Bukhara
Bukhara (Uzbek Latin: Buxoro; Uzbek Cyrillic: Бухорo; Ba Tư: بخارا) là thành phố thủ phủ của tỉnh Bukhara thuộc Uzbekistan. Nó nổi tiếng là nơi giàu có các di tích lịch sử với khoảng 140 di tích kiến trúc.[1] Đây là thành phố lớn thứ năm của đất nước với dân số là 247.644 người tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2016.[2] Con người đã sinh sống ở khu vực xung quanh Bukhara trong ít nhất 5.000 năm và thành phố đã tồn tại trong nửa quãng thời gian đó. Tiếng mẹ đẻ của phần lớn người dân Bukhara là Tajik.[3] Nằm trên Con đường tơ lụa, từ lâu thành phố này đã phục vụ như một trung tâm thương mại, giáo dục, văn hóa và tôn giáo. UNESCO đã công nhận Trung tâm lịch sử của Bukhara với nhiều Nhà thờ Hồi giáo và Madrasa là Di sản thế giới từ năm 1993.[4]
Bukhara Buxoro / Бухоро | |
---|---|
Vị trí ở Uzbekistan | |
Quốc gia | Uzbekistan |
Tỉnh | Bukhara |
Thành lập | Thế kỷ 6 TCN |
Nhắc tới lần đầu | Năm 500 |
Chính quyền | |
• Kiểu | Hành chính |
• Hakim (Thị trưởng) | Qiyomiddin Rustamov |
Diện tích | |
• Thành phố | 39,4 km2 (152 mi2) |
Độ cao | 225 m (738 ft) |
Dân số (2009) | |
• Thành phố | 263.400 |
• Mật độ | 670/km2 (1,700/mi2) |
• Đô thị | 283.400 |
• Vùng đô thị | 328.400 |
Múi giờ | GMT +5 |
Mã bưu chính | 2001ХХ |
Biển số xe | 20 (trước 2008) 80-84 (2008 về sau) |
Thành phố kết nghĩa | Lahore, Santa Fe, Rueil-Malmaison, Bonn, Córdoba, Malatya, Nishapur, Samarkand, Khujand, İzmir, Vladimir |
Trang web | http://www.buxoro.uz/ |
Tên chính thức | Trung tâm lịch sử Bukhara |
Loại | Văn hóa |
Tiêu chuẩn | ii, iv, vi |
Đề cử | 1993 |
Số tham khảo | 602 |
Quốc gia | Uzbekistan |
Vùng | Châu Á và châu Đại Dương |
Lịch sử
sửaLịch sử của Bukhara kéo dài hàng thiên niên kỷ và hiện là thủ phủ của tỉnh Bukhara. Nằm trên con đường tơ lụa, thành phố này từ lâu đã là một trung tâm thương mại, giáo dục, văn hóa và tôn giáo. Trong thời kỳ hoàng kim của mình dưới thời Đế quốc Samanid,[5] Bukhara trở thành một trung tâm trí tuệ lớn của thế giới Hồi giáo chỉ sau Baghdad. Trung tâm lịch sử Bukhara là nơi chứa nhiều nhà thờ Hồi giáo và trung tâm giáo dục Madrasa đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Đế quốc Samanid đã chiếm được Bukhara vào năm 903, lúc bấy giờ đang là thủ đô của Đại Khorasan.[6] Thành Cát Tư Hãn bao vây Bukhara trong 15 ngày vào năm 1220.[7][8] Là một trung tâm thương mại quan trọng, Bukhara là nơi sinh sống của một cộng đồng thương nhân Ấn Độ thời Trung Cổ tới từ thành phố Multan (Pakistan ngày nay), những người được ghi nhận đã sở hữu đất đai trong thành phố.[9]
Thành phố cũng là kinh đô cuối cùng của Tiểu Vương quốc Bukhara và bị Hồng quân bao vây trong cuộc Nội chiến Nga. Trong chiến dịch Bukhara năm 1920, một đội quân là những Hồng quân Liên Xô có kỷ luật, được trang bị tốt dưới sự chỉ huy của tướng Mikhail Vasilyevich Frunze đã tấn công thành phố. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1920, quốc vương Alim Khan đã trốn sang Dushanbe ở Đông Bukhara và sau đó là sang Kabul ở Afghanistan. Vào ngày 2 tháng 9 năm 1920, sau bốn ngày chiến đấu, tòa thành cổ của vương quốc đã bị phá hủy và lá cờ đỏ được giương lên từ đỉnh Tháp giáo đường Kalyan. Ngày 14 tháng 9 năm 1920, Ủy ban Cách mạng Bukhara được thành lập, đứng đầu là A. Mukhitdinov và Chính phủ Hồi giáo Hội đồng Nhân dân dưới sự chủ trì của Fayzulla Khodzhayev.
