Asmara

thủ đô và là thành phố lớn nhất của Eritrea

Asmara (/ˈæsˈmɑːrə/ əs-MAHR) hoặc Asmera, là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Eritrea, thuộc vùng Trung tâm của đất nước. Nằm ở độ cao 2.325 mét (7.628 ft), đây là thủ đô cao thứ 6 thế giới. Thành phố nằm ở đầu một vách đá ở rìa phía tây bắc của Cao nguyên EritreaThung lũng tách giãn Lớn. Năm 2017, thành phố được UNESCO công nhận là Di sản thế giới nhờ kiến trúc hiện đại được bảo tồn tốt.[3][4] Asmera lần đầu tiên được định cư vào năm 800 trước Công nguyên với dân số ước tính từ 100 đến 1000 người. Đô thị này sau đó được thành lập vào thế kỷ 12 sau khi bốn ngôi làng riêng biệt thống nhất sau thời gian dài xung đột.[5]

Asmera
Asmara
—  Thủ đô  —
Thành phố của Asmera
Theo chiều kim đồng hồ từ trên: cảnh quan thành phố, Quảng trường Zerai Deres, trạm xe bus và Nhà thờ chính tòa Kidane Mehret, trung tâm đào tạo của Đại học Asmara, Tòa nhà Fiat Tagliero, Nhà thờ Đức Mẹ Mân côi
Theo chiều kim đồng hồ từ trên:
cảnh quan thành phố, Quảng trường Zerai Deres, trạm xe bus và Nhà thờ chính tòa Kidane Mehret, trung tâm đào tạo của Đại học Asmara, Tòa nhà Fiat Tagliero, Nhà thờ Đức Mẹ Mân côi
Hiệu kỳ của Asmera
Hiệu kỳ
Huy hiệu của Asmera
Huy hiệu
Map
Bản đồ tương tác phác thảo Asmara
Asmera trên bản đồ Eritrea
Asmera
Asmera
Vị trí tại Eritrea
Country Eritrea
VùngTrung tâm
Huyện13
Tên gọi dân cưAsmarino
Định cư800 TCN
Tư cách thành phố1890
Chính quyền
 • Thị trưởng của AsmeraTewelde Kelati
 • Thị trưởng của ZobaThiếu tướng Osman Awliya
Diện tích
 • Thủ đô45 km2 (17 mi2)
Độ cao2.325 m (7.628 ft)
Dân số (2018)[1]
 • Thủ đô896,000
 • Thứ hạngLớn nhất Eritrea
 • Mật độ19.911/km2 (51,570/mi2)
 • Vùng đô thị1,258,001
Múi giờEAT (UTC+03:00)
Thành phố kết nghĩaFirenze, Khartoum, Berkeley, Atlanta, Nevers sửa dữ liệu
HDI (2017)Tăng 0,615[2]
medium · Hạng 1
Tên chính thứcAsmera: một thành phố hiện đại của châu Phi
Tiêu chuẩnVăn hóa: ii, iv
Tham khảo1550
Công nhận2017 (Kỳ họp 41)
Diện tích481 ha
Vùng đệm1.203 ha

Lịch sử sửa

Ban đầu, theo lịch sử truyền thống truyền miệng của người Eritrea Tigrinya, có bốn gia tộc sống ở khu vực Asmera trên cao nguyên Kebessa là Gheza Gurtom, Gheza Shelele, Gheza Serenser và Gheza Asmae. Những thị trấn này thường xuyên bị tấn công bởi các gia tộc khác từ vùng đất thấp và từ những người cai trị ở Ethiopia cho đến khi những người phụ nữ của bốn gia tộc quyết định phải đoàn kết để chống lại kẻ thù. Những người đàn ông đã chấp nhận điều này và quyết định đặt tên khu dân cư chung là "Arbate Asmera", theo tiếng Tigrinya có nghĩa là "bốn (giống cái số nhiều) tạo lên sự hợp nhất".[6] Cuối cùng, Arbate đã bị loại bỏ và nó được gọi đơn giản là Asmera. Ngày nay, vẫn còn một quận tên là Arbaete Asmera nằm ở phía đông bắc của thành phố. Cái tên Asmara là theo phiên bản tiếng Ý của thành phố được sử dụng bởi đa số người ngoại trừ ở Eritrea, trong khi cư dân đa ngôn ngữ của Eritrea và các dân tộc lân cận vẫn trung thành với cách phát âm gốc, Asmera. Nhà truyền giáo Remedius Prutky đã đi qua Asmera vào năm 1751, mô tả trong hồi ký của mình rằng, một nhà thờ được xây dựng bởi các linh mục Dòng Tên trước đó 130 năm vẫn còn nguyên vẹn.[7]

