Bộ Tư pháp (Việt Nam)

cơ quan công quyền của Việt Nam
(Đổi hướng từ Bộ Tư pháp Việt Nam)

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.[2]

Bộ Tư pháp
Chính phủ Việt Nam
Biểu trưng Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng đương nhiệm
TS. Lê Thành Long
từ 9 tháng 4 năm 2016

Bổ nhiệm bởiChủ tịch nước Việt Nam
Nhiệm kỳ5 năm
Thành lập28 tháng 8 năm 1945
Bộ trưởng đầu tiênVũ Trọng Khánh
Ngân sách 20233.167.422 triệu đồng[1]
Thứ trưởngNguyễn Khánh Ngọc
Đặng Hoàng Anh
Nguyễn Thanh Tịnh
Mai Lương Khôi
Tình trạng   Đang hoạt động   
Địa chỉSố 60 Đường Trần Phú, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Điện thoại024.62739718
Fax024.62739359
Websitehttps://moj.gov.vn/Pages/home.aspx

Lịch sử[3]Sửa đổi

Bộ Tư pháp là một trong 13 bộ đầu tiên trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945 và ra mắt ngày 2 tháng 9 năm 1945. Bộ trưởng đầu tiên là Vũ Trọng Khánh.

Ngày 14 tháng 7 năm 1960, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II thông qua Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ. Theo luật, trong số 20 bộ và cơ quan ngang bộ được quy định không có Bộ Tư pháp.

Ngày 14 tháng 9 năm 1972, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết thành lập Ủy ban Pháp chế trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Chủ nhiệm Ủy ban đầu tiên là Trần Công Tường.

Ngày 4 tháng 7 năm 1981, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VII thông qua danh sách các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, trong đó có Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp được tái lập.

Chức năng nhiệm vụSửa đổi

Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.[2]

Lãnh đạo hiện naySửa đổi

  1. Nguyễn Khánh Ngọc
  2. Đặng Hoàng Oanh (sinh năm 1968, Hà Nội), nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp.
  3. Nguyễn Thanh Tịnh (1970), nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  4. Mai Lương Khôi (1967), nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án Dân sự, Bộ Tư pháp.

Tổ chức ĐảngSửa đổi

Cơ cấu tổ chức[4]Sửa đổi

Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nướcSửa đổi

Các đơn vị sự nghiệpSửa đổi

Bộ trưởng qua các thời kỳSửa đổi

Thứ trưởng qua các thời kỳSửa đổi

Xem thêmSửa đổi

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2023”. chinhphu.vn.
  2. ^ a b “CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ”.
  3. ^ “Biên niên sử ngành tư pháp”.
  4. ^ dulieuphapluat.vn. “Nghị định 98/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp”. dulieuphapluat. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoàiSửa đổi