Nước Cộng hòa Xô viết Nhân dân Bukhara tồn tại từ năm 1920 đến 1925 khi thành phố đã được sáp nhập vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Uzbekistan. Sir Fitzroy Maclean khi đó là một nhà ngoại giao trẻ tuổi tại Đại sứ quán Anh ở Moskva đã có một chuyến thăm bí mật đến Bukhara vào năm 1938, ngắm cảnh và ngủ lại trong công viên. Trong cuốn hồi kỳ của mình, ông đánh giá đây là một "thành phố đầy mê hoặc" với những tòa nhà mang kiến trúc đẹp nhất thời Phục hưng Ý. ào nửa cuối thế kỷ 20, Xung đột Afghanistan và Nội chiến Tajikistan đã đẩy những người tị nạn nói tiếng Dari và Tajik đến Bukhara và Samarkand. Sau khi hòa nhập với cộng đồng người nói tiếng Tajik địa phương, thành phố này đã phải đối mặt với phong trào đòi sáp nhập vào Tajikistan.[10]
Khí hậu
sửaBukhara có khí hậu sa mạc lạnh (phân loại khí hậu Köppen BWk). Lượng mưa trung bình hàng năm là 135 mm (5,31 inch).
Dữ liệu khí hậu của Bukhara | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Trung bình ngày tối đa °C (°F) | 6.6 (43.9) |
10.1 (50.2) |
16.4 (61.5) |
24.5 (76.1) |
30.4 (86.7) |
35.9 (96.6) |
37.2 (99.0) |
35.5 (95.9) |
29.9 (85.8) |
22.9 (73.2) |
15.5 (59.9) |
8.4 (47.1) |
22.8 (73.0) |
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) | −2.5 (27.5) |
−0.6 (30.9) |
4.2 (39.6) |
10.2 (50.4) |
15.0 (59.0) |
19.4 (66.9) |
21.2 (70.2) |
18.9 (66.0) |
12.9 (55.2) |
6.7 (44.1) |
2.3 (36.1) |
−1.2 (29.8) |
8.9 (48.0) |
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) | 19.1 (0.75) |
18.9 (0.74) |
29.5 (1.16) |
20.1 (0.79) |
12.4 (0.49) |
1.8 (0.07) |
0.7 (0.03) |
0.2 (0.01) |
1.0 (0.04) |
2.0 (0.08) |
12.0 (0.47) |
17.3 (0.68) |
135 (5.31) |
Số ngày giáng thủy trung bình | 10 | 10 | 10 | 8 | 7 | 2 | 1 | 1 | 1 | 4 | 7 | 9 | 70 |
Độ ẩm tương đối trung bình (%) | 80 | 75 | 72 | 59 | 46 | 38 | 40 | 44 | 48 | 56 | 64 | 79 | 58 |
Nguồn 1: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Uzbekistan[11] | |||||||||||||
Nguồn 2: Deutscher Wetterdienst (đo độ ẩm)[12] |
Giao thông vận tải
sửaSân bay quốc tế Bukhara thường xuyên có các chuyến bay đến các thành phố khác của Uzbekistan và Nga. Thành phố cách biên giới với Turkmenistan khoảng 80 km với tuyến Đường cao tốc M37 dẫn đến Tükmenabat và xa hơn nữa là Ashgabat. Thành phố này cũng được phục vụ bởi các tuyến đường sắt kết nối với phần còn lại của Uzbekistan và là trung tâm của các tuyến đường bộ dẫn đến tất cả các thành phố lớn ở Uzbekistan và xa hơn nữa, bao gồm cả thành phố Mazar-i-Sharif ở Afghanistan thông qua Đường cao tốc M39. Thành phố Samarkand cách Bukhara 215 km về phía đông.