Asmera Ý sửa

Thế kỷ 19 thì Asmera vẫn là một ngôi làng nhỏ nhưng đã phát triển nhanh chóng sau khi bị thực dân Ý chiếm đóng vào năm 1889. Thống đốc Ferdinando Martini biến nó thành thành phố thủ đô của Eritrea thuộc địa vào năm 1900.[8]

Đầu thế kỷ 20, tuyến đường sắt Eritrea được xây dựng đến bờ biển đi qua thị trấn Ghinda dưới sự chỉ đạo của Carlo Cavanna. Hai trận động đất lớn xảy ra năm 19131915 nhưng rất may thành phố chỉ bị thiệt hại nhẹ.[9] Một cộng đồng lớn người Eritrea gốc Ý đã phát triển thành phố.[10] Theo điều tra dân số năm 1939 thì Asmera có dân số 98.000 người nhưng có 53.000 là người Ý. Chỉ có 75.000 người Ý sống trên toàn Eritrea biến thành phố thủ đô trở thành trung tâm lớn nhất của họ.[11] Chính vì vậy mà Asmera mang kiến trúc hiện đại đương đại Ý. Người châu Âu đã sử dụng Asmera như là nơi thử nghiệm các thiết kế mới.[12] Vào cuối những năm 1930, Asmera được gọi là Piccola Roma (Tiểu Roma).[13] Ngày nay, hơn 400 tòa nhà có nguồn gốc Ý và nhiều cửa hàng vẫn có tên tiếng Ý.

Vương quốc Ý đã đầu tư vào sự phát triển công nghiệp của Asmera và các khu vực xung quanh nhưng Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ đã ngăn chặn điều này.

Asmera đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ tháng 7 năm 2017 như là một ví dụ đặc biệt của chủ nghĩa đô thị hiện đại sớm vào đầu thế kỷ 20 và ứng dụng của nó trong bối cảnh châu Phi.[14]

Liên bang với Ethiopia sửa

Năm 1952, Liên hợp các quốc gia liên minh thuộc địa cũ dưới sự cai trị của người Ethiopia. Trong Liên hợp, Asmera không còn là thành phố thủ đô mà thủ đô đặt tại Addis Ababa cách nó hơn 1.000 kilômét (620 dặm) về phía nam. Ngôn ngữ của thành phố theo đó đã được thay đổi từ tiếng Tigrinya sang Amhara của người Ethiopia. Năm 1961, Hoàng đế Haile Selassie I đã chấm dứt thỏa thuận "liên bang" và tuyên bố lãnh thổ này là tỉnh thứ 14 của Đế quốc Ethiopia.[15] Đồng minh lớn nhất của Ethiopia là Hoa Kỳ. Thành phố này là nơi đặt trạm Kagnew của quân đội Hoa Kỳ từ năm 1943 đến năm 1977. Chiến tranh giành độc lập của Eritrea bắt đầu vào năm 1961 và kết thúc vào năm 1991, thành quả là sự độc lập của Eritrea. Asmera bị bỏ lại tương đối nguyên vẹn trong suốt cuộc chiến, cũng như phần lớn các vùng cao nguyên. Sau khi giành độc lập, Asmera lại trở thành thủ đô của Eritrea.

Địa lý sửa

Thành phố nằm ở độ cao 2.325 mét (7.628 foot) so với mực nước biển. Nó nằm trên vùng cao nguyên có xu hướng Bắc-Nam được gọi là Cao nguyên Eritrea, một phần mở rộng của Cao nguyên Ethiopia.

Khí hậu sửa

Asmara có hai kiểu khí hậu khác nhau là nhiệt đới xavanbán khô hạn.[16] Lượng mưa trung bình hàng năm là 483 mm. Thành phố có mùa hè ấm áp và mùa đông ôn hòa.[17]

Dữ liệu khí hậu của Asmara
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình cao °C (°F) 22.3 23.8 25.1 25.1 25.0 24.9 21.6 21.5 22.9 21.7 21.5 21.5 23,1
Trung bình ngày, °C (°F) 13.8 14.9 16.3 17.0 17.6 17.6 16.3 16.1 15.7 14.9 14.0 13.2 15,6
Trung bình thấp, °C (°F) 4.3 5.1 7.5 8.7 10.2 10.5 10.8 10.7 8.6 8.1 6.6 4.8 8,0
Lượng mưa, mm (inch) 3.7
(0.146)
2.0
(0.079)
14.6
(0.575)
33.4
(1.315)
41.1
(1.618)
38.5
(1.516)
174.9
(6.886)
155.6
(6.126)
15.6
(0.614)
15.4
(0.606)
20.4
(0.803)
3.4
(0.134)
518,6
(20,417)
Độ ẩm 54 48 46 49 48 48 76 80 59 63 66 61 58,2
Số ngày mưa TB (≥ 1.0 mm) 0 0 2 4 5 4 13 12 2 2 2 1 47
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 291.4 260.4 275.9 264.0 257.3 219.0 151.9 158.1 213.0 272.8 276.0 282.1 2.921,9
Số giờ nắng trung bình ngày 9.4 9.3 8.9 8.8 8.3 7.3 4.9 5.1 7.1 8.8 9.2 9.1 8,0
Nguồn #1: NOAA[18]
Nguồn #2: Meteo Climat[19]

