiers sent by the Khaleef Abu Giafar in 755 to aid in putting down a rebellion. These soldiers had permission to settle in China, where they married native wives; and three centuries later, with the conquests of Genghis Khan, largo numbers of Arabs penetrated into the Empire and swelled the Mahomedan community.Original from the New York Public Library
  16. ^ Herbert Allen Giles (1926). Confucianism and its rivals. Forgotten Books. tr. 139. ISBN 1-60680-248-8. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011. In7= 789 the Khalifa Harun al Raschid dispatched a mission to China, and there had been one or two less important missions in the seventh and eighth centuries; but from 879, the date of the Canton massacre, for more than three centuries to follow, we hear nothing of the Mahometans and their religion. They were not mentioned in the edict of 845, which proved such a blow to Buddhism and Nestorian Christianityl perhaps because they were less obtrusive in ithe propagation of their religion, a policy aided by the absence of anything like a commercial spirit in religious matters.
  17. ^ Confucianism and its Rivals. Forgotten Books. tr. 223. ISBN 1-4510-0849-X. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011. The first mosque built at Canton, where, after several restorations, it may still be seen. The minaret, known as the Bare Pagoda, to distinguish it from a much more ornamental Buddhist pagoda near by, dates back to 850. There must at that time have been a considerable number of Mahometans in Canton, thought not so many as might be supposed if reliance could be placed on the figures given in reference to a massacre which took place in 879. The fact is that most of these Mahometans went to China simply as traders; they did not intend to settle permanently in the country, and when business permitted, they returned to their old haunts. About two thousand Mussulman families are still to be found at Canton, and a similar number at Foochow; descendants, perhaps, of the old sea-borne contingents which began to arrive in the seventh and eighth centuries. These remnants have nothing to do with the stock from which came the comparatively large Mussulman communities now living and practising their religion in sthe provinces of Ssŭch'uan, Yünnan, and Kansuh. The origin of the latter was as follows. In A.D. 756 the Khalifa Abu Giafar sent a small army of three thousand Arab soldiers to aid in putting down a rebellion.
  18. ^ Everett Jenkins (1999). The Muslim Diaspora: A Comprehensive Reference to the Spread of Islam in Asia, Africa, Europe, and the Americas. 1 of The Muslim Diaspora . McFarland. tr. 61. ISBN 0-7864-0431-0. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011. China • Arab troops were dispatched by Abu Gia- far to China.(Original from the University of Michigan)
  19. ^ Travels in Indo-China. tr. 295. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
  20. ^ Stanley Ghosh (1961). Embers in Cathay. Doubleday. tr. 60. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011. During the reign of Abbassid Caliph Abu Giafar in the middle of the eighth century, many Arab soldiers evidently settled near the garrisons on the Chinese frontier.(Original from the University of Michigan, Library of Catalonia)
  21. ^ Heinrich Hermann (1912). Chinesische Geschichte (bằng tiếng Đức). D. Gundert. tr. 77. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011. 785, als die Tibeter in China einfielen, sandte Abu Giafar eine zweite Truppe, zu deren Unterhalt die Regierung die Teesteuer verdoppelte. Sie wurde ebenso angesiedelt. 787 ist von 4000 fremden Familien aus Urumtsi und Kaschgar in Si-Ngan die Rede: für ihren Unterhalt wurden 500000 Taël(Original from the University of California)
  22. ^ Deutsche Literaturzeitung für Kritik der Internationalen Wissenschaft, Volume 49, Issues 27–52. Weidmannsche Buchhandlung. 1928. tr. 1617. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011. Die Fassung, daß mohammedanische Soldaten von Turkestan ihre Religion nach China gebracht hätten, ist irreführend. Das waren vielmehr die 4000 Mann, die der zweite Kalif Abu Giafar 757 schickte, ebenso wie die Hilfstruppen 785 bei dem berühmten Einfali der Tibeter. Die Uiguren waren damals noch(Original from Indiana University)

Tham khảo sửa

  • Sách Lịch sử thế giới, tài liệu nước ngoài do Bùi Đức Tịnh biên dịch, tr.105.