Thành phố kết nghĩa
sửaXem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Города Узбекистана, Таш.. 1965; Ашуров Я. С., Гелах Т. Ф., Камалов У. Х., Бухара, Таш., 1963; Сухарева О. А., Бухара XIX—начала XX вв., М., 1966; Пугаченкова Г. А., Самарканд, Бухара, 2 изд., [М, 1968]; Бухара. Краткий справочник, 4 изд., Таш., 1968. (tiếng Nga)
- ^ “Uzbekistan - Largest Cities”. GeoNames. GeoNames. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2016.
- ^ Rahim Masov, The History of the Clumsy Delimitation, Irfon Publ. House, Dushanbe, 1991 (tiếng Nga). English translation: The History of a National Catastrophe, transl. Iraj Bashiri, 1996.
- ^ “21 World Heritage Sites you have probably never heard of”. Daily Telegraph.
- ^ “Information about Bukhara”. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2013.
- ^ Sen, Sailendra (2013). A Textbook of Medieval Indian History. Primus Books. tr. 62. ISBN 978-9-38060-734-4.
- ^ "Genghis Khan and the Mongol Empire – The Brake on Islam" at History of the World Lưu trữ 2018-08-13 tại Wayback Machine
- ^ Battutah, Ibn (2002). The Travels of Ibn Battutah. London: Picador. tr. 141, 313. ISBN 9780330418799.
- ^ Levi, Scott (2016). “Caravans: Punjabi Khatri Merchants on the Silk Road”. Penguin UK. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2017.
- ^ Sengupta, Anita (2003). The Formation of the Uzbek Nation-State: A Study in Transition. Lexington Books. tr. 256–257.
- ^ “Average monthly data about air temperature and precipitation in 13 regional centers of the Republic of Uzbekistan over period from 1981 to 2010”. Centre of Hydrometeorological Service of the Republic of Uzbekistan (Uzhydromet). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
- ^ “Klimatafel von Buchara / Usbekistan” (PDF). Baseline climate means (1961–1990) from stations all over the world (bằng tiếng Đức). Deutscher Wetterdienst. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2019.
- ^ “Twin towns - Sister Cities to Central Asia Countries and Caucasus”. www.orexca.com. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2021.
Thư mục
sửa- Gibb, H. A. R. (1923). The Arab Conquests in Central Asia. London: The Royal Asiatic Society. OCLC 685253133.
- Shaban, M. A. (1979). The 'Abbāsid Revolution. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-29534-3.
- Bosworth, C.E. (1986). “Ḳutayba b. Muslim”. The Encyclopedia of Islam, New Edition, Volume V: Khe–Mahi. Leiden and New York: BRILL. tr. 541–542. ISBN 90-04-07819-3.
- B. A. Litvinsky, Ahmad Hasan Dani (1996). History of Civilizations of Central Asia: The crossroads of civilizations, A.D. 250 to 750. UNESCO. tr. 1–569. ISBN 9789231032110.
Đọc thêm
sửa- Moorcroft, W. and Trebeck, G. (1841). Travels in the Himalayan Provinces of Hindustan and the Panjab; in Ladakh and Kashmir, in Peshawar, Kabul, Kunduz, and Bokhara... from 1819 to 1825, Vol. II. Reprint: New Delhi, Sagar Publications, 1971.
Liên kết ngoài
sửa- Through the Lens—the Silk Road Then and Now
- Forbes, Andrew, & Henley, David: Timur's Legacy: The Architecture of Bukhara and Samarkand (CPA Media).
- UNESCO World Heritage list: Historic Centre of Bukhara
- Audio interview with Bukhara resident about life in Bukhara
- Chisholm, Hugh biên tập (1911). Encyclopædia Britannica. 4 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 157–158. .