Kiến trúc sửa

Thành phố này được biết đến với các tòa nhà đầu thế kỷ 20, bao gồm rạp chiếu phim Art Deco khánh thành vào năm 1937 được coi là một trong những ví dụ điển hình nhất về tòa nhà theo phong cách Art Deco trên thế giới; Tòa nhà Hưu trí châu Phi; Nhà thờ Enda Mariam trước đây là Nhà hát Opera cũ; tòa nhà mang kiến trúc Tương lai Fiat Tagrango; Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi mang kiến trúc La Mã Hồi sinh và Dinh Thống đốc Asmara mang kiến trúc Tân cổ điển. Thành phố được tô điểm bởi các biệt thựdinh thự thuộc địa Ý, nổi bật nhất có thể kể đến Tòa nhà Ngân hàng Thế giới. Hầu hết trung tâm Asmara được xây dựng từ năm 1935 đến 1941, vì vậy người Ý đã quản lý hiệu quả để xây dựng gần như toàn bộ thành phố chỉ trong sáu năm.[20] Vào thời điểm này, nhà độc tài Benito Mussolini đã có những kế hoạch lớn cho một Đế quốc La Mã thứ hai ở Châu Phi. Chiến tranh đã làm gián đoạn công việc, nhưng việc ông bơm tiền đã tạo ra Asmara ngày nay, được cho là biểu tượng của chủ nghĩa phát xít hoạt động và là một hệ thống chính quyền lý tưởng.

Thành phố thể hiện hầu hết các phong cách kiến ​​trúc đầu thế kỷ 20. Một số tòa nhà theo phong cách La Mã Hồi sinh như Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi trong khi một số biệt thự được xây dựng theo phong cách cuối thời Victoria. Ảnh hưởng nghệ thuật trang trí được tìm thấy trên khắp thành phố. Tinh hoa của chủ nghĩa lập thể có thể được tìm thấy ở Tòa nhà Hưu trí châu Phi và một bộ sưu tập nhỏ các tòa nhà. Fiat Tagrango cho thấy đỉnh cao của Chủ nghĩa Tương lai. Trong thời gian gần đây, một số tòa nhà chức năng đã được xây dựng đôi khi có thể làm hỏng bầu không khí của thành phố, nhưng chúng phù hợp với Asmara vì đây là một thành phố hiện đại.

Thành phố cũng là nơi đặt trụ sở của Tổng giám mục của Giáo hội Tewahedo Chính thống Eritrea mà nó đã trở thành Giám mục độc lập vào năm 1993. Nó đã được nâng lên thành Tổng giám mục vào năm 1998 với bậc là Tòa Thượng Phụ của Eritrea, ngang tầm với Giáo hội Tewahedo Chính thống Ethiopia. Asmara được biết đến là một thành phố hiện đại đặc biệt, không chỉ vì kiến ​​trúc của nó mà Asmara còn có nhiều đèn giao thông hơn Roma khi thành phố này đang được xây dựng. Thành phố kết hợp nhiều đặc điểm của một thành phố được quy hoạch. Tại đây có hơn 400 ví dụ về kiến trúc Ý, đường phố rộng, quảng trường với những quán cà phê. Trong khi các đại lộ được tô điểm bằng những cây cọ và shiba'kha. Có những tiệm bánh pizza phục vụ cappuccino và latte cũng như các cửa hàng kem và nhà hàng ẩm thực Eritrea Ý.

Tháng 7 năm 2017, Asmera trở thành thành phố hiện đại đầu tiên mà toàn bộ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.[21]

Hành chính sửa

Asmara được chia thành 13 quận hoặc khu vực hành chính. Các quận này được chia thành các khu vực Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông, Tây và Trung. Mười ba quận (Neous Zobas) là:

Bắc
  • Acria
  • Abbashaul
  • Edaga Hamus
Đông Bắc
  • Arbaete Asmara
Tây Bắc
  • Mai Temenai
  • Paradiso
Tây Nam
  • Sembel
Đông Nam
  • Kahawuta
  • Godaif
Trung
  • Maakel Ketema
Tây
  • Tiravolo
  • Tsetserat
Đông
  • Gheza Banda
  • Gejeret

