Tiếng Kurd (Kurdî, کوردی) là một dãy phương ngữ gồm các phương ngữ và ngôn ngữ liên quan đến nhau được nói bởi người KurdTây Á. Tiếng Kurd bao gồm ba nhóm phương ngữ gọi là Bắc Kurd (Kurmanji), Trung Kurd (Sorani), và Nam Kurd (Palewani). Một nhóm các ngôn ngữ Iran phi Kurd, gọi là nhóm ngôn ngữ Zaza–Gorani, cũng được nói bởi vài triệu người Kurd.[4][5][6][7] Nghiên cứu năm 2009 ước tính rằng có từ 8 đến 20 triệu người bản ngữ tiếng Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.[8] Đa số người Kurd nói tiếng Bắc Kurd ("Kurmanji").[9][10]

Tiếng Kurd
Kurdî / کوردی
Sử dụng tạiThổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran, Syria, Armenia, Azerbaijan, Gruzia
Khu vựcKurdistan, Tiểu Á, Kavkaz, Khorasan
Tổng số người nóiKhoảng 20–30 triệu[1]
Dân tộcNgười Kurd
Phân loạiẤn-Âu
Phương ngữ
Bắc Kurd (Kurmanji)
Trung Kurd (Sorani)
Nam Kurd (Palewani)
Hệ chữ viếtĐang sử dụng:
Bảng chữ cái Hawar (Latinh; dùng chủ yếu tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria)
Chữ Sorani
(chữ Ba Tư-Ả Rập; dùng chủ yếu tại Iraq và Iran)
Không dùng nữa:
Chữ Kirin (các vùng lãnh thổ cựu Xô Viết)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
 Iraq
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1ku
ISO 639-2kur
ISO 639-3tùy trường hợp:
ckb – Trung Kurd
kmr – Bắc Kurd
sdh – Nam Kurd
Glottologkurd1259[3]
Linguasphere58-AAA-a (North Kurdish incl. Kurmanji & Kurmanjiki) + 58-AAA-b (Central Kurdish incl. Dimli/Zaza & Gurani) + 58-AAA-c (South Kurdish incl. Kurdi)
Bản đồ khu vực nói tiếng Kurd tại Trung Đông
Phân bố địa lý của tiếng Kurd và những ngôn ngữ Iran khác được nói bởi người Kurd
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Ngày nay, có hai nhóm phương ngữ tiếng Kurd chính được dùng trong văn viết, là tiếng Bắc Kurd ở miền bắc vùng Kurdistan và tiếng Trung Kurd ở xa hơn về phía đông và nam. Tiếng Trung Kurd, cùng với tiếng Ả Rập, là một trong hai ngôn ngữ chính thức của Iraq và trong tài liệu chính trị được gọi đơn giản là "tiếng Kurd".[11][12] Nền văn học tiếng Kurd hầu như chỉ tập trung vào thơ cho đến đầu thế kỷ 20 khi xuất hiện nhiều tác giả theo đuổi nhiều phong cách hơn.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ SIL Ethnologue cho những ước tính theo nhóm phương ngữ, mà cộng hệt lại đạt 31 triệu, dù chỉ có "những con số rất sơ bộ về số người nói tiếng Bắc Kurd". Ethnologue estimates for dialect groups: Bắc: 20,2 triệu (15 triệu tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2009), Trung: 6,75 triệu (2009), Nam: 3 triệu (2000), Laki: 1M (2000). Nationalencyklopedin trong "Världens 100 största språk 2007", ước tính tiếng Kurd có 20,6 người nói.
  2. ^ Pavlenko, Aneta (2008). Multilingualism in post-Soviet countries. Bristol, UK: Multilingual Matters. tr. 18–22. ISBN 978-1-84769-087-6.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Kurdish”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ Kaya, Mehmet. The Zaza Kurds of Turkey: A Middle Eastern Minority in a Globalised Society. ISBN 1-84511-875-8
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ “Languages of the Middle East”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2011.
  7. ^ A Modern History of the Kurds: Third Edition - David McDowall - Google Books. Books.google.com. ngày 14 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2012.
  8. ^ Tài liệu dân cư về người Kurd không đáng tin cậy, nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, nơi người Kurd sinh sống đông nhất, do Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép thực hiện điều tra thành phần dân tộc hay ngôn ngữ kể từ năm 1965; ước tính số người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ là từ 10% đến 25% dân số, tức 8 đến 20 triệu người.
  9. ^ “Kurmanji”. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  10. ^ “Kurmanji Kurdish” (PDF). Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2016.
  11. ^ Allison, Christine. The Yezidi oral tradition in Iraqi Kurdistan. 2001. "However, it was the southern dialect of Kurdish, Sorani, the majority language of the Iraqi Kurds, which received sanction as an official language of Iraq."
  12. ^ “Kurdish language issue and a divisive approach - Kurdish Academy of Language”.

Liên kết ngoài

sửa