Di sản thế giới sửa

Asmara được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào tháng 7 năm 2017, trở thành thành phố hiện đại đầu tiên trên thế giới mà toàn bộ được công nhận.[21] Thành phố có hàng ngàn công trình Nghệ thuật trang trí, thuyết vị lai, hiện đại và duy lý, được xây dựng trong thời kỳ Eritrea của Ý. Thành phố có biệt danh "La piccola Roma" ("tiểu Roma"), nằm ở độ cao hơn 2000 mét so với mực nước biển, và là một địa điểm lý tưởng để xây dựng do khí hậu tương đối mát mẻ; kiến trúc sư đã sử dụng kết hợp cả vật liệu Ý và địa phương. Một số tòa nhà đáng chú ý bao gồm Fiat Tagrango, nhà hát opera, khách sạn và rạp chiếu phim, chẳng hạn như Rạp chiếu phim Impero. UNESCO coi đây là một ví dụ đặc biệt của chủ nghĩa đô thị hiện đại sớm vào đầu thế kỷ 20 và ứng dụng của nó ở châu Phi.

Tham khảo sửa

  1. ^ “CIA - The World Factbook”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ “Sub-national HDI - Area Database - Global Data Lab”. hdi.globaldatalab.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2018.
  3. ^ Mark Byrnes An African City's Unusual Preservation Legacy Lưu trữ 2012-03-12 tại Wayback Machine Feb 08, 2012 Atlantic Cities
  4. ^ “Eritrea capital Asmera makes World Heritage list”. BBC News. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2017.
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2019.
  6. ^ Palin, Michael (2007). Eritrea. Chalfont St Peter, United Kingdom: Bradt Travel Guides Ltd. tr. 82. ISBN 978-1-84162-171-5.
  7. ^ J.H. Arrowsmith-Brown biên tập (1991). Prutky's Travels to Ethiopia and Other Countries. J.H. Arrowsmith-Brown biên dịch. London: Hakluyt Society. tr. 78.
  8. ^ Britannica, Asmara, britannica.com, USA, accessed on ngày 8 tháng 9 năm 2019
  9. ^ Ambraseys, Nicolas; Melville, C.P.; Adams, R.D. (1994). The Seismicity of Egypt, Arabia and the Red Sea: A Historical Review. Cambridge University Press. ISBN 0-521-39120-2.
  10. ^ Roman Adrian Cybriwsky, Capital Cities around the World: An Encyclopedia of Geography, History, and Culture, ABC-CLIO, USA, 2013, p. 19
  11. ^ “Benvenuto sul sito del Maitacli” (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2011.
  12. ^ “Asmara useful for experimenting with radical designs for Europeans”. Washington Times. ngày 15 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2010.
  13. ^ Italian architectural planification of Asmera (in Italian) p. 64-66
  14. ^ Asmara, the capital of Art Deco
  15. ^ Encyclopedia of Urban Cultures. Grolier Publishing Co. 2002.
  16. ^ “Climate Asmara – Temperature • Best time to visit • Weather”. Besttimetovisit.co.uk. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2020.
  17. ^ Semere, Soloman (ngày 23 tháng 12 năm 2005). “Groundwater study using remote sensing and geographic information systems (GIS) in the central highlands of Eritrea”. Hydrogeology Journal. 14 (5): 729–741. doi:10.1007/s10040-005-0477-y. S2CID 55130364.
  18. ^ “Asmara Climate Normals 1961–1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2015.
  19. ^ “Station Asmara” (bằng tiếng Pháp). Meteo Climat. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
  20. ^ “Reviving Asmara”. BBC Radio 3. ngày 19 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2006.
  21. ^ a b Wainwright, Oliver (ngày 8 tháng 7 năm 2017). “The Italian architecture that shaped new world heritage site Asmara”. The Guardian. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2017.

Thư mục sửa

  • Peter Volgger, Stefan Graf: "Architecture in Asmara. Colonial Origin and Postcolonial Experiences", DOM publishers, Berlin 2017,ISBN 978-3-86922-487-9.
  • Stefan Boness: "Asmara – Africa´s Jewel of Modernity". Jovis Verlag, Berlin 2016, ISBN 978-3-86859-435-5 (tiếng Đức và Anh).
  • Stefan Boness: "Asmara – The Frozen City". Jovis Verlag, Berlin 2006. 96 pages. ISBN 3-936314-61-6 (tiếng Đức và Anh).
  • Edward Denison, Guang Yu Ren, Naigzy Gebremedhin, Guang Yu Ren, Asmara: Africa's Secret Modernist City (2003) ISBN 1-85894-209-8.
  • Gianluca Rossi, Renzo Martinelli inviato de "La Nazione", 2009, ISBN 978-88-7255-356-5.

Liên kết ngoài sửa